Giới thiệu đến các bạn bài viết: Ruộng bậc thang lên đến tầng trời (Lê Vũ Trường Giang); Đọc hiểu Ruộng bậc thang lên đến tầng trời (Lê Vũ Trường Giang) (4 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: ruộng bậc thang lên đến tầng trời ; đọc hiểu ruộng bậc thang lên đến tầng trời
Phần 1. Đọc hiểu ruộng bậc thang lên đến tầng trời ; đọc hiểu ruộng bậc thang lên đến tầng trời
Đọc đoạn trích sau từ văn bản Ruộng bậc thang lên đến tầng trời và thực hiện các yêu cầu:
Người H’Mông ở La Pán Tẩn và cả Mù Cang Chải một năm chỉ làm một vụ lúa duy nhất và thi vị thay cái ăn của cả một năm trời lại được bắt đầu từ một nụ hoa. Khi cái lạnh vơi đi, những đóa hoa Tớ Rảy nở hồng rực một khoảng rừng ấy là báo hiệu mùa đổ nước sắp bắt đầu. Người H’Mông gọi Tớ Rảy là hoa đào Mông. Trong một bài hát H’Mông có nhắc đến 99 bông hoa Tớ Rảy, có một bông hoa nở, vụ mùa vào sớ, đẹp cả lá gan. Mùa nước đổ, cả thung lũng như những toan tranh in hình trời mây trên ruộng nước. Rồi khi lúa gieo, màu xanh của mạ non nhuộm thắm cả khoảng núi đồi. Và hôm nay, ruộng bậc thang một rừng vàng óng mượt vươn lên tận trời đang trải thảm dưới chân chúng tôi.
(Lê Vũ Trường Giang, Đi như là ở lại, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr. 247)
Câu 1. Theo em, từ ngữ nào cho thấy sự xuất hiện trực tiếp của người viết trong khi miêu tả cảnh vật và cuộc sống lao động của người H’Mông?
Câu 2. Sự xuất hiện dày đặc của các danh từ riêng trong đoạn trích có tác dụng gì?
Câu 3. Tìm những chi tiết miêu tả ruộng bậc thang của người H’Mông. Nhận xét về trình tự miêu tả của người viết. Trình tự ấy có tác dụng gì trong việc tái hiện đối tượng miêu tả?
Câu 4. Đoạn trích gợi cho em suy nghĩ về đời sống của người H’Mông ở La Pán Tẩn và Mù Cang Chải?
Phần 2. Làm văn ruộng bậc thang lên đến tầng trời ; đọc hiểu ruộng bậc thang lên đến tầng trời
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1. Kể về một kỉ niệm mà em nhớ nhất về thầy giáo hoặc cô giáo cũ của mình.
Đề 2. Tả một phiên chợ mà em biết.
Gợi ý làm bài ruộng bậc thang lên đến tầng trời ; đọc hiểu ruộng bậc thang lên đến tầng trời
Phần 1. Đọc hiểu ruộng bậc thang lên đến tầng trời ; đọc hiểu ruộng bậc thang lên đến tầng trời
Câu 1. Trong đọn trích, cụm từ: … đang trải thảm dưới chân chúng tôi cho thấy sự xuất hiện trực tiếp của người viết trong khi miêu tả cảnh vật và cuộc sống lao động của người H’Mông.
Câu 2. Trong đoạn trích, có sự xuất hiện dày của các danh từ riêng: H’Mông, La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tớ Rảy, Mông có tác dụng định danh: đối tượng, phạm vi không gian, sự vật giúp cho sự miêu tả trở nên cụ thể, chính xác, có thật.
Câu 3.
– Những chi tiết miêu tả ruộng bậc thang của người H’Mông:
+ … cả thung lũng như những toan tranh in hình trời mây trên ruộng nước.
+ … màu xanh của mạ non nhuộm thắm cả khoảng núi đồi.
+ … ruộng bậc thang một rừng vàng óng mượt vươn lên tận trời đang trải thảm dưới chân chúng tôi.
– Ruộng bậc thang của người H’Mông được người viết miêu tả theo trình tự thời gian. Tác dụng: miêu tả nổi bật sự chuyển biến, thay đổi theo thời gian của sự vật. Bắt đầu từ mùa đổ nước đến lúc mạ xanh non và cuối cùng là lúa chín vàng. Trình tự miêu tả ấy còn gợi ấn tượng về thành quả lao động cực nhọc nhưng đầy say mê, sáng tạo của con người nơi đây. Mặt khác, nó cũng giúp người viết bộc lộ được cái nhìn sát sạt về đối tượng miêu tả và niềm vui khi được dõi theo bước đi của thiên nhiên và cảm phục thành quả lao động tuyệt vời của người H’Mông.
Câu 4. Suy nghĩ về đời sống của người H’Mông ở La Pán Tẩn và Mù Cang Chải:
– Đời sống vật chất hòa quyện với đời sống tinh thần.
– Người H’Mông có kĩ thuật làm ruộng bậc thang độc đáo, nương theo với nhịp vận hành của trời đất, biểu lộ một tâm thức thuận theo tự nhiên, coi trọng tự nhiên.
– Họ cũng có thế giới nội tâm phong phú, nhạy cảm, có cái nhìn đầy tinh tế về thiên nhiên và sở hữu một đời sống nghệ thuật sinh động.
Phần 2. Làm văn ruộng bậc thang lên đến tầng trời ; đọc hiểu ruộng bậc thang lên đến tầng trời
Đề 1 ruộng bậc thang lên đến tầng trời ; đọc hiểu ruộng bậc thang lên đến tầng trời
a. Yêu cầu về kiểu bài
– Kiểu bài kể chuyện.
– Kể lại một kỷ niệm với thầy, cô giáo của mình.
b. Yêu cầu về nội dung
– Lựa chọn được ngôi kể: Kể theo ngôi thứ nhất.
– Giới thiệu được sự việc định kể (sự việc gì, xảy ra ở thời điểm nào, với ai, cảm xúc của em về sự việc đó).
– Kể lại theo một trình tự thời gian, không gian bằng hồi tưởng của em (nhưng phải tôn trọng những gì em đã trải nghiệm và lựa chọn được những chi tiết tiêu biểu về nhân vật, về sự việc…để làm nổi bật dụng ý câu chuyện).
Kết quả của sự việc và những suy nghĩ và cảm xúc của em về sự việc đó (những suy nghĩ sâu sắc, vì sao em không thể nào quên).
c. Yêu cầu về diễn đạt
– Cần tạo được giọng kể riêng, với sắc thái giọng phù hợp với nội dung câu chuyện. Tạo ra được các lời kể, bao gồm lời người kể chuyện và lời đối thoại, độc thoại của các nhân vật…
– Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…
d. Yêu cầu về sự kết hợp các phương thức biểu đạt
Cần kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm xen vào mạch tự sự, cũng có thể các yếu tố nghị luận như là những suy ngẫm, triết lí, bài học về kỷ niệm của em và thấy, cô giáo cũ.
đ. Yêu cầu về bố cục ruộng bậc thang lên đến tầng trời ; đọc hiểu ruộng bậc thang lên đến tầng trời
Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.
Đề 2 ruộng bậc thang lên đến tầng trời ; đọc hiểu ruộng bậc thang lên đến tầng trời
a. Yêu cầu về kiểu bài
– Kiểu bài miêu tả.
– Tả cảnh sinh hoạt.
b. Yêu cầu về nội dung
– Phải làm rõ đó là phiên chợ ở thôn quê hoặc phiên chợ ở thành phố. Diễn ra vào thời gian nào? Quang cảnh phiên chợ ra sao?
– Tả chỉ tiết một số gian hàng tiêu biểu nhằm gợi tả được vẻ riêng của phiên chợ đó.
– Cảm xúc của em về phiên chợ
c. Yêu cầu về diễn đạt
Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu…
d. Yêu cầu về sự kết hợp các phương thức biểu đạt
Cần kết hợp các phương thức tả miêu tả và tự sự.
đ. Yêu cầu về bố cục ruộng bậc thang lên đến tầng trời ; đọc hiểu ruộng bậc thang lên đến tầng trời
Bài văn phải đảm bảo bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài. Các đoạn văn trong bài phải thể hiện đúng hình thức và nội dung mà để bài yêu cầu.