Giới thiệu đến các bạn bài viết: Thi thổi xôi nấu cơm ; Đọc hiểu Thi thổi xôi nấu cơm (Văn bản thông tin) ; trắc nghiệm thi thổi xôi nấu cơm (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: thi thổi xôi nấu cơm ; đọc hiểu thi thổi xôi nấu cơm ; trắc nghiệm thi thổi xôi nấu cơm
I. TRẮC NGHIỆM. thi thổi xôi nấu cơm ; đọc hiểu thi thổi xôi nấu cơm ; trắc nghiệm thi thổi xôi nấu cơm
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng: thi thổi xôi nấu cơm ; đọc hiểu thi thổi xôi nấu cơm ; trắc nghiệm thi thổi xôi nấu cơm
Thi thổi xôi nấu cơm
Đây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Học Đình, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hàng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội đến Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng (thúng trên đầm Giang Đỉnh, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi ). Các cô chèo ra giữa đầm, chuẩn bị bếp, vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi. Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tùy ý, miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo. Nếu xong trước, xôi vẫn phải ngon, dẻo thì mới được điểm cao.
Khó khăn với các có là ở chỗ nhóm bếp, thổi lửa. Phải giữ sao cho thuyền khỏi chòng chành, bếp lửa hướng ra phía gió dễ tắt. Các bà mẹ đã dạy các cô cách thức nhóm lửa bằng mồi ướt, thổi lửa mỗi khi bếp tắt, cách chọn hướng kê bếp theo chiều gió, giữ lửa cháy điều hòa, cách ước lượng thời gian. Các cô đốt những nén hương và trông theo những đoạn hương cháy để biết nồi cơm, chõ xối đã vừa chín chưa.
Nếu gặp mưa phùn gió bắc, các cô sẽ trải qua một cuộc thi vất vã, còn nếu như mưa nặng hạt thì các cô sẽ được đưa lên bãi Giang Đỉnh trổ tài dưới những mái tranh. Cuộc thi diễn ra suốt buổi sáng.
(Nguồn, https://baothanhhoa.vn)
Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
- Thuyết minh.
- Miêu tả.
- Nghị luận.
- Tự sự.
Câu 2. Dấu hiệu nào để nhận biết văn bản trên thuộc kiểu văn bản thông tin?
- Giới thiệu đầy đủ về thành phần, nguyên vật liệu và các bước tiến hành một hội thi.
- Giới thiệu đầy đủ về địa danh, thời gian, thành phần, nguyên vật liệu và các bước tiến hành một hội thi.
- Giới thiệu đầy đủ về quá trình tổ chức hội thi và thời gian, địa điểm của cuộc thi.
- Giới thiệu đầy đủ về lịch sử ra đời của cuộc thi, thời gian, địa điểm, thành phần Ban giám khảo và các đội thi.
Câu 3. Câu nào sau đây cho biết trò chơi trên thuộc trò chơi dân gian truyền thống?
- Đây là một trong những môn thi để tuyển chọn những người phụ nữ đảm đang, khéo léo.
- Đây là một trong những môn thi để tuyển chọn hoa khôi.
- Đây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan.
- Đây là một trong những môn thì để tuyển chọn những người xứng danh đảm việc nước, giỏi việc nhà.
Câu 4. Các đồ dùng, vật liệu mà các cô gái tham gia thi thổi xôi nấu cơm mang theo là những đồ dùng, vật liệu nào?
- Kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm khô, củi và bã mía tưới.
- Bếp, nổi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt, than, và bã mía tươi.
- Kiềng, nổi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ, cũi, rơm ướt và bã mía tươi.
- Kiềng, nổi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cũng rơm ướt và bã mía tươi.
Câu 5. Trong các đồ dùng, vật liệu được mang theo, đồ dùng, vật liệu nào được coi là đặc biệt?
- Rơm ướt, bã mía tươi.
- Kiềng, chõ, gạo nếp.
- Kiềng, chõ, gạo tẻ.
- Rơm ướt, gạo nếp, gạo tẻ.
Câu 6. Ý tưởng tổ chức trò chơi trong văn bản trên cho thấy điều gì?
- Chăm chỉ, cần cù, khéo léo,
- Dũng cảm đương đầu với thử thách.
- Thông minh, khéo léo, kiên trì, chịu khó.
- Khéo léo, dũng cảm, dám nghĩ dám làm.
Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng về ngôn ngữ của văn bản trên?
- Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng.
- Sử dụng nhiều câu cảm, cầu khiến.
- Sử dụng thuật ngữ thuộc lĩnh vực mà văn bản để cập
- Sử dụng nhiều câu trần thuật
Câu 8. Trong các từ sau, từ nào không có nghĩa là dự vào, nhập vào?
- Tham gia.
- Tham biện.
- Tham luận.
- Tham khảo.
Câu 9. Trong các câu sau, câu nào không phải là thành ngữ?
- Đồng ra đồng vào.
- Mặt đỏ tía tai.
- Đồng chua nước mặn.
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Câu 10. Trong các từ sau, từ nào là thuật ngữ?
- Nhân vật.
- Khó khăn.
- Chòng chành.
- Cô gái.
II. PHẦN TỰ LUẬN thi thổi xôi nấu cơm ; đọc hiểu thi thổi xôi nấu cơm ; trắc nghiệm thi thổi xôi nấu cơm
Câu 1. Những khó khăn mà các cô gái gặp phải khi chơi trò chơi Thổi xôi nấu cơm là gì? Những khó khăn đó đòi hỏi các cô gái phải làm như thế nào?
Câu 2. Khi phải viết bản tường trình như vi phạm nội quy trường lớp như bỏ tiết, nghỉ học, đánh nhau, phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc cần đảm bảo những yêu cầu nào?
III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI thi thổi xôi nấu cơm ; đọc hiểu thi thổi xôi nấu cơm ; trắc nghiệm thi thổi xôi nấu cơm
1. Phần trắc nghiệm thi thổi xôi nấu cơm ; đọc hiểu thi thổi xôi nấu cơm ; trắc nghiệm thi thổi xôi nấu cơm
Câu 1. A. Thuyết minh.
Câu 2. B. Giới thiệu đầy đủ về địa danh, thời gian, thành phần, nguyên vật liệu và các bước tiến hành một hội thi.
Câu 3. C. Đây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan.
Câu 4. D. Kiềng, nổi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cũng rơm ướt và bã mía tươi.
Câu 5. A. Rơm ướt, bã mía tươi.
Câu 6. C. Thông minh, khéo léo, kiên trì, chịu khó.
Câu 7. B. Sử dụng nhiều câu cảm, cầu khiến.
Câu 8. D. Tham khảo.
Câu 9. D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Câu 10. A. Nhân vật.
2. Phần tự luận thi thổi xôi nấu cơm ; đọc hiểu thi thổi xôi nấu cơm ; trắc nghiệm thi thổi xôi nấu cơm
Câu 1.
– Những khó khăn mà các cô gái gặp phải trong trò chơi này là: một mình nói lửa đun bếp trong một chiếc thuyền thúng chòng chành giữa đầm lộng gió, phải đun bếp bằng rơm ướt và bã mía là những thứ rất khó cháy.
– Những điều đó đòi hỏi ở các cô gái sự thông minh, khéo léo, kiên trì, chịu khó.
Câu 2. thi thổi xôi nấu cơm ; đọc hiểu thi thổi xôi nấu cơm ; trắc nghiệm thi thổi xôi nấu cơm
Cần đảm bảo các yêu cầu sau:
– Ở phần đầu bản tường trình: Cần ghi rõ thông tin cá nhân như họ tên, lớp học, trường học…
– Phần nội dung bản tường trình: Đây là phần quan trọng nhất của bản tường trình, thầy cô giáo sẽ căn cứ vào phần này để đánh giá thái độ thành thật nhận lỗi của học sinh, sau đó sẽ đưa ra quyết định về hình phạt.
– Cần trình bày lại sự việc một cách ngắn gọn nhưng đảm bảo đầy đủ các nội dung chính.
– Ví dụ, khi viết bản tường trình về việc đánh nhau trong trường, có thể viết tường thuật lại diễn biến sự việc qua các mốc thời gian, trong đó nêu rõ nguyên nhân dẫn đến đánh nhau…
– Phần cuối bản tường trình: Cần tự nhận lỗi của bản thân và cam đoan những nội dung trình bày trên là đúng với sự thật, đồng thời hứa sẽ không tái phạm.