Giới thiệu đến các bạn bài viết: Đi như là ở lại (Lê Vũ Trường Giang) ; Đọc hiểu Đi như là ở lại (Lê Vũ Trường Giang) (Bút kí) (5 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: đi như là ở lại ; đọc hiểu đi như là ở lại ; Đi như là ở lại lê vũ trường giang
Đọc đoạn trích từ văn bản Mênh mông Trằm và thực hiện các yêu cầu:
Vào những mùa trăng, vùng Trằm vui nhộn hơn bao giờ hết. Tất cả gió núi đua nhau chạy xuống thung lũng, mang cái hơi mát của những rừng cây đương ngủ trong sương đêm. Trăng lừng lững nhô lên ở phía đông, trên những hàng cây che khuất ga tàu xa xa. Ánh trăng bạc phủ xuống ruộng dưa khoai, xuống cả gương mặt trẻ thơ chúng tôi đương hát bài đồng dao gọi trăng lên.
Mặt trăng đã mọt (mọc)
Ông cọt (cọp) đã ra
Ông cha đi rú
Ông chú ở nhà
Bắt gà làm thịt
Bắt vịt chặt đuôi
Bắt ruồi chặt cạnh (cánh)
Mụ Hạnh nấu cơm
Mụ đơm cơm cháy
Mụ quấy mụ tra
Mụ la con nít…
Chúng tôi nối đuôi nhau đi lòng vòng trên những mô đất, vừa đi vừa hát, xô nhau ngã nhoài giữa sóng trăng nhấp nhô bờ cỏ. Hơi trăng quấn quýt từ những cây tràm cao, lan xuống ruộng dưa, khoai sắn, phá ra cái màu thủy mặc trên những lối mòn bờ bụi. Cỏ nghểnh cao đầu chờ những giọt sương trăng rơi giữa đêm mát lành. Trong ánh trăng, những quả dưa non bóng láng, lấp lánh như những viên ngọc xanh.
(Lê Vũ Trường Giang, Đi như là ở lại, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr. 22-23)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ có trong đoạn văn in đậm.
Câu 3. Đoạn trích kể về sự việc gì? Chi tiết nào khiến em cảm thấy thú vị nhất?
Câu 4. Đoạn trích gợi cho em suy nghĩ gì về sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên?
Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) kể lại một khoảnh khắc tươi vui thú vị của tuổi thơ.
Hướng dẫn làm bài đi như là ở lại ; đọc hiểu đi như là ở lại ; Đi như là ở lại lê vũ trường giang
Câu 1. đi như là ở lại ; đọc hiểu đi như là ở lại ; Đi như là ở lại lê vũ trường giang
Đoạn trích có sự kết hợp của các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Câu 2. đi như là ở lại ; đọc hiểu đi như là ở lại ; Đi như là ở lại lê vũ trường giang
Các phép tu từ và tác dụng:
– Nhân hóa: sóng trăng nhấp nhô bờ cỏ; Hơi trăng quấn quýt từ những cây tràm cao,…; Cỏ nghểnh cao đầu chờ những giọt sương trăng rơi giữa đêm mát lành. Các hình ảnh nhân hóa gợi tả những trạng thái hoạt động của trăng, của cỏ: trăng nhấp nhô, trăng quấn quýt, cỏ nghểnh cao đầu chờ…khiến cho những sự vật trở nên gần gũi như chính hoạt động của con người.
– Ẩn dụ: sóng trăng; hơi trăng; những giọt sương trăng. Các hình ảnh: sóng (trăng), hơi (trăng), những giọt sương (trăng) là những hình ảnh ẩn dụ chỉ trăng tồn tại trong từng sắc thái khác nhau.
– So sánh: những quả dưa non bóng láng, lấp lánh như những viên ngọc xanh. Hình ảnh so sánh quả dưa non với những viên ngọc xanh gợi tả vẻ sinh động, đẹp mắt, ấn tượng của những quả dưa dưới mắt nhìn của chúng tôi.
Câu 3. đi như là ở lại ; đọc hiểu đi như là ở lại ; Đi như là ở lại lê vũ trường giang
Đoạn trích kể về những đêm trăng tuyệt đẹp ở vùng Trằm, lũ trẻ vui chơi, ca hát thỏa thích trên cánh đồng dưa khoai và dưới ánh trăng trong vắt, tươi mát.
-> Học sinh có thể lựa chọn những chi tiết khác nhau, theo cảm nhận cá nhân. Có thể lựa chọn chi tiết miêu tả thiên nhiên hoặc chỉ tiết miêu tả con người. Sau đây là một số chi tiết đặc sắc, đáng chú ý:
– Về thiên nhiên, có những chi tiết đáng chú ý:
+ Tất cả gió núi đua nhau chạy xuống thung lũng, mang cái hơi mát của những trong sương đêm.
+ Trăng lừng lững nhô lên ở phía đông, trên những hàng cây che khuất ga tàu xa xa.
+ Ánh trăng bạc phủ xuống ruộng dưa khoai, xuống cả gương mặt trẻ thơ chúng tôi đương hát bài đồng dao gọi trăng lên.
+ Hơi trăng quấn quýt từ những cây tràm cao, lan xuống ruộng dưa, khoai sắn, phả ra cái màu thủy mặc trên những lối mòn bờ bụi.
+ Có nghểnh cao đầu chờ những giọt sương trăng rơi giữa đêm mát lành.
+ Trong ánh trăng, những quả dưa non bóng láng, lấp lánh như những viên ngọc xanh.
– Về con người, có các hình ảnh:
+… gương mặt trẻ thơ chúng tôi đương hát bài đồng dao gọi trăng lên.
+ Chúng tôi nối đuôi nhau đi lòng vòng trên những mô đất, vừa đi vừa hát, xô nhau ngã nhoài giữa sóng trăng nhấp nhô bờ cỏ.
Câu 4. đi như là ở lại ; đọc hiểu đi như là ở lại ; Đi như là ở lại lê vũ trường giang
Yêu cầu:
– Từ sự việc được kể tả trong đoạn trích, để bài yêu cầu bày tỏ ý kiến về sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên.
– Theo đó, giải quyết yêu cầu của câu hỏi chính là nghị luận về một vấn đề của đời sống.
Học sinh có thể nêu ra những nhìn nhận khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:
+ Thiên nhiên thật tươi đẹp, hấp dẫn, cuốn hút, với nhiều màu vẽ và trạng thái sống động khác nhau.
+ Thiên nhiên bao bọc lấy con người, con người hòa mình vào thiên nhiên. Điều đó làm nên một cuộc sống hài hòa, tốt đẹp, ý nghĩa.
+ Thiên nhiên là người bạn lớn của con người. Con người cần biết tôn trọng, biết bảo vệ, chăm sóc thiên nhiên như bảo vệ, chăm sóc chính sự sống của mình.
+ Những hành vi tàn phá thiên nhiên phải được lên án và ngăn chặn kịp thời.
Câu 5. đi như là ở lại ; đọc hiểu đi như là ở lại ; Đi như là ở lại lê vũ trường giang
Yêu cầu:
– Về hình thức: một đoạn văn tự sự, dung lượng từ 8 đến 10 câu.
– Về nội dung, cần chú ý:
+ Phạm vi đề tài: một khoảnh khắc tươi vui thú vị của tuổi thơ.
+ Lựa chọn một sự việc cụ thể thể hiện rõ khoảnh khắc tươi vui thú vị của tuổi thơ.
+ Lựa chọn ngôi kể: xưng tôi, kể chuyện ở ngôi thứ nhất, người kể kể về chính trải nghiệm của mình.
+ Lựa chọn các chi tiết phù hợp, sắp xếp theo một mạch kể hợp lí, tạo nên sự việc trọn vẹn, hoàn chỉnh.
+ Bộc lộ trạng thái cảm xúc hân hoan, xúc động, mừng vui của người kể chuyện.
Gợi ý: đi như là ở lại ; đọc hiểu đi như là ở lại ; Đi như là ở lại lê vũ trường giang
Tuổi thơ của em ấm áp bởi những khoảnh khắc đáng nhớ, như chiều hè nồng nàn khi bọn bạn thân tụ tập chơi trò dân gian. Ánh nắng mặt trời và tiếng cười rộn ràng khuất phủ bản đồng xanh. Bóng cây cao lùm bùm trở thành chỗ ẩn náu tuyệt vời. Em nhớ rõ cảm giác hạnh phúc khi mỗi lần bắt đầu trò chơi mới: đốt lửa trại ảo, đua xe đạp vòng quanh ngõ nhỏ, hay nhảy dây … . Những tràng cười và thách thức nhỏ nhưng đầy tinh thần cạnh tranh giữa đám bạn là nguồn động viên lớn. Khi bình minh gọi, chúng tôi rời xa thế giới ảo, nhưng niềm vui và kỷ niệm ấy vẫn ấm áp đọng mãi trong trái tim, làm cho tuổi thơ của em trở thành mảnh ghép tươi sáng và đầy màu sắc.