Giới thiệu đến các bạn bài viết: Tháng ba nô nức hội đền ; Đọc hiểu Tháng ba nô nức hội đền (Ca dao) (4 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: tháng ba nô nức hội đền ; đọc hiểu tháng ba nô nức hội đền

Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu:

Tháng ba nô nức Hội Đền

Nhớ ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay,

Dạo xem phong cảnh trời mây,

Lô, Hà, Tam Đảo cũng quay đầu về

Khắp nơi con cháu ba Kì,

Kẻ đi cầu phúc, người đi cầu tài.

Sở cầu như ý ai ơi,

Xin cũng nhớ lấy mùng mười tháng ba

 (Theo Lê Trí Viễn, Đến với thơ hay, Nxb Giáo dục, 2001, tr. 48)

tháng ba nô nức hội đền ; đọc hiểu tháng ba nô nức hội đền
Đền Hùng

Câu 1. Chỉ ra các dấu hiệu cho thấy bài ca dao thuộc thể lục bát.

Câu 2. Bài ca dao nói về lễ hội đặc biệt nào? Chỉ ra hai dòng thơ tiêu biểu miêu tả hai hoạt động chính của lễ hội đó.

Câu 3. Từ nhớ là từ loại gì? Nó được lặp lại mấy lần trong bài ca dao? Qua đó, em hiểu gì về thông điệp mà tác giả dân gian muốn gửi gắm?

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) nêu cảm nghĩ của em về một giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

tháng ba nô nức hội đền ; đọc hiểu tháng ba nô nức hội đền

Hướng dẫn làm bài tháng ba nô nức hội đền ; đọc hiểu tháng ba nô nức hội đền

Câu 1. tháng ba nô nức hội đền ; đọc hiểu tháng ba nô nức hội đền

Bài ca dao thuộc thể thơ lục bát truyền thống bởi các dấu hiệu sau:

– Bài ca dao có bốn cặp câu lục bát. Trong mỗi cặp, dòng trên có sáu tiếng, dòng dưới có tám tiếng.

– Về vần: tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng sáu của dòng tám, tiếng cuối của dòng tám vần với tiếng cuối của dòng sáu dòng tiếp theo: đền – nghìn, nay – mây, mây – quay, về – kì, kì – đi, tài – ai, ai – mười.

– Thanh điệu: đúng chuẩn quy định về thanh điệu của thể thơ lục bát.

– Nhịp thơ: ngắt nhịp chẵn: dòng 1: 2/4, dòng 2: 4/4 dòng 3: 2/2/2, dòng 4: 2/2/4, dòng 5: 2/4 dòng 6: 4/4, dòng 7: 4/2 dòng 8: 4/2/2.

Câu 2. tháng ba nô nức hội đền ; đọc hiểu tháng ba nô nức hội đền

Bài ca dao nói về lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hai dòng thơ tiêu biểu miêu tả hai hoạt động chính của lễ hội là:

– Dạo xem phong cảnh trời mây

– Kẻ đi cầu phúc người đi cầu tài.

Câu 3. tháng ba nô nức hội đền ; đọc hiểu tháng ba nô nức hội đền

Tnhớ là từ loại động từ. Động từ nhớ lặp lại hai lần. Qua đó, người đọc hiểu rằng, tác giả dân gian muốn nhắc nhở con cháu ba Kì hãy cùng nhớ lấy mùng mười tháng ba, tức nhớ về cội nguồn dân tộc cao quý, thiêng liêng, tốt đẹp của mình.

Câu 4. tháng ba nô nức hội đền ; đọc hiểu tháng ba nô nức hội đền

Yêu cầu: tháng ba nô nức hội đền ; đọc hiểu tháng ba nô nức hội đền

– Về hình thức: Viết đoạn văn biểu cảm, có dung lượng khoảng 8 đến 10 câu.

– Về nội dung, cần chú ý:

+ Xác định nội dung biểu cảm: một giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Lựa chọn một giá trị truyền thống, có thể là truyền thống uống nước nhớ nguồn của chính bài ca dao trên hoặc các giá trị truyền thống khác, như: yêu nước, căm thù giặc; nhân đạo; nhân ái; …

+ Bộc lộ cảm nghĩ bằng cách bày tỏ tình cảm xúc động, trân quý trước vẻ đẹp của các giá trị truyền thống; mong muốn giá trị ấy được bảo vệ, giữ vững, phát huy, lo lắng vì sự mai một của giá trị truyền thống; mong muốn được góp sức để làm cho giá trị đó được tốt đẹp hơn trong cuộc sống hiện đại.

tháng ba nô nức hội đền ; đọc hiểu tháng ba nô nức hội đền

Gợi ý: tháng ba nô nức hội đền ; đọc hiểu tháng ba nô nức hội đền

Trong lòng em, tình cảm gia đình là một giá trị truyền thống tuyệt vời của dân tộc. Điều đó không chỉ là sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên, mà còn là hạt nhân tạo nên một cộng đồng vững mạnh. Tình thân thiết, lòng hiếu thảo và trách nhiệm với gia đình là những phẩm chất quý báu mà mỗi người dân mang theo từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này không chỉ thể hiện qua những buổi họp mặt ấm cúng mà còn là sự hỗ trợ, chia sẻ trong những khoảnh khắc khó khăn. Gia đình không chỉ là nơi chúng ta trở về sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi mà còn là nguồn động viên, sức mạnh tinh thần, là nền tảng vững chắc để chúng ta đứng vững giữa cuộc sống hối hả. Cảm nhận về giá trị này là nguồn động lực không ngừng, giúp em trân trọng và bảo vệ tình cảm ấm áp của gia đình như một kho báu vô giá.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *