Giới thiệu đến các bạn bài viết: Trên cánh đồng quê (Đỗ Vinh); Trên cánh đồng quê Đỗ Vinh ; Đọc hiểu Trên cánh đồng quê (Đỗ Vinh) (4 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: trên cánh đồng quê ; trên cánh đồng quê đỗ vinh ; đọc hiểu trên cánh đồng quê

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

TRÊN CÁNH ĐỒNG QUÊ

Cuối ngày

đủng đỉnh trâu về

Cưỡi trâu

cười cả con đê cỏ vàng

Hai sừng đã chạm cổng làng

Bốn chân

bì bõm chưa sang khỏi chiều.

Cái đuôi

sau rốt vòng vèo

Còn vung vẩy nốt

chút heo may đồng.

(Đỗ Vinh, Hương rừng thơm đồi vắng, Nguyễn Hữu Quý chọn lọc, Nxb Kim Đồng, 2011, tr. 3)

Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ gì? Về dòng thơ, bài thơ có điểm gì độc đáo?

Câu 2. Các từ in đậm thuộc kiểu từ loại gì? Những từ ngữ ấy giúp em hình dung như thế nào về hoạt động của con trâu trong khoảnh khắc cuối ngày?

Câu 3. Viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về hình tượng nhân vật trữ tình.

Câu 4. Hãy chép một khổ thơ viết cùng đề tài trên mà em biết.

trên cánh đồng quê ; trên cánh đồng quê đỗ vinh ; đọc hiểu trên cánh đồng quê

Gợi ý làm bài trên cánh đồng quê ; trên cánh đồng quê đỗ vinh ; đọc hiểu trên cánh đồng quê

Câu 1. trên cánh đồng quê ; trên cánh đồng quê đỗ vinh ; đọc hiểu trên cánh đồng quê

Bài thơ viết theo thể lục bát. Tuy nhiên, trên các dòng thơ, có hiện tượng vắt dòng độc đáo, phá vỡ mô hình dòng 6 tiếng, dòng 8 tiếng, luân phiên từng cặp của thơ lục bát truyền thống.

Ở đây, dòng 6 thứ nhất ngắt thành hai dòng (một dòng 2 tiếng, một dòng 4 tiếng), dòng 8 thứ hai ngắt thành hai dòng (một dòng 2 tiếng, một dòng 6 tiếng), dòng 8 thứ tư ngắt thành 2 dòng (một dòng hai tiếng, một dòng sáu tiếng), dòng 6 thứ năm ngất thành hai dòng (một dòng 2 tiếng, một dòng 4 tiếng) và dòng 8 cuối cùng ngắt thành hai dòng (mỗi dòng 4 tiếng). Chính yếu tốt ngắt dòng trên bề mặt văn bản này tạo nên sự độc đáo cho bài thơ Trên cánh đồng quê của Đỗ Vinh.

Câu 2. trên cánh đồng quê ; trên cánh đồng quê đỗ vinh ; đọc hiểu trên cánh đồng quê

Các từ: đủng đỉnh, bì bõm, vòng vèo, vung vẩy thuộc từ loại động từ. Chúng gợi tả hoạt động của con trâu trong khoảnh khắc cuối ngày, trên con đường từ cánh đồng làng trở về chuồng. Bước chân trâu thập thững, khoan thai, đũng đĩnh sau một ngày gặm cỏ thỏa thuê. Sừng trâu đã chạm vào cổng làng rồi mà dường như bước chân còn nguyên cảm giác bì bõm lội bùn, cái đuôi chừng như muốn vòng vèo, vung vẩy, cố nấn níu thêm thoáng heo may se dịu nơi đồng đất quê nhà. Các động từ đã nhân cách hóa hình tượng con trâu, làm cho sự vật miêu tả trở thành một sinh thể sống động, với nhiều trạng thái, chứa đựng những xúc cảm bình dị, gần gũi, trong lành.

trên cánh đồng quê ; trên cánh đồng quê đỗ vinh ; đọc hiểu trên cánh đồng quê

Câu 3. trên cánh đồng quê ; trên cánh đồng quê đỗ vinh ; đọc hiểu trên cánh đồng quê

Viết đoạn văn cảm nhận về hình tượng nhân vật trữ tình.

Nhân vật trữ tình của bài thơ là một cậu bé chăn trâu. Trong khoảnh khắc cuối ngày, cậu cưỡi trên lưng trâu đủng đỉnh về làng. Lưng trâu nhỏ bé nhưng có cảm giác lớn rộng mênh mông như con đê nhuộm vàng sắc nắng. Một ngày chăn trâu đã vãn trong nỗi niềm lưu luyến, bâng khuâng. Sừng trâu đã chạm cổng làng mà dường như bước chân trâu còn bì bõm lội bùn, cái đuôi trâu còn vòng vèo, vung vẩy thoáng heo may đồng ruộng. Bài thơ như một bức tranh kí họa, ghi lại niềm vui bình dị, an lành của cậu bé chăn trâu, cũng là hình ảnh thân thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam, từ nhiều đời nay.

Câu 4.  

a)

Chân trâu đốt lửa trên đồng

Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều

Mải mê đuổi một con diều

Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.

(Đồng Đức Bốn, Chăn trâu đốt lửa)

b)

Làng quê lúa gặt xong rồi

Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng

Chiều lên lặng ngắt bầu không

Trâu ai no cỏ thả rông bên trời.

(Trần Đăng Khoa, Đồng quê)

c) 

Đàn chim sẽ nép mình qua kẻ sậy

Tia nắng hồng đốt cháy hạt sương trong

Con trâu đen chúi mũi đứng bên đồng

Cứ liếm mãi nắng vàng trên cỏ biếc.

(Đoàn Văn Cừ, Nắng xuân)

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *