Giới thiệu đến các bạn bài viết: Hang Én ; Đọc hiểu Hang Én ; Hang Én Hà My (4 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề:
Đọc đoạn trích từ văn bản Hang Én và thực hiện các yêu cầu:
Lòng hang Én phía trước, nơi rộng nhất khoảng 110 m², có thể chứa được hàng trăm người. Trần hang đẹp như mái vòm của một thánh đường, nơi cao nhất tương đương với tòa nhà bốn mươi tầng (120 m). Cửa thứ hai thông lên mặt đất như cái giếng trời khổng lồ đón khí trời và ánh sáng. Quãng sông ngầm đỗ lại êm đềm trước thềm hang chính, len lỏi quanh các hang phụ chừng 4 km, rồi đổ ra cửa hang sau. Ở hang chính, bờ sông cát mịn thoải dần, nước mát lạnh, trong veo, đáy toàn sỏi, đá đã bào nhẵn tạo thành một bãi tắm thiên nhiên hoàn hảo. Nghe nói thời xa xưa, tộc người A-rem đã sống trong hang Én. Trứng chim từng là một nguồn thực phẩm của họ. Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội “ăn én”. Cũng nghe kể rằng, trong bản A-rem vẫn còn một vài người có bàn chân mỏng, ngón dẹt – dấu tích của bao nhiều thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét.
(Hà My, Ngữ văn 6, tập 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 125)
Câu 1. Chỉ ra một dấu hiệu cho thấy đoạn trích thuộc thể loại du kí.
Câu 2. Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong câu vẫn in đậm.
Câu 3. Các từ ngữ: thánh đường, giếng trời, khí trời, ánh sáng, bờ sông, cát mịn, bãi tắm gợi cho em ấn tượng gì?
Câu 4. Cách nói: nghe nói thời xa xưa…, cũng nghe kể rằng… của người viết gợi cho em cảm nhận gì về người A-rem và cuộc sống của họ?
Hướng dẫn làm bài hang én ; đọc hiểu hang én ; hang én hà my
Câu 1. hang én ; đọc hiểu hang én ; hang én hà my
Những số liệu cụ thể và những ấn tượng trực tiếp mà người viết thu nhận được là dấu hiệu cho thấy đoạn trích này nói riêng, văn bản Hang Én nói chung, thuộc thể loại du ký.
Câu 2. hang én ; đọc hiểu hang én ; hang én hà my
Dấu ngoặc kép trong đoạn trích được dùng để đánh dấu tên một lễ hội của người A-rem.
Câu 3. hang én ; đọc hiểu hang én ; hang én hà my
Các từ ngữ: thánh đường, giếng trời, khí trời, ánh sáng, bờ sông, cát mịn, bãi tắm gợi cho độc giả ấn tượng về một khung cảnh tuyệt đẹp, nguyên sơ, tươi mát, tinh khôi, là nơi con người có thể trú ẩn an toàn.
Câu 4.
Cách nói, nghe nói thời xa xưa…, cũng nghe kể rằng… của người viết gợi cho người đọc cảm giác được nghe kể về một tộc người từng tồn tại ở hang Én tự nghìn xưa, với những đặc điểm riêng biệt trong cách tổ chức đời sống cùng những dấu tích của lao động, chứa đầy sắc màu kì lạ, huyền hoặc, bí ẩn… Cách nói ấy cũng đem tới sự ngạc nhiên thú vị về sự phong phú của đời sống con người, đồng thời, gieo vào lòng độc giả những suy ngẫm sâu xa đối với bảng màu đa dạng của các cộng đồng dân tộc Việt Nam.