Giới thiệu đến các bạn bài viết: Bồ câu bay đi tìm bà (Walter Macken) ; Đọc hiểu Bồ câu bay đi tìm bà (Walter Macken) ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: bồ câu bay đi tìm bà ; đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà
I. ĐỌC HIỂU: bồ câu bay đi tìm bà ; đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Nếu cháu được trao trả lại cho dượng Toby của cháu, thì cháu sẽ làm gì, Finn?” Finn suy nghĩ về điều này.
“Cháu sẽ lại bỏ trốn ngay khi cơ hội đầu tiên”, cậu nói.
“Cháu sẽ lại đưa Derval đi cùng chứ”, vị thẩm phán hỏi.
“Vâng”, Finn nói, cằm bạnh ra.
“Vì sao?”, vị thẩm phán hỏi.
Finn suy nghĩ.
“À”, cậu nói, “là vì thế thôi ạ”.
“Dượng Toby đánh Finn”, Derval hỗng nhiên nói.
“Derval”, Finn nói, lắc vai em gái.
“Đúng mà, dượng đánh anh ấy”, con bé nói. “Cháu không quan tâm. Dượng đánh anh ấy, đánh, rồi lại đánh, và Finn không khóc nhưng cháu khóc”.
“Dượng Toby đối xử thô bạo với các cháu ư”, vị thẩm phán hỏi.
“Không phải vậy”, Finn nói, cựa quậy một cách không thoải mái.
“Đúng đấy, ông ấy làm như thế đấy”. Derval nói. “Lúc nào cũng vậy, ông ấy chẳng bao giờ để anh ấy yên. Cháu ghét dượng Toby. Ông ấy ác với Finn lắm”.
“Em có im đi không hả, Derval?” Finn nói.
“Nếu cháu không nói, thì dĩ nhiên em cháu sẽ nói”, vị thẩm phán nói.
“Đó là vì tình yêu”, Finn nói, trong một cơn bùng nổ. Trẻ con nên có ai đó yêu thương mình. Không phải cháu, mà những đứa bé gái như Derval. Ông có hiểu không? Và cháu biết rằng bà sẽ làm nó vui nếu cháu có thể đến chỗ bà. Giống như cha mẹ cháu đã từng. Ông hiểu không? Không phải vì bản thân cháu, bởi vì cháu đã lớn và cháu có thể tự chăm sóc bản thân. Mà đó là vì Derval. Nó phải có ai đó. Và ở đó chẳng có ai hết. Dượng Toby không quan tâm đến nó. Ông có hiểu không?”.
Vị thẩm phán nhìn cậu bé. Khuôn mặt cậu giờ đây không còn vẻ khó gần nữa. Nó cởi mở và dễ thương. Vị thẩm phán bắt đầu hiểu sự hấp dẫn mà Finh tác động lên Michael, người đã nghỉ phép để tự mình khám phá ra nhiều điều đích đáng, chỉ bởi vì ông quý Finn.
(Walter Macken, Bồ câu bay đi tìm bà, Nguyễn Bích Lan dịch, NXB Hội Nhà văn, 2021)
Câu 1. Theo em, đoạn trích trên viết về đề tài gì?
- Tình cảm gia đình.
- Tình cảm bạn bè.
- Tình yêu thiên nhiên.
- Phương án B và phương án C đúng.
Câu 2. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
- Miêu tả.
- Biểu cảm.
- Tự sự
- Lập luận.
Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể ở ngôi thứ mấy?
- Thứ nhất.
- Thứ hai.
- Thứ ba.
- Phối hợp nhiều ngôi kể.
Câu 4. Trong đoạn trích, nhân vật Finn được khắc họa qua những phương diện nào?
- Dáng vẻ, lời nói, hành động.
- Ý nghĩ, hành động, lời nói.
- Lời nói, ý nghĩ, hành động.
- Dáng vẻ, lời nói, hành động, ý nghĩ.
Câu 5. Khi em gái Derval kế việc Finn – anh trai, luôn bị dượng Toby hành hạ dã man, Finn đã gắt lên với em mấy lần?
- 1 lần.
- 2 lần.
- 3 lần.
- 4 lần.
Câu 6. “Đúng mà, dượng đánh anh ấy”, con bé nói. “Cháu không quan tâm. Dượng đánh anh ấy, đánh, rồi lại đánh, và Finn không khóc nhưng cháu khóc”. Lời nói của Derval cho thấy dượng Toby là người như thế nào?
- Độc ác, tàn nhẫn.
- Thường xuyên bạo hành, gây ra nỗi đau khổ lớn cho trẻ em.
- Vô cảm, mất nhân tính.
- Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 7. Mục đích của hành động bỏ trốn khỏi nhà dượng Toby của Finn là gì?
- Vì em gái của Finn, Derval cần phải được yêu thương.
- Vì em gái của Finn, Derval cần phải được chữa bệnh.
- Vì em gái của Finn, Derval cần được sống trong niềm vui khi ở bên bà.
- Phương án A và phương án C đều đúng.
Câu 8. Câu: Vị thẩm phán bắt đầu hiểu sự hấp dẫn mà Finn tác động lên Michael, người đã nghỉ phép để tự mình khám phá ra nhiều điều đích đáng, chỉ bởi vì ông quý Finn. là lời của ai?
- Lời của người kể chuyện
- Lời của nhân vật
- Lời của tác giả
- Phương án B và phương án C đều đúng.
Câu 9. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Finn trong đoạn trích trên.
Câu 10. “Trẻ em nên có ai đó yêu thương mình”. Câu nói của Finn gợi cho em suy nghĩ gì?
II. VIẾT: bồ câu bay đi tìm bà ; đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà
Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết bài văn với nhan đề: Trẻ em cần được yêu thương.
III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: bồ câu bay đi tìm bà ; đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà
1. Đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà
Câu 1. A. Tình cảm gia đình.
Câu 2. C. Tự sự
Câu 3. C. Thứ ba.
Câu 4. B. Ý nghĩ, hành động, lời nói.
Câu 5. B. 2 lần.
Câu 6. D. Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 7. D. Phương án A và phương án C đều đúng.
Câu 8. A. Lời của người kể chuyện
Câu 9.
Gợi ý:
– Để làm nổi bật tính cách của nhân vật Finn, nhà văn đã khắc họa nhân vật trên nhiều phương diện, từ ngôn ngữ, hành động đến dáng vẻ, ý nghĩ… Các chi tiết kể, tả này làm hiện lên trước mắt người đọc một cậu bé có cá tính sống động và nội tâm sâu sắc:
– Câu trả lời “Cháu sẽ lại bỏ trốn ngay khi cơ hội đầu tiên” và dáng vẻ cằm bạnh ra trên gương mặt thể hiện một tính cách cương nghị, dứt khoát.
– Khi em gái Derval kể việc Finn – anh trai, luôn bị dượng Toby hành hạ dã man, Finn đã gắt lên với em đến những hai lần, thậm chí phủ nhận việc ấy, ta hiểu cậu bé này có một sức chịu đựng mạnh mẽ và hoàn toàn không nghĩ cho bản thân mình.
– Đặc biệt, trong cơn bùng nổ của cảm xúc, Finn đã nói thật rõ mục đích của hành động bỏ trốn là vì em gái – nó phải có ai đó yêu thương. Tình yêu thương chính là khát khao cháy bỏng, là động mãnh liệt khiến Finn đủ can đảm làm một chuyện không hề dễ dàng.
Tóm lại, với những gì được kể, Finn hiện lên một tính cách đáng quý: cương nghị, rắn rỗi, sâu sắc, vị tha. Bao trùm tất cả là một tình yêu thương lớn lao, sâu thẳm dành cho em gái mình.
Câu 10. Gợi ý:
– Trẻ em là đối tượng có đặc điểm; nhỏ bé, yếu đuối, chưa làm chủ được cuộc sống cá nhân; cần đến sự nuôi dưỡng, chở che của người lớn.
– Có ai đó: ở đây là người lớn, trước hết là người thân trong gia đình, sau nữa là cả cộng đồng xã hội phải quan tâm đến trẻ em, dành cho trẻ em tình yêu thương lớn nhất.
– Nên có… yêu thương mình: Finn nhấn mạnh đến nhu cầu lớn nhất của trẻ em là tình yêu thương.
Như vậy, câu nói của nhân vật Finn, trước hết thể hiện nỗi lo lắng của cậu ta đối với tình cảnh của em gái mình, sau đó mở ra cho độc giả nhiều ngẫm nghĩ về thái độ, tình cảm và hành động của họ đối với trẻ em…
2. Phần viết bồ câu bay đi tìm bà ; đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà
2.1. Gợi ý chung bồ câu bay đi tìm bà ; đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà
a. Yêu cầu về kiểu văn bản: bồ câu bay đi tìm bà ; đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà
Viết bài văn nghị luận về vấn đề sự cần thiết phải yêu thương và bảo vệ trẻ em.
b. Yêu cầu về nội dung: bồ câu bay đi tìm bà ; đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà
– Cần xác định được các từ khóa: trẻ em, cần được yêu thương.
– Xác định đây là một quan điểm đúng, cần phải tán thành.
– Để làm rõ được vấn đề cần bàn luận, cần xác lập được các ý chính:
+ Trẻ em là đối tượng có đặc điểm: nhỏ bé, yếu đuối, chưa làm chủ được cuộc sống cá nhân; cần đến sự nuôi dưỡng, chở che của người lớn.
+ Người lớn, trước hết là người thân trong gia đình, sau nữa là cả cộng đồng xã hội phải quan tâm đến trẻ em, dành cho trẻ em tình yêu thương lớn nhất.
+ Yêu thương: Nói đến nhu cầu lớn nhất của trẻ em là tình yêu thương. Trẻ em có quyền được yêu thương và bảo vệ, có quyền được đối xử tôn trọng, vì trẻ em là tương lai của đất nước, dân tộc. Trong môi trường có nhiều nguy cơ bị xâm hại và tác động tiêu cực, yêu thương và bảo vệ trẻ em là yêu cầu và đòi hỏi quan trọng và bức thiết nhất.
c. Yêu cầu về diễn đạt: bồ câu bay đi tìm bà ; đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà
– Những ý kiến, lí lẽ phải được trình bày mạch lạc, rõ ràng, chắc chắn; bằng chứng phải xác đáng, thuyết phục.
– Mỗi ý cần được trình bày bằng một đoạn văn hoàn chỉnh, giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ,
– Chú ý về chính tả, ngữ pháp trong diễn đạt.
d. Yêu cầu về phương thức kết hợp: Lập luận và biểu cảm.
đ. Yêu cầu về bố cục: bồ câu bay đi tìm bà ; đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà
Đảm bảo yêu cầu 3 phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
2.2. Gợi ý lập dàn ý bồ câu bay đi tìm bà ; đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà
Lập dàn ý bài viết theo gợi ý các phần:
a. Mở bài: bồ câu bay đi tìm bà ; đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà
Dẫn dắt vấn đề từ câu chuyện của Finn và em gái Derval để dẫn vào vẫn để cần bàn luận: trẻ em cần được yêu thương.
b. Thân bài: bồ câu bay đi tìm bà ; đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà
– Trẻ em là đối tượng có đặc điểm: nhỏ bé, yếu đuối, chưa làm chủ được cuộc sống cá nhân.
– Câu nói của Finn nêu ra một vấn nêu ra một đòi hỏi lớn, có tính bức thiết. Trẻ em cần được, cần đến sự nuôi dưỡng, chở che của người lớn.
+ Người lớn, trước hết là người thân trong gia đình, sau nữa là cả cộng đồng xã hội phải quan tâm đến trẻ em, dành cho trẻ em tình yêu thương lớn nhất.
+ Trẻ em có quyền được yêu thương và bảo vệ, có quyền được đối xử tôn trọng, vì trẻ em là tương lai của đất nước, dân tộc. Trong môi trường có nhiều nguy cơ bị xâm hại và tác động tiêu cực, yêu thương và bảo vệ trẻ em là yêu cầu và đòi hỏi quan trọng và bức thiết nhất.
– Câu nói gợi ra nhiều suy ngẫm về thái độ, tình cảm và hành động của họ đối với trẻ em…
c. Kết bài: bồ câu bay đi tìm bà ; đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà
Khẳng định câu nói của Finn là đúng đắn, cũng là một vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay.
2.3. Bài làm tham khảo bồ câu bay đi tìm bà ; đọc hiểu bồ câu bay đi tìm bà ; trắc nghiệm bồ câu bay đi tìm bà
Tôi đã từng nghe ai đó nói rằng: “Mỗi đứa trẻ mà bạn gặp phải là một cuộc hẹn thiêng liêng bởi lẽ mỗi đứa trẻ đều là một thiên thần, chúng chỉ giấu đôi cánh của mình đằng sau hình hài của một đứa trẻ”. Chúng ta chẳng bao giờ phủ nhận được sự tồn tại của trẻ em, chúng chính là quá trình của hạnh phúc, là điều tuyệt với nhất mà thế gian này có được. Ấy vậy mà hiện nay, đôi lúc ta lại bắt gặp những vụ ngược đãi, bạo hành và xâm hại trẻ em. Họ lợi dụng trẻ em, phân biệt đối xử hay thậm chí là vứt bỏ những đứa con do mình rứt ruột đẻ ra một cách tàn nhẫn. Tại sao vậy? Đó chính là câu chuyện giữa cậu bé (Finn) và cô em gái (Dervar) đối với cha dượng (Toby) trong tác phẩm “Bồ câu bay đi tìm bà” của nhà văn (Walter Macken). Câu chuyện đã gợi được sự chân thật và xúc động nhất về tình yêu thương, niềm khao khát để có được sự yêu thương và cũng phản ánh một cách kịch liệt về những mối đe doạ đối với trẻ em đồng thời gửi đến thông điệp “Trẻ em là để yêu thương, là cần được yêu thương và bảo vệ”.
Khi một đứa trẻ cần tới sự giúp đỡ của người khác, đó chính là lúc chúng khao khát được yêu thương và che chở. Giống như cậu bé Finn trong đoạn trích trên, chính niềm khao khát ấy cũng tình yêu thương em gái đã khiến cậu bé trả lời một cách dõng dạc và quyết đoán trước câu hỏi của vị thẩm phán rằng “cậu sẽ lại bỏ trốn ngay khi có cơ hội đầu tiên”. Finn cùng đứa em gái 7 tuổi Derval mồ côi cha từ nhỏ, mẹ đi bước nữa, cậu sống cùng với cha dượng Toby nhưng lại chẳng được yêu thương, ngược lại còn sống một cuộc sống đau khổ khi luôn bị đánh đập, la mắng, chửi rủa thậm tệ. Nhưng điều quan trọng nhất là Finn không cảm thấy đau đớn, động lực lớn nhất đối với cậu chính là em gái bé nhỏ luôn phải chịu sự hành hạ. Và ngay trong đêm đó cậu đã quyết định bỏ trốn với vài món đồ lỉnh khỉnh, cuộc phiêu lưu của hai đứa trẻ mở ra với nhiều khó khăn để có thể tìm thấy bà ở một đất nước xa xôi bên kia bờ đại dương, trong khi hình ảnh về bà lại quá mờ nhạt trong tâm trí cậu. Điều đáng để suy ngẫm ở đây là cậu bé Finn tuy chỉ mới 12 tuổi nhưng cậu đã tự nhận mình đủ lớn để chăm lo cho bản thân và trở thành chỗ dựa vững chắc cho em gái. Finn không hoàn toàn mất niềm tin vào người lớn, tình yêu thương trong cậu vẫn luôn tồn tại bởi cậu còn có mẹ, có bà và trách nhiệm của một người anh trai khiến câu phải tự đứng lên và bước tiếp. Nhưng như thế cũng đủ cho ta thấy được rằng, khi một đứa trẻ thiếu thốn tình thương thì chính bản thân những đứa trẻ lại trở thành chỗ dựa cho nhau. Trẻ em luôn cần một chỗ dựa, một mái ấm để sống và người lớn chính là điều chúng cần ngay bây giờ. Cuộc hành trình của cậu bé tóc đỏ Finn và em gái tóc vàng Derval là một câu chuyện đầy cảm động về hai đưa trẻ đi tìm hạnh phúc. Chính điều đó ở Finn đã khiến vị thẩm phán cảm phục và sau này cậu bé đã thành công tìm được bà của mình trong niềm hạnh phúc, sung sướng vô bờ.
Câu chuyện “Bồ câu bay đi tìm bà” của (Walter Macken) với một cốt truyện đơn giản nhưng đã lấy đi nước mắt của hàng triệu người trên thế giới về sự tồn tại của tình yêu thương trong tâm hồn mỗi đứa trẻ. Trẻ em chính là món quà vô giá mà Thượng để đã ban tặng và người lớn cần có trách nhiệm bảo về chúng. Nhu cầu được yêu thương của trẻ em là vô cùng lớn giống như cậu bé Finn đã khẳng định: “Trẻ con nên có ai đó để yêu thương, chăm sóc.”
Mỗi đứa trẻ được sinh ra trên đời đều là một thân phận, chúng ta có trách nhiệm làm cho chúng được sống khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc. Trẻ em chính là mầm non xanh tươi của đất nước, chính là thế hệ tiếp nối cha ông và cũng là điều kiện quyết định sự phát triển của một đất nước sống còn hay bại lụi.
Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại đã không còn sự phân biệt đối xử nam nữ, sự bất bình đẳng trong đời sống đã không còn nhiều nữa nhưng đôi lúc ta vẫn bắt gặp những video, những trang báo phản ánh việc bạo hành, đánh đập và xâm hại trẻ em chỉ vì một vài lí do nhỏ bé xuất phát từ những xung đột giữa người lớn và người lớn. Gần đây, cộng đồng mạng đang xôn xao về vụ việc cháu bé 1 tuổi bị một cặp vợ chồng trông trẻ buộc chân, đánh, dùng băng dính bịp miệng chỉ vì bé quấy khóc quá nhiều hay trước đó là vụ việc người tình của mẹ đóng 9 cái đinh dài 2 cm vào đầu bé gái 3 tuổi dẫn đến tử vong mặc dù trước đó đã từng đánh đập, hành hạ bé rất nhiều. Ước tính đến hiện tại ở Việt Nam, trung bình mỗi năm có 2000 vụ bạo hành trẻ em và đến 97% người bạo hành có quan hệ huyết thống và gắn bó mật thiết với nạn nhân, hơn 1000 trẻ sơ sinh mỗi năm bị bỏ rơi và thiếu hơi ấm của mẹ. Có thể nói, việc trẻ em bị đánh đập, tra tấn, vứt bỏ đã không còn là những câu chuyện hiếm hoi mà ngược lại đã trở nên quá quen thuộc, trở thành một vấn đề đáng lo ngại đối với sự phát triển của trẻ. Con người với những lối sống ích kỉ, vô tâm và thiếu văn hoá, đôi khi chỉ vì một chút sơ sấy nhỏ đã dẫn đến nhiều nỗi đau cho bao đứa trẻ được sinh ra trên đời. Trẻ em từ khi nào còn được coi trọng, hiện nay lại trở thành “gánh nặng” đôi với nhiều người, đặc biệt là đối với người trẻ.
Trẻ con tuy thiếu sót về thể lực, chưa đủ chín chắn để đưa ra quyết định cho bản thân nhưng cuối cùng cũng phải có hiểu, có “trưởng thành” để thoát khỏi sự bủa vây của nạn bạo hành trẻ em. Cậu bé Finn trong truyện tuy chỉ mới 12 tuổi nhưng phải trở thành chỗ dựa cho em gái nhỏ hơn mình và có vùng vẫy khỏi sự độc ác của dượng Toby. Những đứa trẻ một khi đã bị bỏ rơi, bị đánh dập tàn bạo, chúng sẽ bị rơi vào tâm trạng bị bỏ đói, bị cô lập, và thậm chí là chết đi trong sự vô tâm của người lớn. Những vết thương do nạn bạo hành trẻ em khiến chúng sợ hãi, mất niềm tin, dẫn đến hội chứng tự kỉ, sợ đám đông và có thể dẫn đến những vụ tự tử. Nhiều đứa trẻ sinh ra trong môi trường bạo lực, chúng sẽ tiếp tục bước đi trên con đường đó, sa vào các tệ nạn xã hội và hàng loạt đứa trẻ sau này lại tiếp tục trở thành nạn nhân. Hàng năm, các trại chăm sóc trẻ bị bỏ rơi ngày càng tăng, nhiều đứa trẻ khát sữa mẹ, nhiều đứa bé bị tật nguyền khao khát được gặp mẹ, ôm ấp và nằm trong vòng tay mẹ. Từ khi nào, xã hội loài người đã trở nên vô tâm, trở thành con thú độc ác chém giết đồng loại. Trẻ em giờ đây dường như đã trở thành “thú vui” của người lớn, họ nhào nặn, ép buộc trẻ em sao cho thoả mãn nhu cầu thâm độc của mình.
Đôi khi chỉ vì một sơ suất nhỏ thôi cũng đủ để ta phải hối hận cả đời. Những đứa trẻ sinh ra chính là cầu nối hạnh phúc, là niềm vui của nhân loại. Cậu bé Thánh Gióng chính vì sự yêu thương của người mẹ, sự mong chờ của người mẹ đã lớn nhanh giúp nhân dân dẹp giặc Ân lấy lại giang sơn; cậu bé Rémi trong tác phẩm “Không gia đình” của nhà văn Hector Malot nhờ sự giúp đỡ của cụ Vitalis và sự hi sinh của cụ mà tìm thấy được người mẹ cùng gia đình của mình. Tình yêu thương là sự thật tồn tại vĩnh hằng, những đứa trẻ sống trong tình yêu thương sẽ trở nên tốt đẹp, hạnh phúc. Vì vậy hãy xây dựng một xã hội lành mạnh, không có định kiến, sự phân biệt đối xử với trẻ em tật nguyền, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Những người mẹ, người cha hãy sống đúng với vai trò của mình khi đón nhận món quà vô giá mà cuộc đời ban tặng. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”, đây chính là lời căn dặn của Người đối với nhân dân về việc bảo vệ quyền lợi sống của trẻ em.
Cậu bé Finn chắc chắn sẽ rất hạnh phúc khi tìm được người bà thân yêu của mình. Và tất cả những đứa trẻ trên đời đều sẽ cảm thấy sung sướng khi chúng có mẹ, có người luôn bên cạnh an ủi chúng. Trẻ em hơn ai hết chúng cần có sự yêu thương từ người lớn. Những thiếu sót trong tâm hồn sẽ được bù đắp lại bằng một cái ôm ấm áp, yêu thương. Câu chuyện “Bồ câu bay đi tìm bà” của nhà văn, nhà soạn kịch Walter Macken chính là một thông điệp sâu sắc mà tác giả mong muốn gửi tới những người lớn trên Trái đất: “Hãy yêu thương và bảo vệ trẻ em, chúng cần có nó để tồn tại, để sống sót”. Một xã hội tốt đẹp, không ngược đãi là một xã hội biết yêu thương trẻ em và quý trọng trẻ em vô điều kiện. Bởi lẽ: “Trong tất cả những món quà của tự nhiên dành cho loài người, còn gì ngọt ngào hơn con trẻ?”.