Giới thiệu đến các bạn bài viết: Bên đời ta còn có ai lạc loài ; Đọc hiểu Bên đời ta còn có ai lạc loài (Văn bản nghị luận) (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: bên đời ta còn có ai lạc loài ; đọc hiểu bên đời ta còn có ai lạc loài

I. TRẮC NGHIỆM. bên đời ta còn có ai lạc loài ; đọc hiểu bên đời ta còn có ai lạc loài

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng:

Bên đời ta còn có ai đó lạc loài

Làm sao để loại trừ cái ác? Câu trả lời thường thấy là hãy tránh xa nó, và nếu bắt gập thì trừng phạt đích đáng. Nhưng còn một cách nữa, đó là đừng để người khác có cơ hội trở thành người xấu. Đừng bỏ rơi, đừng ép uống, đừng khinh khi. Đừng lừa gạt, đừng lợi dụng, đừng phản bội. Đừng gây tổn thương. Đừng dồn ai vào đường cùng…

Tôi không dám nói rằng cái thiện luôn mạnh hơn cái ác. Tôi không biết chắc. Đôi khi tôi nhìn thấy cái thiện bị đánh nóc ao trên sân đấu trong cuộc chiến đơn độc? Tôi biết chúng ta đông hơn. Những người mong muốn điều tốt đẹp cho cuộc sống này, luôn luôn đông hơn.

Vậy thì hãy làm cho chúng ta mạnh hơn. Hãy tìm đến nhau, bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đồng hương, đồng loại…. Hãy giúp đỡ và xin được giúp đỡ, hãy xiết chặt những mối dây liên hệ và đừng để ai thành kẻ lạc loài. Những kẻ lạc loài, thường dễ trở thành thủ phạm, hoặc trở thành nạn nhân.

Thế cho nên, giữa cuộc sống bộn bề đôi khi cũng cần nhìn lại, để tự hỏi lòng xem, phải chăng ngay bên cạnh đời ta vẫn còn có ai đó lạc loài?

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Theo kyucvun.com)

bên đời ta còn có ai lạc loài ; đọc hiểu bên đời ta còn có ai lạc loài

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Miêu tả.
  2. Tự sự.
  3. Nghị luận.
  4. Thuyết minh.

Câu 2. Trong văn bản trên, theo tác giả cách thông thường để loại trừ cái ác là gì?

  1. Hãy tránh xa nó, nếu bắt gặp thì hãy trừng trị đích đáng.
  2. Đừng để người khác có cơ hội trở thành người xấu.
  3. Đừng bỏ rơi, đừng ép buộc, đừng khinh khi.
  4. Đừng lừa gạt, đứng lợi dụng, đừng phản bội.

Câu 3. Trong văn bản trên, theo tác giả, ngoài cách thông thường, còn có cách nào để loại trừ cái ác?

  1. Hãy tránh xa nó, nếu bắt gặp thì hãy trừng trị địch đáng.
  2. Đừng để người khác có cơ hội trở thành người xấu.
  3. Cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
  4. Cần dạy con từ thuở còn thơ.

Câu 4. Trong văn bản trên, theo tác giả, cần làm gì để cải thiện thắng cái ác?

  1. Hãy làm cho chúng ta mạnh hơn, cần có sự kết nối người thân, bạn bè, đừng để ai lạc loài….
  2. Hãy giúp đỡ và xin được giúp đỡ, hãy xiết chặt những mối giây liên hệ và đừng để ai thành kẻ lạc loài.
  3. Hãy đoàn kết và chỉ có đoàn kết mới thắng được cái ác….
  4. Hãy tìm đến nhau, bạn bè, người thân, đồng nghiệp, đồng hương, đồng loại….

Câu 5. Trong văn bản trên, theo tác giả, trong cuộc sống, ai là đối tượng dễ trở thành tội phạm, dễ trở thành nạn nhân?

  1. Những người cô đơn.
  2. Những người có sức khỏe yếu.
  3. Những người tàn tật.
  4. Những kẻ lạc loài.

Câu 6. Câu: Làm sao để loại trừ cái ác? Câu trả lời thường thấy là hãy tránh xa nó, và nếu bắt gặp thì trừng phạt đích đáng. Sử dụng phép liên kết nào?

  1. Phép lặp.
  2. Phép thế.
  3. Phép thế và phép nối.
  4. Phép thế và phép liên tường.

Câu 7. Từ nó trong câu: Làm sao để loại trừ cái ác? Câu trả lời thường thấy là hãy tránh xa nó, và nếu bắt gặp thì trừng phạt đích đáng. Thay thế cho từ ngữ nào?

  1. Làm sao.
  2. Loại trừ.
  3. Để.
  4. Cái ác.

Câu 8. Dấu (…) trong câu: Đừng dồn ai vào đường cùng… có tác dụng gì?

  1. Còn nhiều sự việc, hiện tượng tương tự, tương tự chưa liệt kê hết.
  2. Thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quảng.
  3. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, thường có sắc thái hài hước, châm biếm.
  4. Biểu thị chỗ ngắt nghỉ, tách các bộ phận liệt kê đi liền nhau.

Câu 9. Từ nốc ao thường dùng trong bộ môn thể thao nào?

  1. Khúc côn cầu.
  2. Quyền Anh.
  3. Karate.
  4. Judo.

Câu 10. Trong các từ sau, từ đồng nào không có nghĩa là: cùng như nhau?

  1. Đồng niên.
  2. Đồng đảng.
  3. Đồng nghiệp.
  4. Đồng bóng.

II. PHẦN TỰ LUẬN bên đời ta còn có ai lạc loài ; đọc hiểu bên đời ta còn có ai lạc loài

Câu 1. Sắp xếp các câu văn sau theo trình tự hợp lí để tạo thành đoạn văn mạch lạc:

Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài khống chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hoà bình trong sinh thái cân bằng. Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của Tạo hóa. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên.

Câu 2. Hãy viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Làm sao để loại trừ cái ác?

bên đời ta còn có ai lạc loài ; đọc hiểu bên đời ta còn có ai lạc loài

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI bên đời ta còn có ai lạc loài ; đọc hiểu bên đời ta còn có ai lạc loài

  1. Phần trắc nghiệm bên đời ta còn có ai lạc loài ; đọc hiểu bên đời ta còn có ai lạc loài

Câu 1. C Nghị luận.

Câu 2. A  Hãy tránh xa nó, nếu bắt gặp thì hãy trừng trị đích đáng.

Câu 3. B  Đừng để người khác có cơ hội trở thành người xấu.

Câu 4. A  Hãy làm cho chúng ta mạnh hơn, cần có sự kết nối người thân, bạn bè, đừng để ai lạc loài….

Câu 5. D Những kẻ lạc loài.

Câu 6. C  Phép thế và phép nối.

Câu 7. D  Cái ác.

Câu 8. A   Còn nhiều sự việc, hiện tượng tương tự, tương tự chưa liệt kê hết.

Câu 9. B  Quyền Anh.

Câu 10. D  Đồng bóng.

bên đời ta còn có ai lạc loài ; đọc hiểu bên đời ta còn có ai lạc loài

  1. Phần tự luận bên đời ta còn có ai lạc loài ; đọc hiểu bên đời ta còn có ai lạc loài

Câu 1.  bên đời ta còn có ai lạc loài ; đọc hiểu bên đời ta còn có ai lạc loài

Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điễn làm chúa tể của muôn loài không chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hoà bình trong sinh thái cân bằng.

Câu 2. bên đời ta còn có ai lạc loài ; đọc hiểu bên đời ta còn có ai lạc loài

Gợi ý: bên đời ta còn có ai lạc loài ; đọc hiểu bên đời ta còn có ai lạc loài

Để loại trừ cái ác, chúng ta cần tiếp tục đầu tư vào giáo dục và giáo dục đạo đức từ khi còn nhỏ. Việc này bao gồm việc truyền đạt giá trị nhân văn, lòng nhân ái và tôn trọng lẫn nhau. Ngoài ra, việc xây dựng một hệ thống pháp luật công bằng và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng mọi người đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chúng ta cũng cần tạo ra một môi trường xã hội nơi mà sự công bằng và sự công lý được thúc đẩy và tôn trọng. Hơn nữa, việc xây dựng cộng đồng đoàn kết và hỗ trợ cũng là chìa khóa để ngăn chặn và loại bỏ cái ác. Đồng thời, sự tôn trọng, lắng nghe và hiểu biết giữa các cộng đồng và các nhóm dân tộc khác nhau cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một xã hội hoà bình và không có ác hại. Cuối cùng, việc giáo dục và tạo ra những người lãnh đạo đúng đắn và tôn trọng pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ cái ác và xây dựng một tương lai tươi sáng cho mọi người.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *