Giới thiệu đến các bạn bài viết: Bà tôi (Cao Sơn) ; Đọc hiểu Bà tôi (Cao Sơn) (Thơ) ; trắc nghiệm bà tôi (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề:

I. TRẮC NGHIỆM 

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng: 

Bà tôi

Bà hành khất đến ngõ tôi

Bà tôi cung cúc ra mời vào trong

Lưng còng đỡ lấy lưng còng

Thầm hai tiếng gậy… tung trong nắng chiều.

 

Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu

Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm

Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm.

Bà ngồi dưới đất mắt buồn… ngó xa.

 

Lá tre rụng xuống sân nhà

Thoảng hương nụ vối… chiều qua…cùng chiều.

(Cao Sơn, Bà tôi, Nguồn https://vannghethainguyen.vn)

bà tôi ; đọc hiểu bà tôi ; trắc nghiệm bà tôi

Câu 1. Bài thơ Bà tôi được viết theo phương thức biểu cảm kết hợp với phương thức nào?

  1. Miêu tả, nghị luận.
  2. Tự sự, miêu tả.
  3. Nghị luận, tự sự
  4. Thuyết minh, nghị luận.

Câu 2. Bài thơ Bà tôi được viết theo thể thơ nào?

  1. Tự do.
  2. Thơ bảy chữ.
  3. Thơ tám chữ
  4. Thơ lục bát.

Câu 3. Khi người hành khất đến nhà, người bà đã đón tiếp như thế nào?

  1. Ân cần, nhiệt tình, chân thành, tôn trọng.
  2. Vui vẻ.
  3. Tỏ ý không bằng lòng.
  4. Kinh thường, thiếu tôn trọng.

Câu 4. Câu nào không chính xác khi nói về cách đối xử của người bà đối với người hành khất?

  1. Cung cúc ra mời vào…
  2. Đỡ lấy lưng còng…
  3. Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm.
  4. Bà tôi vui vẻ chạy ra chạy vào.

Câu 5. Câu thơ: Lưng còng đỡ lấy lưng còng sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh.
  2. Nói quá.
  3. Hoán dụ, điệp từ.
  4. Nói giảm nói tránh.

Câu 6. Từ lưng còng được lặp lại, kết hợp với động từ đỡ gợi lên hình ảnh thơ như thế nào?

  1. Đẹp hơn, sinh động hơn.
  2. Sự đáng thương của người bà và người hành khất.
  3. Hình ảnh đẹp đẽ, cảm động, ấm áp tình người giữa chủ nhà và người hành khất.
  4. Hình ảnh của người cao tuổi, sức khoẻ yếu, lưng bị còng nên trông rất tội nghiệp.

Câu 7. Từ đồng nghĩa với từ hành khất là các từ nào?

  1. Ăn mày, ăn xin.
  2. Ăn mày, du hành.
  3. Bộ hành, du hành.
  4. Ăn mày, ăn xin, bộ hành.

Câu 8. Dấu chấm lửng trong câu thơ Bà ngồi dưới đất mắt buồn… ngó xa có tác dụng gì?

  1. Biểu đạt còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết khi kết hợp với dấu phẩy đứng trước nó.
  2. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dỡ hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  3. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
  4. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

Câu 9. Trong các từ sau, từ nào không có nghĩa làm thực tế?

  1. Vận hành.
  2. Hành đạo.
  3. Hành động.
  4. Thực hành.

Câu 10. Trong các từ sau, từ nào không phải là thuật ngữ?

  1. Phó từ.
  2. Thông điệp
  3. Thông tin cơ bản.
  4. Cung cúc.

II. PHẦN TỰ LUẬN bà tôi ; đọc hiểu bà tôi ; trắc nghiệm bà tôi

Câu 1. Vì sao trong bài thơ trên tác giả lại dùng từ hành khất mà không dùng các từ đồng nghĩa khác? Tìm một từ Hán Việt đồng nghĩa với từ hành khất và giải nghĩa từ tìm được đó.

Câu 2. Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu, trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử của người bà trong bài thơ Bà tôi.

bà tôi ; đọc hiểu bà tôi ; trắc nghiệm bà tôi

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI bà tôi ; đọc hiểu bà tôi ; trắc nghiệm bà tôi

1. Phần trắc nghiệm

Câu 1. B. Tự sự, miêu tả.

Câu 2.  D. Thơ lục bát.

Câu 3.  A. Ân cần, nhiệt tình, chân thành, tôn trọng.

Câu 4.  D. Bà tôi vui vẻ chạy ra chạy vào.

Câu 5. B. Hoán dụ, điệp từ.

Câu 6.  C. Hình ảnh đẹp đẽ, cảm động, ấm áp tình người giữa chủ nhà và người hành khất.

Câu 7.  A. Ăn mày, ăn xin.

Câu 8.  B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dỡ hay ngập ngừng, ngắt quãng.

Câu 9.  A. Vận hành.

Câu 10.  D. Cung cúc.

 bà tôi ; đọc hiểu bà tôi ; trắc nghiệm bà tôi

2. Phần tự luận bà tôi ; đọc hiểu bà tôi ; trắc nghiệm bà tôi

Câu 1. 

 – Hành khất, ăn xin, ăn mày đều là những từ đồng nghĩa chỉ những người sa cơ lỡ bước phải đi xin ăn nhờ vào sự hảo tâm của mọi người khác. Trong bài thơ, tác giả dùng từ hành khất là từ Hán Việt có sắc thái trang trọng nhằm thể hiện cách ứng xử nhân văn giữa người bà và người ăn xin.

– Từ Hán Việt đồng nghĩa với từ hành khất là từ khất thực. Khất có nghĩa là xin, thực có nghĩa là ăn.

Câu 2. bà tôi ; đọc hiểu bà tôi ; trắc nghiệm bà tôi

Trong bài thơ “Bà tôi”, hình ảnh của người bà được mô tả là một người phụ nữ khiêm tốn, nhân hậu và đầy tình thương. Bà tôi không chỉ là người phụ nữ chăm chỉ làm việc để nuôi sống gia đình mà còn là người bà nhân hậu và ân cần.

Bằng cách mời khách vào nhà và nhường chỗ ngồi tốt nhất cho họ, bà tôi thể hiện sự tôn trọng và lòng hiếu khách. Dù gia đình có ít gạo và cuộc sống có khó khăn, nhưng bà vẫn biết chia sẻ và đối xử nhân từ với mọi người.

Hình ảnh bà ngồi dưới đất mắt buồn, ngó xa, và lá tre rụng xuống sân nhà thoáng hương nụ vối tạo ra một bức tranh thanh bình và yên bình. Bà tôi, trong sự khiêm nhường và nhân ái của mình, thể hiện một phẩm chất cao đẹp, đồng thời là nguồn cảm hứng cho mọi người xung quanh.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *