Giới thiệu đến các bạn bài viết: Trở về quê nội (Lê Anh Xuân); Trở về quê nội Lê Anh Xuân ; đọc hiểu Trở về quê nội (Lê Anh Xuân) (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: trở về quê nội ; trở về quê nội lê anh xuân ; đọc hiểu trở về quê nội
I. Phần trắc nghiệm trở về quê nội ; trở về quê nội lê anh xuân ; đọc hiểu trở về quê nội
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bằng cách khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng.
Đây rồi đoạn đường xưa
Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đưa
Ầu ơ… thương nhớ lắm
Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng.
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông.
(Lê Anh Xuân, Bình thơ từ 100 bài thơ hay thế kỉ XX, tập một, Nxb Giáo dục, 2008, tr. 150-151)
Câu 1. Đoạn trích từ bài thơ Trở về quê nội trên đây được viết theo thể thơ nào?
- Năm chữ.
- Tám chữ.
- Tự do.
- Lục bát.
Câu 2. Hai dòng thơ: Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa/ Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại, diễn tả tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?
- Tâm trạng vui mừng, phấn khởi của nhà thơ trở về quê cũ.
- Tâm trạng buồn vui lẫn lộn của nhà thơ trở về quê cũ.
- Tâm trạng tiếc nuối của nhà thơ khi trở về quê cũ.
- Tâm trạng xúc động, rưng rưng của nhà thơ khi trở về quê cũ.
Câu 3. Những hình ảnh nào không có trong đoạn thơ trên khi nói về vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của quê hương?
- Xanh biếc bóng dừa, những mặt người ta yêu biết mấy, đoạn đường xưa.
- Tiếng võng đưa, những bông trang trắng, những bông trang hồng.
- Cầu tre nhỏ, chùm khế ngọt, hoa lục bình tím cả bờ sông.
- Con sông nước chẳng đổi dòng, hoa lục bình tím cả bở sông.
Câu 4. Âm thanh Kẽo kẹt… tiếng võng đưa, Ầu ơ… gợi lên điều gì trong tâm hồn của nhân vật trữ tình?
- Những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp, thật yên bình gắn với hình ảnh của bà, của mẹ trong tâm hồn của nhân vật trữ tình.
- Âm thanh của tiếng võng của nhà hàng xóm trong những trưa hè nóng nực.
- Tiếng ru của bà khi tác giả còn thơ bé.
- Tiếng ru của mẹ khi tác giả còn thơ bé.
Câu 5. Dòng thơ: Hoa lục bình tím cả bờ sông gợi lên điều gì?
- Hình ảnh dòng sông quê có rất nhiều hoa lục bình.
- Hình ảnh dòng sông quê đẹp, bình dị và yên lành, mênh mang và xao xuyến, như là biểu tượng cho vẻ đẹp của quê hương yêu dấu.
- Hoa lục bình rất đẹp, là loại hoa đã để lại nhiều kỷ niệm sâu sắc trong lòng tác giả.
- Hoa lục bình là loại hoa đặc trưng của quê hương.
Câu 6. Các từ: gặp lại, yêu, nhìn, say, ngắm thuộc từ loại nào?
- Danh từ.
- Động từ.
- Tính từ.
- Đại từ.
Câu 7. Điệp ngữ ta được sử dụng trong đoạn thơ trên nhằm mục đích gì?
- Thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và nỗi xúc động, bồi hồi của nhân vật trữ tình khi trở lại quê nhà sau bao năm xa cách.
- Thể hiện tình yêu quê hương của tác giả khi trở lại quê hương sau bao năm xa cách.
- Thể hiện nỗi xúc động của tác khi trở lại quê hương sau bao năm xa cách.
- Thể hiện nỗi nhớ của tác giả khi trở lại quê hương sau bao năm xa cách.
Câu 8. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng?
- Ẩn dụ.
- Hoán du.
- Nhân hóa.
- So sánh.
Câu 9. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: Như tấm lòng em trong trắng thủy chung?
- Ẩn dụ.
- Hoán dụ.
- Nhân hóa.
- So sánh.
Câu 10. Từ tím trong câu thơ: Hoa lục bình tím cả bờ sông chuyển đổi từ tính từ sang từ loại nào?
- Tính từ sang danh từ.
- Tính từ sang chỉ từ.
- Tính từ sang phó từ.
- Tính từ sang động từ.
II. Phần tự luận
Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2. Chép lại hai đoạn thơ về đề tài quê hương, đất nước mà em yêu thích.
Gợi ý làm bài trở về quê nội ; trở về quê nội lê anh xuân ; đọc hiểu trở về quê nội
1. Phần trắc nghiệm trở về quê nội ; trở về quê nội lê anh xuân ; đọc hiểu trở về quê nội
Câu 1 C Tự do.
Câu 2 D Tâm trạng xúc động, rưng rưng của nhà thơ khi trở về quê cũ.
Câu 3 C Cầu tre nhỏ, chùm khế ngọt, hoa lục bình tím cả bờ sông.
Câu 4 A Những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp, thật yên bình gắn với hình ảnh của bà, của mẹ trong tâm hồn của nhân vật trữ tình.
Câu 5 B Hình ảnh dòng sông quê đẹp, bình dị và yên lành, mênh mang và xao xuyến, như là biểu tượng cho vẻ đẹp của quê hương yêu dấu.
Câu 6 B Động từ.
Câu 7 A Thể hiện tình yêu quê hương tha thiết và nỗi xúc động, bồi hồi của nhân vật trữ tình khi trở lại quê nhà sau bao năm xa cách.
Câu 8 C Nhân hóa.
Câu 9 D So sánh.
Câu 10 D Tính từ sang động từ.
- Phần tự luận trở về quê nội ; trở về quê nội lê anh xuân ; đọc hiểu trở về quê nội
Câu 1. Dù có đi xa quê hương bao năm nhưng hình ảnh quê hương vẫn gắn liền với tâm hồn của tác giả, dù người thân của tác giả đã không còn nữa, màu đau thương mất mát đã in sâu vào tâm trí nhưng tình yêu quê hương vẫn nồng nàn da diết, trong trắng tinh khôi như thuở ban đầu.
Câu 2. HS chép được hai hoặc ba đoạn thơ yêu thích đúng về đề tài quê hương, đất nước. Dưới đây là một số đoạn thơ tham khảo:
a) trở về quê nội ; trở về quê nội lê anh xuân ; đọc hiểu trở về quê nội
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
(Hoài Vũ, Vàm Cỏ Đông)
b) trở về quê nội ; trở về quê nội lê anh xuân ; đọc hiểu trở về quê nội
Đấy là nơi ta nhận ra Đất nước
Ngổn ngang mây hong nắng chân trời xa
Bát ngát câu hò nẻo đường xòe nan quạt
Gan bàn chân mát lạnh bóng tre ngà.
(Trần Nhuận Minh, Cổng làng)
c) trở về quê nội ; trở về quê nội lê anh xuân ; đọc hiểu trở về quê nội
Tôi yêu đất nước này như thể
Yêu một giọng hát hay
Có bài mái đầy thơm hoa dại
Có sáu câu vọng có chứa chan
Có ba ông táo thờ trong bếp
Và tuổi thơ buồn như giọt nước trong lá sen.
(Trần Vàng Sao, Bài thơ của người yêu nước mình)