Giới thiệu đến các bạn bài viết: Người cá (A-léc-xăng-đơ Rô-măng-nô-vích Bi-lây) ; Đọc hiểu Người cá (A-léc-xăng-đơ Rô-măng-nô-vích Bi-lây) (Truyện viễn tưởng) (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: người cá ; đọc hiểu người cá ; trắc nghiệm người cá 

I.TRẮC NGHIỆM. người cá ; đọc hiểu người cá ; trắc nghiệm người cá 

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng:

Chương 14

Người mất trí thiên tài

Tôi đã quan sát rất lâu những động vật được giải phẩu trong phòng thí nghiệm và cố tìm hiểu, nghiên cứu xem những bộ phận được chuyển đến chỗ mới, đôi khi rất xa lạ, diễn biến ra sao. Quan sát xong, tôi chuyển chúng ra vườn. Khu vườn bảo tàng của tôi thế là đã được hình thành. Tôi đặc biệt say sưa nghiên cứu vấn đề trao đổi và ghép mô giữa các loài khác nhau, thí dụ giữa cá và động vật có vú, và ngược lại. Ở đây tôi đã đạt được cái mà các nhà bác học khác cho là hoàn toàn không tưởng. Nhưng có gì khác biệt đâu? Những việc tôi làm được hôm nay, mai đây các nhà giải phẫu bình thường cũng làm được. Giáo sư Xây-na (Seiner) hẳn phải biết những phẩu thuật gần đây nhất của nhà giải phẫu người Đức là Đao-ơ-bờ-rúc-khơ (Dauerbrukher). Ông ta đã thành công trong việc thay thế một cái đùi bị đau bằng xương ống chân.

– Còn Ích-chi-an thì sao?

– Xây-nờ hỏi.

– Ích-chi-an là niềm tự hào của tôi. Khi giải phẫu Ích-chi-an, cái khó không chỉ phải ở kỹ thuật. Tôi phải thay đổi toàn bộ công việc của cơ thể con người và có như vậy Ích-chi-an mới có thể sống được. Sáu con khi đã chết trong các cuộc thí nghiệm trước khi tôi đạt được mục đích, để yên tâm tiến hành mổ thăng bé.

– Phẫu thuật đó được tiến hành ra sao? – Viên chánh án hỏi.

– Tôi đã ghép mang một con cá mập cho thằng bé. Và thế là nó có khả năng sống trên cạn lẫn dưới nước. Trong đám công chúng có nhiều tiếng xì xào ngạc nhiên. Các phóng viên báo chí lao tới máy điện thoại để báo ngay về toà soạn tin tức sốt dẻo đó.

– Sau đó tôi lại đạt được một thành công nữa lớn hơn, đó là con khỉ mà các ngài đã thấy. Nó có thể sống rất lâu trên cạn cũng như dưới nước mà không hại gì đến sức khoẻ. Còn Ích-chi-an có thể sống trên cạn nhiều nhất là ba bốn ngày đêm. Nếu ở trên cạn lâu quá thì rất có hại, phổi sẽ làm việc quá sức, mang sẽ khô lại, và sẽ đau nhói hai bên sườn. Tiếc rằng khi tôi đi vắng, Ích-chi-an đã vi phạm chế độ do tôi đề ra…. Nó đang đau đớn vì một chứng bệnh hiểm nghèo. Sự cân bằng trong cơ thể nó bị phá vỡ, vì vậy nó phải ngâm mình dưới nước phần lớn thời gian.

(A-léc-xăng-đơ Rô-măng-nô-vích Bi-lây, Người cá, Đỗ Ca Sơn dịch, NXB Văn học, 2018)

người cá ; đọc hiểu người cá ; trắc nghiệm người cá 

Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào?

  1. Hai vạn dặm dưới đáy biển. (Giuyn Véc-nơ)
  2. Cuộc du hành vào lòng đất. (Giuyn Véc-no)
  3. Người cá (A-léc-xăng-đơ Rô-măng-nô-vích Bi-lây)
  4. Chất làm gỉ. (Ray-Brét-bơ-ry)

Câu 2. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Tự sự.
  2. Miêu tả
  3. Thuyết minh.
  4. Biểu cảm.

Câu 3. Không gian trong đoạn trích là không gian nào?

  1. Trên biển cả.
  2. Trong một phiên tòa.
  3. Trong phòng thí nghiệm.
  4. Trong bệnh viện.

Câu 4. Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai?

  1. Ích-chi-an.
  2. Ban-ta-da.
  3. Du-ri-ta.
  4. Xan-va-tô.

Câu 5. Trước khi phẫu thuật giúp Ích-chi-an sống được, giáo sư Xan-va-tô đã có những thí nghiệm nào?

  1. Trên các con cá mập.
  2. Trên sáu con khỉ.
  3. Trên các con cá mập và trên sáu con khỉ.
  4. Mang của một con cá mập và trên sáu con khỉ.

Câu 6. Nhân vật Ích-chi-an trong đoạn trích trên có gì đặc biệt?

  1. Ich-chi-an là người cá có 4 mang, nên bơi rất giỏi.
  2. Ich-chi-an là người cá bất tử.
  3. Ich-chi-an là người cá, có thể thở bằng mang, có vây, có vảy, sống dưới đáy biển như các sinh vật biển.
  4. Ích-chi-an là người cá, có thể thở bằng mang, sống dưới đáy biển như các sinh vật biển khác.

Câu 7. Trong đoạn trích trên, trí tưởng tượng của tác giả được thể hiện qua chi tiết nào?

  1. Tôi đã ghép mang một con cá mập cho thằng bè. Và thế là nó có khả năng sống trên cạn lẫn dưới nước.
  2. Sáu con khỉ đã chết trong các cuộc thi nghiệm trước khi tôi đạt được mục đích, để yên tâm tiến hành mổ thằng bé.
  3. Sự cân bằng trong cơ thể nó bị phá vỡ, vì vậy nó phải ngâm mình dưới nước phần lớn thời gian.
  4. Nó có thể sống rất lâu trên cạn cũng như dưới nước mà không hại gì đến sức khoẻ.

Câu 8. Phương án nào nhận xét đúng về đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích trên?

  1. Sử dụng nhiều chi tiết hoang đường.
  2. Sử dụng nhiều yếu tố chỉ có trong thần thoại, truyền thuyết.
  3. Sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng nhưng có cơ sở khoa học.
  4. Sử dụng nhiều yếu tố có thực, đã được khoa học chứng minh.

Câu 9. Câu: Tôi đã ghép mang một con cá mập cho thằng bé. Và thế là nó có khả năng sống trên cạn lẫn dưới nước, sử dụng phép liên kết nào?

  1. Phép thế.
  2. Phép thế và phép liên tưởng.
  3. Phép liên tưởng.
  4. Phép thế và phép nối.

Câu 10. Thành phần chính và trạng ngữ trong câu có thể được mở rộng bằng?

  1. Cụm từ
  2. Từ đơn.
  3. Từ ghép.
  4. Từ nhiều nghĩa

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Ích-chi-an ra đời trong một cơn sinh khó, người mẹ mất ngay sau khi sinh và chú bé cũng bị nguy hiểm về tính mạng. Trong hoàn cảnh đó, bác sĩ Xan-va-tô đã phẫu thuật anh thành người cá. Theo em, việc sử dụng khoa học để biến một người bình thường thành người cá trong trường hợp này là nên hay không nên.

Câu 2. Câu tiếng Việt gồm mấy thành phần? Có thể mở rộng thành phần chính và thành phần phụ trong câu như thế nào? Minh họa bằng một câu có mở rộng thành phần chính và thành phần phụ.

người cá ; đọc hiểu người cá

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI người cá ; đọc hiểu người cá ; trắc nghiệm người cá 

1. Phần trắc nghiệm người cá ; đọc hiểu người cá ; trắc nghiệm người cá 

Câu 1. C. Người cá (A-léc-xăng-đơ Rô-măng-nô-vích Bi-lây)

Câu 2.  A. Tự sự.

Câu 3.  B. Trong một phiên tòa.

Câu 4.  D. Xan-va-tô.

Câu 5.  B. Trên sáu con khỉ.

Câu 6.  D. Ích-chi-an là người cá, có thể thở bằng mang, sống dưới đáy biển như các sinh vật biển khác.

Câu 7.  A. Tôi đã ghép mang một con cá mập cho thằng bè. Và thế là nó có khả năng sống trên cạn lẫn dưới nước.

Câu 8.  C. Sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng nhưng có cơ sở khoa học.

Câu 9.  D. Phép thế và phép nối.

Câu 10.  A. Cụm từ

 người cá ; đọc hiểu người cá

2. Phần tự luận người cá ; đọc hiểu người cá ; trắc nghiệm người cá 

Câu 1. 

Việc sử dụng khoa học để biến đổi một người bình thường thành người cá trong trường hợp cấp bách như của Ích-chi-an mở ra nhiều vấn đề đạo đức và pháp lý. Mặc dù có thể cứu sống Ích-chi-an, nhưng việc không có sự đồng thuận của bệnh nhân và nguy cơ của những hậu quả không mong muốn và tác động đến xã hội nên cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Câu 2. 

– Câu tiếng Việt gồm máy có hai thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ) và các thành phần phụ. Một trong những thành phần phụ của câu là trạng ngữ.

– Có thể mở rộng thành phần chính và thành phần phụ trong câu từ một từ thành một cụm từ hoặc từ một cụm từ đơn giản thành một cụm từ phức tạp.

– Ví dụ: người cá ; đọc hiểu người cá ; trắc nghiệm người cá 

+ Trên cánh đồng mênh mông, hàng ngàn cây hoa hướng dương nở rộ, đua nhau khoe sắc.

+ Đó chính là điều bí mật mà tôi muốn giữ mãi trong lòng, không muốn chia sẻ cùng các bạn.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *