Giới thiệu đến các bạn bài viết: Kiến và chim bồ câu ; Đọc hiểu Kiến và chim bồ câu (Truyện ngụ ngôn) (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: kiến và chim bồ câu ; đọc hiểu kiến và chim bồ câu
I. TRẮC NGHIỆM.
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng:
Kiến và chim Bồ Câu
Trời nóng bức quá, Kiến ra bờ ao uống nước, không may trượt chân, ngã xuống ao.
– Cứu tôi với! Cứu tôi với!
– Kiến cố vùng vẫy và kêu cứu.
Một con chim Bồ Câu đậu trên cây gần đó, thấy vậy, đã bứt một cọng lá thả xuống cạnh Kiến ở trong ao và gọi:
– Kiến ơi, mau bám mau vào chiếc lá đó!
Kiến leo ngay vào chiếc lá đó. Chiếc lá cong cong lên, như một chiếc thuyền lớn so với Kiến. Kiến thoát hiểm, cảm kích nói với Bồ Câu:
– Xin cảm ơn Bồ Câu cứu mạng. Tôi nhất định sẽ ghi nhớ và đến ơn bạn.
Một hôm, Kiến chở hàng về tổ. Trời nóng và khát nước quá, Kiến bò ra bờ ao uống nước.
Kiến nhìn thấy Bồ Câu đã từng cứu nó hôm trước đang đậu trên một cành nhánh cây gần đấy.
Đang định chào Bồ Câu, Kiến nhìn thấy một người thợ săn giương cung dang nhằm vào Bồ Câu. Kiến thét lên:
– Bồ Câu, có người đang bắn Bồ Câu đấy, bay ngay đi!
Dù có thét lớn, tiếng của Kiến vẫn quá nhỏ mà Bồ Câu ở khá xa. Bồ Câu vẫn đậu yên trên cành cây và mũi tên đã sắp bay ra khỏi chiếc cung đã kéo căng đôi tay người thợ săn.
– Ối, đau quá! Người thợ săn giật mình kêu lên và do vậy mũi tên bắn ra chệch đi chút ít, chỉ cắm phật vào cành cây nơi Bồ Câu đậu!
– Bồ Câu hoảng hốt bay, thoát thân.
Kiến cũng lẫn nhanh ra khỏi bàn chân người thợ săn, chạy trốn.
Kiến đã dũng cảm cứu Bồ Câu, trả được ơn cứu mạng của nó hôm nào.
(Vân Anh, Tuyển chọn, 109 truyện mẹ kể con nghe, NXB Hồng Đức, 2021)
Câu 1. Truyện Kiến và chim Bồ Câu được viết theo phương thức thể loại nào?
- Truyện ngụ ngôn.
- Truyền thuyết.
- Thần thoại.
- Truyện ngắn.
Câu 2. Truyện Kiến và chim Bồ Câu được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
- Miêu tả,
- Biểu cảm
- Tự sự.
- Thuyết minh.
Câu 3. Truyện Kiến và chim Bồ Câu có mấy nhân vật chính?
- Một nhân vật chính.
- Hai nhân vật chính.
- Ba nhân vật chính.
- Không có nhân vật chính.
Câu 4. Trong truyện Kiến và chim Bồ Câu, vì sao Kiến lại bị ngã xuống ao?
- Vì Kiến đi kiếm mồi.
- Vì trời tối, Kiến không nhìn thấy đường.
- Vì trời nóng bức, Kiến ra bờ ao uống nước.
- Vì Kiến bị Kiến càng đẩy ngã xuống ao.
Câu 5. Trong truyện Kiến và chim Bồ Câu, Bồ Câu đã cứu Kiến bằng cách nào?
- Gọi Kiến chúa đến cứu.
- Đã đẩy một chiếc lá thả xuống cạnh Kiến và nói Kiến vào bám đó.
- Đã thả một cành cây khô xuống cạnh Kiến và nói Kiến bám vào đó.
- Đã bứt một cọng lá thả xuống cạnh Kiến và nói Kiến bám vào đó.
Câu 6. Trong truyện Kiến và chim Bồ Câu, vì sao Bồ Câu thoát nạn?
- Vì được Kiến bảo có người đang muốn bắn mình.
- Vì được Kiến báo cho biết có người đang giương cung bắn.
- Vì Kiến đã cắn vào chân người thợ săn.
- Vì Kiến hét to, người thợ săn giật mình, mũi tên bị chệch hướng.
Câu 7. Câu: Chiếc lá cong cong lên, như một chiếc thuyền lớn so với Kiến, sử dụng biện pháp tu từ nào?
- Nói giảm, nói tránh.
- So sánh.
- Hoán dụ.
- Ẩn dụ.
Câu 8. Trong các từ sau, từ nào không phải là thuật ngữ?
- Nói quá
- Phép nối
- Chiếc thuyền.
- Nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
Câu 9. Trong văn chương, nói quá thường được sử dụng trong những kiểu văn bản nào?
- Châm biếm, trữ tình, anh hùng ca,… những văn bản có chức năng kêu gọi, lời hiệu triệu.
- Thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ tự do.
- Truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, truyện ngắn.
- Văn nghị luận, văn miêu tả, văn tự sự.
Câu 10. Trong các câu sau, câu nào không sử dụng biện pháp nói quá?
- Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. (Nguyễn Du)
- Cày đồng đang buổi ban trưa/Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. (Ca dao)
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mười chưa cười đã tối. (Tục ngữ)
- Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con. (Y Phương)
II. PHẦN TỰ LUẬN kiến và chim bồ câu ; đọc hiểu kiến và chim bồ câu
Câu 1. Tìm bốn câu tục ngữ hoặc thành ngữ nói về lòng biết ơn, hãy đặt câu với các tục ngữ hoặc thành ngữ đã tìm được.
Câu 2. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu, trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Kiến và chim Bồ Câu trong câu chuyện trên.
III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI kiến và chim bồ câu ; đọc hiểu kiến và chim bồ câu
1. Phần trắc nghiệm kiến và chim bồ câu ; đọc hiểu kiến và chim bồ câu
Câu 1. A Truyện ngụ ngôn.
Câu 2. C Tự sự.
Câu 3. B Hai nhân vật chính.
Câu 4. C Vì trời nóng bức, Kiến ra bờ ao uống nước.
Câu 5. D Đã bứt một cọng lá thả xuống cạnh Kiến và nói Kiến bám vào đó.
Câu 6. C Vì Kiến đã cắn vào chân người thợ săn.
Câu 7. B So sánh.
Câu 8. C Chiếc thuyền.
Câu 9. A Châm biếm, trữ tình, anh hùng ca,… những văn bản có chức năng kêu gọi, lời hiệu triệu.
Câu 10. D Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con. (Y Phương)
2. Phần tự luận kiến và chim bồ câu ; đọc hiểu kiến và chim bồ câu
Câu 1. Tham khảo một số câu sau và tự đặt câu:
– Tôn sư trọng đạo.
– Ân trả nghĩa đền.
– Uống nước nhớ nguồn,
– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
– Vay nên ơn, trả nên nghĩa.
– Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
– Vay chín thì trả cả mười
Phòng khi túng lỡ có người cho vay.
Câu 2. kiến và chim bồ câu ; đọc hiểu kiến và chim bồ câu
Chim Bồ Câu và Kiến trong câu chuyện là hai sinh vật nhỏ bé nhưng lại có tấm lòng nhân ái và sự quan tâm đến nhau đáng kinh ngạc. Chim Bồ Câu, mặc dù là một loài chim, nhưng lại thể hiện sự thông minh và tinh tế khi nhanh chóng nghĩ ra cách giúp đỡ Kiến thoát khỏi nguy hiểm trong ao. Sự tương tác giữa Bồ Câu và Kiến chỉ ra rằng lòng biết ơn và sự quan tâm không phân biệt loài người hay loài vật. Dù nhỏ bé và yếu đuối, Kiến vẫn không ngần ngại hi sinh để cứu giúp Bồ Câu khi nguy hiểm đến gần. Sự đồng cảm và sự hiểu biết giữa hai sinh vật này đã tạo ra một mối liên kết đặc biệt giữa họ. Từ câu chuyện này, chúng ta có thể học được rằng tình bạn và lòng biết ơn không phụ thuộc vào kích thước hay loài người. Dù là chim hay kiến, mọi sinh vật đều có thể thể hiện sự nhân ái và sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau trong lúc cần thiết.