Giới thiệu đến các bạn bài viết: Cô Tô ; Cô Tô Nguyễn Tuân ; Đọc hiểu Cô Tô (Nguyễn Tuân) (4 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: cô tô ; cô tô nguyễn tuân ; đọc hiểu cô tô
Đọc đoạn trích từ văn bản Cô Tô và thực hiện các yêu cầu:
Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi quăng vào. Chỗ bãi đá nuôi sâu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào. Sau trận bão, hôm nay hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho 18 thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền. Anh quẩy nước bên bờ giếng, tôi né ra một bên. Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp, chỉ để uống. Vo gạo thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo gạo bằng nước biển thôi”.
Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng nước ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về. Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
(Nguyễn Tuân, Ngữ văn 6, tập 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 120)
Câu 1. Đoạn trích thuộc thể loại gì? Chỉ ra một chi tiết cho thấy người viết trực tiếp tham gia vào sự việc được kể, tả.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép so sánh có trong đoạn trích.
Câu 3. Đoạn trích cho em biết điều gì về không khí chuẩn bị ra khơi của ngư dân trên đảo Cô Tô?
Câu 4. Lời tâm sự của anh Châu Hòa Mãn gợi cho em suy nghĩ gì về tinh thần động của ngư dân trên đảo Cô Tô?
Gợi ý làm bài. cô tô ; cô tô nguyễn tuân ; đọc hiểu cô tô
Câu 1. cô tô ; cô tô nguyễn tuân ; đọc hiểu cô tô
Đoạn trích thuộc thể loại du kí. Chi tiết: Anh quẩy nước bên bờ giếng, tôi né ra một bên chứng tỏ người viết trực tiếp tham gia vào sự việc được kể, tả.
Câu 2. cô tô ; cô tô nguyễn tuân ; đọc hiểu cô tô
– Phép so sánh: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
– Đây là một hình ảnh so sánh thật đặc sắc, nhiều tầng bậc, với các cặp so sánh: biển cả – người mẹ hiền ; biển cho tôm cá – mẹ mớm thức ăn cho con ; ngư dân trên đảo – lũ con lành của biển.
– Phép so sánh, trước hết gợi tả sinh động cuộc sống yên bình, nảy nở, sinh sôi của ngư dân trên đảo Cô Tô. Biển cả không dữ dằn, đe dọa mà nhân hậu, bao dung với con người. Biển cả hào phóng ban tặng cho con người nguồn tài nguyên phong phú, cho con người cảm giác no đủ, ấm êm. Biển cả là mẹ hiền, ngư dân là lũ con lành, gợi cảm giác hài hòa, bao bọc, chở che.
– Mặt khác, hình ảnh so sánh cũng bộc lộ ân tình đặc biệt của tác giả đối với vẻ đẹp của biển đảo quê hương và tôn vinh hình ảnh người chài cá, đang ngày đêm miệt mài, hăng say lao động, làm giàu cho đất nước.
Câu 3. cô tô ; cô tô nguyễn tuân ; đọc hiểu cô tô
Đoạn trích tái hiện sinh động không khí nhộn nhịp, khẩn trương của người chài cá chuẩn bị cho chuyến đi xa. Những ngư dân lấy nước ngọt dự trữ lên thuyền, nhiều thuyền lớn thuyền nhỏ đang chuẩn bị ra khơi.
Câu 4.
– Lời tâm sự của anh Châu Hòa Mãn: Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp, chỉ để uống. Vo gạo thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo gạo bằng nước biển thôi.
– Lời tâm sự thành thực, tự nhiên này của anh hùng Châu Hòa Mãn, giúp người đọc hình dung được hành trình lao động vất vả, nhọc nhằn của ngư dân trên biển. Khoảng cách được đo bằng cảm giác xa lắm, thời gian được ước lượng có khi mười ngày mới về, còn sự quý giá của từng ngụm nước ngọt giữa muôn trùng biển mặn được nói tới qua hành động: vo gạo cũng bằng nước biển thôi. Ở đây, ta thấy Nguyễn Tuân có vẻ kiệm lời, ông như muốn để cho câu nói của người chài cá tự vang lên những dư âm… Những anh hùng của đất nước nơi biển khơi hiểu rõ mọi khó khăn, thiếu thốn mà mình đối mặt nhưng cũng dư sẵn tinh thần chịu đựng gian khổ, bám trụ khơi xa bằng tất cả niềm hân hoan của con người lao động làm chủ biển trời quê hương yêu dấu.