Giới thiệu đến các bạn bài viết: Con chim chiền chiện ; Đọc hiểu Con chim chiền chiện (Huy Cận) (Thơ) ; Trắc nghiệm Con chim chiền chiện (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: con chim chiền chiện ; đọc hiểu con chim chiền chiện ; trắc nghiệm con chim chiền chiện
I. ĐỌC HIỂU con chim chiền chiện ; đọc hiểu con chim chiền chiện ; trắc nghiệm con chim chiền chiện
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Con chim chiền chiện
Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào.
Cánh đập trời xanh Cao hoài, cao vợi Tiếng hát long lanh Như cành sương chói.
Chim ơi, chim nói Chuyện chi, chuyện chi? Lòng vui bối rối Đợi lên đến thì…
Chim bay, chim sà Lúa tròn bụng sữa Đồng quê chan chứa Những lời chim ca. |
Chim bay cao vút
Chim biến mất rồi Chỉ còn tiếng hót Làm xanh da trời…
Con chim chiền chiện Hồn xanh quê nhà Sáng nay lại hót Tưng bừng lòng ta.
Tiếng ngọc trong veo Chim gieo từng chuỗi Lòng chim vui nhiều Hát không biết mỏi.
|
(Huy Cận, Hai bàn tay em, NXB Kim Đồng, 2012)
Câu 1. Bài thơ trên viết theo thể thơ gì?
- Thơ bốn chữ.
- Thơ năm chữ.
- Thơ bảy chữ.
- Thơ tự do.
Câu 2. Những dấu hiệu nào sau đây cho thấy bài thơ trên thuộc thể thơ bốn chữ?
- Mỗi dòng thơ gồm bốn tiếng.
- Bài thơ gieo vần chân (vần được đặt ở cuối dòng thơ), vần được gieo cách quãng (vần cách).
- Ngắt theo nhịp chẵn.
- Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
- Tác giả.
- Ta.
- Con chim.
- Phương án B và phương án C đúng.
Câu 4. Phương thức biểu đạt của văn bản trên là gì?
- Tự sự.
- Miêu tả.
- Biểu cảm.
- Miêu tả và biểu cảm.
Câu 5. Những sự vật nào sau đây không xuất hiện trong bức tranh thiên nhiên đồng quê của bài thơ này?
- Trời xanh.
- Ánh mặt trời.
- Giọt sương.
- Bông lúa.
Câu 6. Khổ thơ: Chim ơi, chìm nói / Chuyện chi, chuyện chi? /Lòng vui bối rối /Đợi lên đến thì… dùng phép tu từ nào?
- Nhân hoá.
- Ẩn dụ.
- Hoán dụ.
- So sánh.
Câu 7. Hình ảnh con chim chiền chiện được miêu tả qua những phương diện nào sau đây?
- Nhan đề bài thơ.
- Dòng thơ Con chim chiền chiện được lặp lại hai lần ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối, tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng.
- Hình ảnh chú chim chiền chiện hiện lên ấn tượng trước mắt người đọc bởi các động từ: bay, đập, sà, biến gợi tả phong phú trạng thái chiền chiện tung bay, làm chủ bầu trời cao chót.
- Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 8. Tiếng chim chiền chiện được nhà thơ gợi tả như thế nào?
- Tiếng chim được ví như cành sương chói, hóa thành từng giọt mang màu sắc rực rỡ rót xuống từ cõi cao xanh.
- Tiếng chim ăm ắp niềm vui sống kết thành từng chuỗi gieo xuống trần gian không ngớt.
- Tiếng chim chan chứa cánh đồng lúa tròn bụng sữa và làm xanh cả da trời dường như không thể xanh hơn.
- Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 9. Cảm nhận của em về một hình ảnh so sánh được thể hiện trong bài thơ.
Câu 10. Theo em, qua bài thơ này, nhà thơ Huy Cận muốn bộc lộ cảm hứng ngợi ca điều gì?
II. VIẾT con chim chiền chiện ; đọc hiểu con chim chiền chiện ; trắc nghiệm con chim chiền chiện
Viết bài văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ mà em yêu thích.
III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: con chim chiền chiện ; đọc hiểu con chim chiền chiện ; trắc nghiệm con chim chiền chiện
1. Đọc hiểu con chim chiền chiện ; đọc hiểu con chim chiền chiện ; trắc nghiệm con chim chiền chiện
Câu 1. A. Thơ bốn chữ.
Câu 2. D. Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 3. B. Ta.
Câu 4. D. Miêu tả và biểu cảm.
Câu 5. B. Ánh mặt trời.
Câu 6. A. Nhân hoá.
Câu 7. D. Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 8. Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 9.
Trong bài thơ “Con chim chiền chiện” của Huy Cận, hình ảnh so sánh được thể hiện một cách tinh tế và lôi cuốn, giúp tạo ra một bức tranh sống động về cuộc sống nông thôn và tình yêu thương đối với quê hương.
Một trong những hình ảnh so sánh đặc biệt ấn tượng là “Tiếng hát long lanh / Như cành sương chói”. Hình ảnh của tiếng hát chim được so sánh với ánh sáng lấp lánh của sương, tạo ra một cảm giác của sự tinh khiết và rạng rỡ. So sánh này không chỉ làm cho tiếng hát của con chim trở nên sống động và hấp dẫn hơn mà còn tạo ra một hình ảnh mơ mộng, lãng mạn về âm nhạc tự nhiên trong không gian nông thôn.
Một hình ảnh so sánh khác là “Tiếng ngọc trong veo / Chim gieo từng chuỗi”. Hình ảnh của tiếng hát chim được so sánh với hạt ngọc lấp lánh, và con chim được mô tả như một nghệ sĩ tạo ra những chuỗi nhạc vô cùng quý giá. So sánh này tạo ra một bức tranh về sự quý giá và đẹp đẽ của âm nhạc tự nhiên, và đồng thời tôn vinh tài năng và sự tinh tế của con chim.
Tất cả những hình ảnh so sánh này đều làm cho bức tranh về cuộc sống nông thôn và tình yêu thương đối với quê hương trở nên sống động và đầy cảm xúc. Chúng giúp đẩy mạnh sức mạnh mô tả của bài thơ và khơi dậy trong độc giả những cảm xúc sâu sắc về vẻ đẹp của tự nhiên và giá trị của quê hương.
Câu 10. con chim chiền chiện ; đọc hiểu con chim chiền chiện ; trắc nghiệm con chim chiền chiện
Gợi ý:
– Con chim chiền chiện, với dáng bay điệu hót của nó giữa bầu trời xanh ngắt xanh là biểu tượng cho sự sống thanh bình, yên ấm, an vui.
– Qua đó, nhà thơ thổ lộ một cách tinh tế cảm hứng ngợi ca cuộc sống đẹp tươi, hạnh phúc đang diễn ra trên quê hương miền Bắc xã hội chủ nghĩa những năm 60 của thế kỉ trước – một nguồn cảm hứng lớn trong thơ Huy Cận, kể từ sau Cách mạng tháng Tám.
2. Phần viết con chim chiền chiện ; đọc hiểu con chim chiền chiện ; trắc nghiệm con chim chiền chiện
2.1. Gợi ý chung con chim chiền chiện ; đọc hiểu con chim chiền chiện ; trắc nghiệm con chim chiền chiện
a. Yêu cầu về kiểu văn bản: Cảm xúc về một bài thơ bốn chữ mà em yêu thích.
b. Yêu cầu về nội dung:
– Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc về bài thơ,
– Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
– Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
c. Yêu cầu về diễn đạt: con chim chiền chiện ; đọc hiểu con chim chiền chiện ; trắc nghiệm con chim chiền chiện
– Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn, sử dụng các từ ngữ liên kết.
– Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
d. Yêu cầu về phương thức kết hợp:
Kết hợp phương thức lập luận, miêu tả và biểu cảm.
đ. Yêu cầu về bố cục:
Viết đúng bố cục của một bài văn, gồm mở bài, thân bài và kết bài.
2.2. Gợi ý lập dàn ý
– Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ, nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
– Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
– Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.
2.3. Bài làm tham khảo con chim chiền chiện ; đọc hiểu con chim chiền chiện ; trắc nghiệm con chim chiền chiện
Ngôi nhà
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm.
Em yêu tiếng chim
Đầu hồi lảnh lót
Mái vàng thơm phức
Rạ đầy sân phơi.
Em yêu ngôi nhà
Gỗ, tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca.
(Tô Hà, Nguồn, https://www.thivien.net)
Nói đến Tô Hà là nói đến một tâm hồn thơ “luôn đau đáu nỗi lòng mình cho một câu thơ hay”. Chính vì vậy, mặc dù số lượng các tác phẩm của ông không nhiều nhưng những tác phẩm của ông để lại luôn in dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Trong đó phải kể đến bài thơ “Ngôi nhà” một tác phẩm viết cho thiếu nhi về tình yêu đối với ngôi nhà của một đứa trẻ nhưng đây lại là bài thơ thể hiện sự nâng niu, trân trọng và ước mơ của tác giả về một mái ấm bình yên, rộn rã tiếng cười.
Ngôi nhà đối với mỗi con người là chốn bình yên đáng tin cậy nhất, là nơi con người tìm lại chính mình sau những vấp ngã hay thành công của bản thân. Vì vậy, nói đến nhà, chúng ta luôn cảm thấy tự hào và biết ơn sâu sắc. Bài thơ “Ngôi nhà” của Tô Hà cũng vậy, ngoài tình yêu đối với ngôi nhà của những đứa trẻ đó còn là lời nhắc nhở chân thành về những giá trị truyền thống, về đất nước đang ngày càng đổi mới và đi lên. Với giọng thơ nhẹ nhàng, hình ảnh thơ giản dị, ngôi nhà hiện lên sống động và đầy màu sắc. Ngôi nhà với hàng xoan trước ngõ, với tiếng chim ca, với mái nhà thơm mùa vụ và với những vật liệu thô sơ, mộc mạc nhưng ấm áp. Ngôi nhà ấy giản dị nhưng lại là nơi những đứa trẻ đã lớn lên và cất bước vào đời. Mở đầu bài thơ, hình ảnh ngôi nhà với sắc tím của hoa xoan và không gian tràn ngập tiếng chim “lảnh lót” khiến lòng ta xao xuyến:
Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm.
Ngôi nhà ấy có lẽ được miêu tả vào độ tháng ba, lúc những chùm hoa xoan “trước ngõ” “xao xuyến” nở, kết lại với nhau tạo thành những dải mây bồng bềnh tím ngắt rất đẹp. Thủ pháp nhân hoá và so sánh khiến những bông hoa không chỉ đẹp mà còn căng tràn sức sống, lộng lẫy đến bất ngờ. Ngôi nhà ấy lọt thỏm trong những hàng xoan mới thật sinh động, đó chính là lúc đứa trẻ thốt lên “Em yêu nhà em” đầy mừng rỡ và mê say:
Em yêu tiếng chim
Đấu hỏi lành lót
Mai vàng thơm phức
Rạ đây sân phơi.
Cùng với hoa xoan, tiếng chim cũng được miêu tả rất sống động. Tiếng chim ấy bao trùm cả không gian khoáng đạt tạo nên những âm thanh vui tươi đầy sức sống. Mái nhà, sân vườn cùng rực rỡ trong sắc vàng của rơm rạ, ở đó còn có mùi thơm của một vụ mùa bội thu. Một khung cảnh rực rỡ, ấm áp hiện ra với những sắc màu, âm thanh và mùi hương, tạo cho ta cảm giác yên bình và hạnh phúc.
Trước cảnh đẹp của thiên nhiên, một lần nữa đứa trẻ lại thốt lên “Em yêu ngôi nhà” nhưng lần này lại là tình yêu những điều giản dị. Tình yêu ấy bắt đầu từ những gốc tre, cây gỗ, ngôi nhà và cuối cùng là một đất nước hoà bình, hạnh phúc:
Em yêu ngôi nhà
Gỗ, tre mộc mạc
Như yêu đất nước
Bốn mùa chim ca
Tô Hà không nhằm miêu tả những vị trí và vật dụng cụ thể trong ngôi nhà bao gồm buồng trong, buồng ngoài mà chủ yếu là nói đến những vật liệu thô sơ, giản dị đã tạo nên ngôi nhà thân thương ấy. Gỗ, tre tuy mộc mạc, thô sơ nhưng đó đều là biểu tượng cho làng quê nông thôn Việt Nam. Họ tạo nên ngôi nhà của mình từ những vật liệu có sẵn, gắn bó với người nông dân bao đời. Chính tình yêu đối với những ngôi nhà làm bằng vật liệu thô sơ ấy đã tạo nên một đất nước tươi đẹp, giàu truyền thống văn hoá. Chính tình yêu những điều giản dị đã tạo nên tình yêu nước thiết tha, nồng nàn. Phải chăng viết đến đây, nhà thơ mong muốn nhắc nhở mỗi con người Việt Nam từ thuở ấu thơ phải biết trân trọng và nâng niu những giá trị xưa cũ tốt đẹp.
Đất nước “bốn mùa chim ca” là một đất nước tươi đẹp, đầy những niềm vui và no đủ. Đất nước ấy bắt đầu từ một ngôi nhà mà trong bài thơ ấy đã nhắc tên và buộc ta phải yêu, phải trân quý. Đây là tình yêu của một đứa trẻ còn nhỏ, đơn giản chúng yêu ngôi nhà ấy bởi vẻ đẹp và sự mộc mạc nhưng ấm áp mà ngôi nhà mang lại. Ngôi nhà ấy có hàng xoan, có tiếng chim ca, có mùi thơm của rạ rơm, có tre, gỗ kiến tạo nên ngôi nhà và ta cũng thấy có cả luôn một đất nước đang ngày càng phát triển.
Với thể thơ bốn chữ, câu từ mộc mạc, giản dị, hình ảnh thơ quen thuộc, giàu cảm xúc, Tô Hà đã giúp chúng ta cảm và hiểu được giá trị tinh thần của Ngôi nhà trong tâm hồn của mỗi người, giúp chúng ta yêu và trân quý bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Từ đó, biết sống đẹp, sống tốt hơn, sống có trách nhiệm hơn góp phần xây dựng đất nước có được Bốn mùa chim ca.