Giới thiệu đến các bạn bài viết: Đọc hiểu áo tết (Nguyễn Ngọc Tư) (Truyện ngắn); Trắc nghiệm áo tết (Nguyễn Ngọc Tư) (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

I. ĐỌC HIỂU: đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Áo Tết

(Trích, Nguyễn Ngọc Tư)

Con bé Em cười tủm tỉm, khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho

– Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.

Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó.

Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, mà nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một đến lớp năm, làm sao mà không thân cho được.

[…].

Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nó gièm:

– Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mày có đồ mới chưa?

– Có, má tạo đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được.

– Vậy mầy được mấy bộ?

– Có một bộ hà.

Con bé Em trợn mắt:

– Ít quá vậy?

– Con Út Một với con Út Hết được hai bộ. Tạo lớn rồi nhường cho tụi nó.

– Vậy à?

Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe nửa muốn không.

Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó:

– Còn mầy?

– Bốn bộ. Mà tạo mua cho đủ mặc từ mùng Một tới mùng Bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn.

– Mấy sướng rồi.

– Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống buồn hẳn. Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại. […] Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng:

– Bộ đồ mầy mai chắc đẹp lắm, bữa mùng Hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen?

Rồi tới mùng Một, mùng Hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình con mèo bự. Cô giáo tụi nó khen:

– Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.

Hai đứa cười. [..]

(Nguyễn Ngọc Tư, Xa xóm mũi, NXB Kim Đồng, 2016)

đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

Câu 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ nhất.
  2. Ngôi thứ hai.
  3. Ngôi thứ ba.
  4. Phương án A và phương án C đều đúng.

Câu 2. Ngôi kể thứ ba trong văn bản tự sự có đặc điểm gì?

  1. Giấu mặt, không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện được kể.
  2. Xưng “tôi”, tham gia vào các diễn biến của câu chuyện.
  3. Không xuất hiện trực tiếp nhưng biết hết mọi chuyện diễn ra và kể lại một cách khách quan.
  4. Phương án A và phương án C đều đúng.

Câu 3. Văn bản trên viết về đề tài gì?

  1. Tình bạn.
  2. Tình cảm gia đình.
  3. Tình yêu quê hương.
  4. Phương án B và phương án C đều đúng.

Câu 4. Theo em, trong văn bản trên, ai là nhân vật chính?

  1. Bé Em, Út Mót
  2. Út Mót, Út Hết
  3. Bích, bé Em
  4. Cô giáo, bé Em

Câu 5. Các từ: hẻm, mai, hen, hết trơn thuộc kiểu phương ngữ nào?

  1. Phương ngữ Bắc.
  2. Phương ngữ Trung
  3. Phương ngữ Nam.
  4. Phương án A và phương án B đúng.

Câu 6. Trong văn bản trên, nhà văn khắc họa nhân vật chủ yếu qua phương diện nào?

  1. Ngôn ngữ đối thoại.
  2. Hành động.
  3. Môi trường, hoàn cảnh.
  4. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 7. Theo em, nét tính cách nổi bật của nhân vật Bích là gì?

  1. Chăm chỉ, siêng năng, biết giúp đỡ gia đình.
  2. Yêu thương, nhường nhịn, biết chịu thiệt thòi vì các em.
  3. Nhạy cảm, tế nhị, khéo léo khi trò chuyện với bạn bè.
  4. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 8. Những ý nào dưới đây không phải là nét tính cách của bé Em?

  1. Kiêu căng, thích khoe khoang, sĩ diện.
  2. Hồn nhiên, chân thành, thích tâm tình, chia sẻ.
  3. Thấu hiểu, đồng cảm và yêu quý bạn.
  4. Nhạy cảm, tính tế, cao thượng.

Câu 9. Hãy liệt kê các sự việc tiêu biểu của cốt truyện trên.

Câu 10. Chi tiết con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình con mèo bự.

Cho em cảm nhận gì về tính cách nhân vật bé Em trong câu chuyện trên?

II. VIẾT:

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật bé Em trong văn bản Áo Tết của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

  1. Đọc hiểu đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

Câu 1. C. Ngôi thứ ba.

Câu 2.  D. Phương án A và phương án C đều đúng.

Câu 3.  A. Tình bạn.

Câu 4.  C. Bích, bé Em

Câu 5.  C. Phương ngữ Nam.

Câu 6.  D. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 7.  D. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 8.  A. Kiêu căng, thích khoe khoang, sĩ diện.

Câu 9.

Cốt truyện trên mô tả một mối quan hệ bạn bè giữa hai nhân vật chính là con bé Em và con Bích, nhưng đồng thời cũng phản ánh sự chênh lệch giai cấp và tình cảm đồng cảm giữa họ. Dưới đây là các sự kiện tiêu biểu trong cốt truyện:

  1. Con bé Em vui vẻ khi nhớ đến chiếc áo đầm màu hồng mới mua, và muốn chia sẻ niềm vui này với con Bích.
  2. Con Bích, một bạn của Em, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, phải làm việc bán bắp nướng để kiếm sống.
  3. Em thích Bích vì sự hiền lành của cậu ta và vì họ đã là bạn từ những năm đầu học.
  4. Bích đang làm việc nướng bắp để giúp gia đình.
  5. Em muốn khoe với Bích về việc có áo đầm mới, nhưng sau đó cảm thấy ngần ngại và không muốn tỏ ra kiêu căng.
  6. Bích thể hiện sự quan tâm khi hỏi Em về việc mới mua đủ đồ cho Tết.
  7. Em mất hứng khi biết Bích chỉ có một bộ đồ mới.
  8. Bích cười nhưng bày tỏ sự buồn bã khi nhớ đến tình trạng gia đình nghèo khó của mình.
  9. Em nhận ra tình hình của Bích và cố gắng làm cho cậu ta cảm thấy thoải mái bằng cách nói về bộ đồ mới của Bích.
  10. Em rủ Bích đi chơi và hai người mặc đồ mới, thể hiện sự đồng cảm và tình bạn giữa họ.

Những sự kiện này tạo ra một bức tranh về mối quan hệ giữa hai nhân vật chính và phản ánh sự nhận biết và chấp nhận giữa các tầng lớp xã hội.

Câu 10.

Gợi ý:

– Trong chuỗi các sự việc của mạch truyện, chi tiết này tạo nên nhận thức bất ngờ đối với người đọc, bởi ai cũng nghĩ rằng, hôm đến nhà cô, thế nào bé Em cũng diện bộ đầm đẹp nhất.

– Nhưng đúng hôm Em và Bích hẹn nhau ấy, khi Bích mặc áo trắng bâu đen thì Em mặc áo thun có in hình con mèo bự. Điều này giúp người đọc có thể hình dung, bé Em đã có những xung đột nội tâm để đi tới một quyết định hết sức sâu sắc. Nó đã cho thấy rằng bé Em thật sự thấu hiểu hoàn cảnh của Bích, thật sự đồng cảm với nỗi niềm của Bích, thật sự yêu thương và quý trọng Bích.

– Rõ ràng, chi tiết này làm toát lên một tình bạn đẹp đẽ, cao thượng giữa hai cô bé ngồi cùng bàn học suốt từ lớp một đến lớp năm.

đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

2. Phần viết đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

2.1. Gợi ý chung đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

a. Yêu cầu về kiểu văn bản: đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản tự sự. Ở đây là nhân vật bé Em trong truyện ngắn Áo Tết của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

b. Yêu cầu về nội dung: đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

Làm rõ đặc điểm các nhân vật trên các phương diện:

– Ngoại hình: cao nhòng, con bé Em thì mặc áo thun có in hình con mèo bự. Dáng vẻ nhỏ nhắn, dễ thương, đáng yêu.

– Trạng thái, cử chỉ, hành động: bé Em cười tủm tỉm; Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Tươi vui, trong trẻo, biết chú ý quan sát, thấu hiểu hoàn cảnh và quan tâm yêu thương bạn.

– Ngôn ngữ: vừa độc thoại vừa đối thoại với nhiều lượt lời qua lại giữa các nhân vật: Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi. Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?; Vậy mầy được mấy bộ; Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng Một tới mùng Bồn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sấy luôn, ít quá vậy?, Vậy à? Bộ đồ mầy mai chắc đẹp lắm, bữa mùng Hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hẹn? Các lượt lời thể hiện diễn biến tâm lí, tính cách của bé Em rất sống động, chân thực. Từ chỗ náo nức muốn khoe đồ mới đến chỗ hiểu ra sự thua thiệt của Bích và có ứng xử hết sức tế nhị.

– Nội tâm: nó lựng khựng nửa muốn khoe nửa muốn không. Thể hiện sự nhạy cảm, sâu sắc trong nhìn nhận.

– Mối quan hệ với các nhân vật khác: với Bích, người bạn thân và với cô giáo.

– Nhận xét chung: Em là cô bé nhỏ nhắn, dễ thương, trong trẻo, nhạy cảm và có sự thấu hiểu hoàn cảnh của Bích, đồng cảm với nỗi niềm của Bích, yêu thương và quý trọng Bích. Nhân vật bé Em được khắc họa trên nhiều phương diện, từ ngoại hình, hành động đến ngôn ngữ, nội tâm… nên hiện lên một cách chân thực và sinh động.

c. Yêu cầu về diễn đạt: đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

– Có bố cục rõ ràng; các đoạn văn tập trung thể hiện rõ vấn đề của bài viết.

– Lựa chọn từ ngữ phù hợp để tái hiện chân dung nhân vật với các đặc điểm cụ thể.

d. Yêu cầu về phương thức kết hợp: đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

Lập luận kết hợp miêu tả và biểu cảm.

đ. Yêu cầu về bố cục: đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

Có bố 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

2.2. Gợi ý lập dàn ý đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

a. Mở bài: đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

– Giới thiệu văn bản “Áo Tết” và nhân vật bé Em.

– Khái quát ấn tượng về nhân vật: Cô bé nhỏ nhắn, hồn nhiên, dễ thương, nhạy cảm và sâu sắc, tinh tế.

b. Thân bài: đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

– Bé Em, cô bé nhỏ nhắn, dễ thương, đáng yêu.

– Tươi vui, trong trẻo, biết chú ý quan sát, thấu hiểu hoàn cảnh và quan tâm yêu thương bạn.

– Nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc trong mối quan hệ với bé Bích.

– Nhà văn khắc họa nhân vật bé Em qua nhiều phương diện, từ ngoại hình, hành động đến ngôn ngữ, nội tâm, đồng thời, đặt nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác để làm nổi bật đặc điểm tính cách của bé Em.

c. Kết bài: đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

Là cô bé đáng yêu, dễ mến. Nhân vật bé Em gợi nhiều suy tư về cách ứng xử trong quan hệ bè bạn và ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, cao đẹp.

đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

2.3. Bài làm tham khảo đọc hiểu áo tết ; trắc nghiệm áo tết

Nguyễn Ngọc Tư là một một cây bút nhận được nhiều tình cảm yêu mến của độc giả. Với chị, viết là để giãi bày tình yêu sâu nặng với quê hương, giãi bày và thổ lộ về những điều gần gũi, bình dị nhất quanh mình… Giọng văn của chị đậm chất Nam Bộ, nổi bật ở giọng kể thuần hậu mà thấm thía về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Trong đó, trẻ em như là một đối tượng cảm hứng được chị quan tâm hướng đến với tình cảm dịu ngọt, trìu mến. Bé Em trong truyện ngắn “Áo Tết” là một nhân vật trẻ em với nhiều nét tính cách đẹp và đáng quý đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả.

“Áo Tết” là câu chuyện kể về tình bạn đẹp giữa hai nhân vật là bé Em và bé Bích. Bé Em được sinh ra trong sự đủ đầy và chiều chuộng của một gia đình khá giả. Còn bé Bích lại không được may mắn như vậy, gia đình bé có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, vất vả. Bé Em và bé Bích là đôi bạn chơi thân với nhau từ hồi còn nhỏ, lại ngồi cùng bàn học từ lớp một đến hết lớp năm nên lúc nào cũng tíu tít như đôi chim sẻ, đi đâu cũng có nhau. Chuyện xảy ra khi gần tới tết, bé Em được mẹ mua cho bốn chiếc váy mới rất xinh: “Má tao mua cho đủ mặc từ mùng Một tới mùng Bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn”. Nó đã hồ hởi biết bao khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng “nổi lắm, hết sẩy luôn” mà má nó mới mua cho. “Tết này con bé sẽ được mặc nó, con bé hãnh diện hình dung ra những lời trầm trồ khen ngợi của mọi người, tụi bạn chắc phải lé mắt ra…”. “Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi”. Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích, bạn nó. Bích thì ngược lại, gia đình bé không có điều kiện, lại có nhiều em nhỏ nữa nên bé Bích thường nhường quần áo mới cho các em, vì vậy bé chỉ có duy nhất một bộ quần áo mới để mặc tết. Từ nhỏ bé Bích đã luôn phải chịu thiệt thòi, “nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại”, ít khi được mặc một bộ quần áo mới dành cho riêng mình. Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn. Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Bé Em thấy thế nhưng cũng không biết làm cách nào để giúp bạn của mình.

Đến ngày tết đi thăm cô giáo, thay vì mặc chiếc váy mới lộng lẫy mẹ sắm cho thì bé Em mặc bộ đồ gần giống bé Bích, “chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình con mèo bự.” Trong lòng bé Em không muốn để cho bé Bích phải tủi thân, mặc cảm về hoàn cảnh của mình. Con bé lập luận thật giản đơn về cái quyết định “quan trọng” này như sau: “Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao kêu là bạn thân“. Đơn giản thôi mà tràn ngập ý nghĩa và lòng nhân ái! Một trái tim non nớt nhưng đã biết cảm thông với bạn bè, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với mọi người xung quanh.

Câu chuyện có nội dung ngắn gọn mà chứa đựng bao ý nghĩa. Ở nhân vật bé Em ta nhận thấy được một trái tim nhạy cảm, tinh tế, sâu sắc từ cách ứng xử, lời nói đến các hành động của bé. Bé thấu hiểu và tinh ý thấy được sự chênh lệch hoàn cảnh giữa mình và bé Bích nên đã tìm ra được một hướng xử lí rất đỗi thông minh và vô cùng ấm áp. Tuy chỉ là một cô bé nhỏ nhưng hành động của cô cho thấy sự trưởng thành, chín chắn như một người lớn thực thụ. Hành động ấy tuy nhỏ nhưng chắc chắn sẽ khiến tình bạn của bé Bích và bé Em sẽ thêm bền chặt.

Đọc xong đoạn trích “Áo Tết”, cái đọng lại trong chúng ta là hình ảnh của một bé Em luôn tươi vui, trong trên, biết chú ý quan sát và sâu sắc trong mối quan hệ với bé Bích – bạn thân của mình. Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa nhân vật bé Em qua nhiều phương diện, từ ngoại hình, hành động đến ngôn ngữ, nội tâm, đồng thời, đặt nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác để làm nổi bật một các đặc điểm tính cách của bé Em. Hình tượng nhân vật bé Em còn gợi lên ở người đọc nhiều suy tư, ngẫm ngợi về cách ứng xử trong quan hệ bạn bè và ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, cao đẹp. 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *