Giới thiệu đến các bạn bài viết: Quần đảo Hy Lạp ; Đọc hiểu Quần đảo Hy Lạp (Giuyn Véc-nơ), (Hai vạn dặm dưới đáy biển) (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: quần đảo hy lạp ; đọc hiểu quần đảo hy lạp ; trắc nghiệm quần đảo hy lạp 

I. TRẮC NGHIỆM. quần đảo hy lạp ; đọc hiểu quần đảo hy lạp trắc nghiệm quần đảo hy lạp 

Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng: 

Chương 30

Quần đảo Hy Lạp

Rạng sáng hôm sau, 12 tháng 2, tàu Nau-ti-lotx nổi lên mặt nước. Tôi chạy lên boong. Ở chân trời phía nam, hiện lên hình dáng của thành phố Pê-lu-đi-om cổ kính. Gần 7 giờ sáng Nét Len và Công-xây cũng lên boong. Hai người bạn cố tri ngủ một mạch suốt đêm, chẳng quan tâm chút nào tới chiến công của tàu Nau-ti-lotx cả.

– Thưa nhà tự nhiên học, – Nét hỏi tôi bằng một giọng hài hước, – Địa Trung Hải đâu ạ?

– Chúng ta đang ở Địa Trung Hải rồi đó, ông bạn ạ.

– Chà chà. Thế là đêm qua…

– Đêm qua trong ít phút chúng ta đã vượt qua eo đất hiểm.

– Tôi không tin, – Nét trả lời.

– Không tin sao được, ông Nét!

– Tôi phản đối.

– Bờ biển thấp ở phía nam kia là bờ biển Ai Cập đó! Nét vẫn bướng bỉnh chưa tin. Tôi bảo Nét:

– Ông hãy nghe tôi. Thuyền trưởng đã cho tôi vinh dự được lên phòng hoa tiêu xem con đường ngầm. Ông ta tự tay lái tàu qua cái hành lang hẹp đó.

– Nghe thấy chưa, anh Nét?

– Công-xây hỏi.

– Ông Nét ạ, – tôi nói tiếp, – mắt ông rất tinh. Ông có thể phân biệt một cách dễ dàng con đê chạy dài ra biển của cảng Po Xa-ít. Nét chăm chú nhìn rồi nói:

– Giáo sư nói đúng, còn thuyền trưởng của ngài quả là tài năng kiệt xuất. Chúng ta đang ở Địa Trung Hải thật. Bây giờ, nếu có thể, ta hãy bàn việc riêng một chút, nhưng chớ để ai nghe trộm.

Tôi hiểu rõ ý đồ của Nét và nghĩ bụng: “Dẫu sao cũng nên bàn bạc với anh ta vì anh ta muốn thế.” Thế là ba chúng tôi ngồi xuống gần đèn pha. Tôi nói:

– Ông muốn nói gì thì nói đi, ông Nét. Tôi nghe đây.

– Thế này nhé. Chúng ta đang ở châu Âu. Trước khi Nê-mô có ý định cho tàu lặn xuống đáy biển Bắc cực hay quay lại châu Đại dương, ta phải chuồn khỏi tàu này! Thú thực là cuộc thảo luận với Nét về chuyện đó làm tôi lúng túng. Tôi không hề muốn gò bó Công-xây và Nét nhưng cũng chẳng có chút nguyện vọng nào chia tay với thuyền trưởng Nê-mô. Nhờ Nê mô, nhờ con tàu của Nê-mô mà hằng ngày tôi bổ sung cho mình biết bao kiến thức về hải dương học, tôi viết lại cuốn sách của mình nói về những bí mật dưới đáy đại dương ở ngay trong lòng biển. Liệu tôi còn dịp được quan sát những kỳ quan ẩn giấu dười đại dương không? Tất nhiên là không. Tôi không thể chấp nhận ý nghĩ rằng phải rời khỏi tàu Nau-ti-lơtx mà chưa hoàn thành công trình nghiên cứu biển của chúng tôi.

– Ông bạn Nét ạ, tôi nói, – ông hãy trả lời tôi một cách thẳng thắn nhé. Chẳng lẽ trên tàu Nau-ti-lớtx lại buồn sao? ông ân hận rằng số phận đã đẩy ông đến với thuyền trường Nê-mô à? Nét không trả lời ngay. Anh ta khoanh tay trước ngực rồi nói:

– Thực tình, tôi chẳng ân hận gì về việc được làm một chuyến đi chơi ngắm dưới biển. Tôi sẽ nhớ lại chuyến đi này một cách thú vị, nhưng cũng phải cho nó kết thúc chứ! Đấy, ý kiến của tôi là như vậy.

(Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới đáy biển, Đỗ Ca Sơn dịch, NXB Văn học, 2014)

quần đảo hy lạp ; đọc hiểu quần đảo hy lạp ; trắc nghiệm quần đảo hy lạp 

Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào?

  1. Hai vạn dặm dưới đáy biển. (Giuyn Véc-nơ)
  2. Cuộc du hành vào lòng đất. (Giuyn Véc-nơ)
  3. Nhật trình Sol 6. (En-đi Uya)
  4. Chất làm gì. (Ráy-Brét-bơ-ry)

Câu 2. Đoạn trích trên có tiêu đề là gì?

  1. Hai vạn dặm dưới đáy biển.
  2. Quần đảo Hy Lạp
  3. Địa Trung Hải.
  4. Vùng biển Vi Gô.

Câu 3. Tàu Nau-ti-lơtx nổi lên mặt nước vào thời gian nào?

  1. Rạng sáng hôm sau.
  2. Ngày 12 tháng 2.
  3. Rạng sáng hôm sau, 12 tháng 2.
  4. Lúc 7 giờ sáng.

Câu 4. Khi tàu Nau-ti-lơtx nổi lên mặt nước, nhân vật tôi đã làm gì?

  1. Cùng nhau đi dạo ở thành phố Pê-lu-đi-om cổ kính.
  2. Lấy ống nhòm ngắm nhìn thành phố Pê-lu-di-om cổ kinh.
  3. Gọi Công-xây và Nét Len dậy.
  4. Chạy lên boong tàu.

Câu 5. Nhà tự nhiên học trong đoạn trích trên nói về nhân vật nào?

  1. Về Nê-mô.
  2. Về Công-xây.
  3. Về nhân vật tôi.
  4. Về Công-xây và về nhân vật tôi.

Câu 6. Ông ta trong câu: Ông ta tự tay lái tàu qua cái hành lang hẹp đó. nói về nhân vật nào?

  1. Về Nê-mô.
  2. Về Công xây.
  3. Về nhân vật tôi.
  4. Về Công-xây và về nhân vật tôi.

Câu 7. Trong các nhân vật sau, nhân vật nào được xem là tài năng kiệt xuất?

  1. Nê-mô.
  2. Nhân vật tôi.
  3. Công-xây.
  4. Nét Len.

Câu 8. Trong các nhân vật sau, nhân vật nào có ý định trốn khỏi tàu Nau-ti-lơtx?

  1. Giáo sư.
  2. Nê-mô.
  3. Công-xây.
  4. Nét Len.

Câu 9. Xác định trạng ngữ trong câu sau: Rạng sáng hôm sau, 12 tháng 2, tàu Nau-ti-lotx nổi lên mặt nước.

  1. Rạng sáng hôm sau.
  2. 12 tháng 2.
  3. Rạng sáng hôm sau, 12 tháng 2.
  4. tàu Nou-ti-latz nổi lên mặt nước.

Câu 10. Dấu ngoặc kép trong câu: Tôi hiểu rõ ý đồ của Nét và nghĩ bụng: “Dẫu sao cũng nên bàn bạc với anh ta vì anh ta muốn thế”. Có tác dụng gì?

  1. Đánh dấu phần có chức năng chú thích cho một từ ngữ, một vế trong câu, trong đoạn văn.
  2. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn trong câu.
  3. Đánh dấu được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
  4. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

quần đảo hy lạp ; đọc hiểu quần đảo hy lạp

II. PHẦN TỰ LUẬN quần đảo hy lạp ; đọc hiểu quần đảo hy lạp ; trắc nghiệm quần đảo hy lạp 

Câu 1. Nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng được xây dựng như thế nào?

Câu 2. Hãy viết một đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong một truyện khoa học viễn tưởng mà em đã được học trong sách giáo khoa Ngữ văn 7.

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI quần đảo hy lạp ; đọc hiểu quần đảo hy lạp ; trắc nghiệm quần đảo hy lạp 

1. Phần trắc nghiệm  quần đảo hy lạp ; đọc hiểu quần đảo hy lạp ; trắc nghiệm quần đảo hy lạp 

Câu 1. A. Hai vạn dặm dưới đáy biển. (Giuyn Véc-nơ)

Câu 2.  B. Quần đảo Hy Lạp

Câu 3.  C. Rạng sáng hôm sau, 12 tháng 2.

Câu 4.  D. Chạy lên boong tàu.

Câu 5.  C. Về nhân vật tôi.

Câu 6.  A. Về Nê-mô.

Câu 7.  A. Nê-mô.

Câu 8.  D. Nét Len.

Câu 9.  C. Rạng sáng hôm sau, 12 tháng 2.

Câu 10.  D. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

quần đảo hy lạp ; đọc hiểu quần đảo hy lạp

2. Phần tự luận 

Câu 1.

Nhân vật trong truyện khoa học viễn tưởng thường là những người thông thái (nhà khoa học, nhà phát minh, nhà sáng chế,…), người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường.

Câu 2. Các em tự làm. quần đảo hy lạp ; đọc hiểu quần đảo hy lạp ; trắc nghiệm quần đảo hy lạp 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *