Giới thiệu đến các bạn bài viết: Ai giỏi nhất ; Đọc hiểu Ai giỏi nhất (Truyện đồng thoại) (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: ai giỏi nhất ; đọc hiểu ai giỏi nhất

I. TRẮC NGHIỆM. ai giỏi nhất ; đọc hiểu ai giỏi nhất

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng:

Ai giỏi nhất

Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh trí. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề thi rồi chấm luôn, Gõ Kiến liền phát cho mỗi bên hai chục hạt đậu ván và ra điều kiện: Ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc.

Thỏ ăn dè mỗi ngày nữa hạt, được 40 ngày. Nhím cứ ba ngày ăn mới ăn một hạt, được 60 mươi ngày. Sóc ăn mỗi ngày sâu hạt. Ba ngày sau, túi của Sóc rỗng không.

Sang ngày thứ 61, Gõ Kiến cho biết:

– Nhím ăn được lâu nhất là giỏi nhất!

Sóc không chịu, cậu ta kêu:

– Tôi vẫn còn.

Gõ Kiến hỏi:

– Còn ma túi rỗng thế này?

Sóc thủng thẳng mời Gõ Kiến cùng Thỏ, Nhím đến một góc rừng và trỏ vào hai cây đậu vận lúc này đã vấn vít trên giàn:

– Đây! Tôi ăn ba ngày hết 18 hạt. Còn hai hạt nữa của tôi đây!

Tất cả đều chịu chị Sóc là giỏi. Giỏi nhất.

Cái gì cũng thế, chỉ ăn, thì mấy cũng cũng hết.

Nhưng biết gieo trồng thì mãi mãi vẫn còn cái ăn.

(Dương Phong, Truyện kể về sự thông mình tài trí, NXB Hồng Đức, 2019)

ai giỏi nhất ; đọc hiểu ai giỏi nhất

Câu 1. Truyện Ai giỏi nhất có mấy nhân vật?

  1. Ba nhân vật.
  2. Bốn nhân vật.
  3. Năm nhân vật.
  4. Sáu nhân vật.

Câu 2. Vì sao trong truyện Ai giỏi nhất, Thỏ, Nhím, Sóc lại không ai chịu ai?

  1. Cả ba con vật đều nổi tiếng thông minh, nhanh trí.
  2. Thỏ thông minh, nhanh trí nhưng lại cẩu thả.
  3. Nhím đào hang nhanh nhưng leo trèo không được.
  4. Vì Sóc nhanh nhẹn, leo trèo giỏi nhưng đào hang không nhanh bằng Nhím.

Câu 3. Gõ Kiến đã làm gì để tìm ra ai là người giỏi nhất?

  1. Phát cho mỗi người 20 hạt đậu ván với điều kiện ai nấu chè ngon nhất thì chiến thắng.
  2. Phát cho mỗi người 20 hạt đậu ván với điều kiện cần phải giữ cẩn thận để làm giống.
  3. Phát cho mỗi người 20 hạt đậu ván với điều kiện ai ăn nhanh nhất thì chiến thắng.
  4. Phát cho mỗi người 20 hạt đậu ván với điều kiện ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc.

Câu 4. Trong truyện Ai là người giỏi nhất, con vật nào ăn hạt đậu ván lâu hết nhất?

  1. Sóc.
  2. Nhím
  3. Thỏ.
  4. Thỏ và Nhím.

Câu 5. Trong truyện Ai là người giỏi nhất, con vật nào ăn hạt đậu ván nhanh hết nhất?

  1. Sóc.
  2. Nhím
  3. Thỏ.
  4. Thỏ và Nhím.

Câu 6. Trong truyện Ai giỏi nhất vì sao Sóc được công nhận là người giỏi nhất?

  1. Vì Sóc biết nhìn xa trông rộng.
  2. Vì Sóc là người nhanh trí nhất nên biết cất lại 2 hạt đậu ván.
  3. Vì Sóc là người biết gieo trồng hạt đậu để có cái ăn mãi mãi.
  4. Vì Sóc là người không chỉ biết lo cho hiện tại mà còn nghĩ đến tương lai.

Câu 7. Trong truyện Ai giỏi nhất sử dụng biện pháp tu từ chính nào?

  1. Nói quá.
  2. Nói giảm nói tránh.
  3. Nhân hóa.
  4. Hoán dụ.

Câu 8. Trong các từ sau, từ nào không có nghĩa là đem cho, giao cho, bỏ ra cho?

  1. Phát động.
  2. Phát hành.
  3. Phát chẩn.
  4. Phân phát

Câu 9. Nói quá còn có tên gọi khác là:

  1. Nói khoác, nói không đúng sự thật, nói dối.
  2. Ba hoa chích chòe, nói dối, nói sai sự thật.
  3. Khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.
  4. Nói khoác, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.

Câu 10. Trong các từ sau, từ nào không phải là thuật ngữ?

  1. Số liệu.
  2. Cước chú.
  3. Mạch lạc.
  4. Mãi mãi.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn trích sau: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. (Trần Quốc Tuấn)

Câu 2. Qua truyện Ai giỏi nhất em rút ra bài học gì?

ai giỏi nhất ; đọc hiểu ai giỏi nhất

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ai giỏi nhất ; đọc hiểu ai giỏi nhất

1. Phần trắc nghiệm ai giỏi nhất ; đọc hiểu ai giỏi nhất

Câu 1. B Bốn nhân vật.

Câu 2. A Cả ba con vật đều nổi tiếng thông minh, nhanh trí.

Câu 3. D Phát cho mỗi người 20 hạt đậu ván với điều kiện ai ăn lâu hết nhất thì thắng cuộc.

Câu 4. B   Nhím

Câu 5. A  Sóc.

Câu 6. C  Vì Sóc là người biết gieo trồng hạt đậu để có cái ăn mãi mãi.

Câu 7. C Nhân hóa.

Câu 8. A Phát động.

Câu 9. C  Khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.

Câu 10. D  Mãi mãi.

ai giỏi nhất ; đọc hiểu ai giỏi nhất

2. Phần tự luận ai giỏi nhất ; đọc hiểu ai giỏi nhất

Câu 1. ai giỏi nhất ; đọc hiểu ai giỏi nhất

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là:

+ So sánh: Ruột đau như cắt.

+ Nói quá: Trăm thân, nghìn xác, xã thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.

+ Liệt kê: Quên ăn, vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù.

+ Ẩn dụ: Xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù ý chỉ hành động không dung tha cho quân giặc; trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa chỉ sự hi sinh

– Tác dụng:

+ Nhằm nhấn mạnh một nỗi đau lớn; cách diễn tả lòng căm thù giặc sôi sục; qua đó thể hiện khí phách anh hùng, hiên ngang, lẫm liệt, tinh thần quyết chiến dù có phải hi sinh; sẵn sàng xả thân vì xã tắc.

Câu 2. ai giỏi nhất ; đọc hiểu ai giỏi nhất

Bài học rút ra từ câu chuyện “Ai giỏi nhất” là việc thành công thực sự không chỉ đơn thuần là về việc ăn uống hay cạnh tranh với người khác, mà còn là về việc hiểu biết và sử dụng tài năng của mình một cách đúng đắn và có ý nghĩa.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *