Giới thiệu đến các bạn bài viết: Đi học Minh Chính ; Đọc hiểu Đi học (Minh Chính) (Thơ) ; đọc hiểu đi học minh chính ; trắc nghiệm đi học ; trắc nghiệm đi học minh chính (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: đi học ; đi học minh chính ; đọc hiểu đi học ; đọc hiểu đi học minh chính ; trắc nghiệm đi học ; trắc nghiệm đi học minh chính
I. ĐỌC HIỂU: đi học ; đi học minh chính ; đọc hiểu đi học ; đọc hiểu đi học minh chính ; trắc nghiệm đi học ; trắc nghiệm đi học minh chính
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
ĐI HỌC
Hương rừng thơm đồi vắng,
Nước suối trong thầm thì, Cọ xòe ô che nắng, Râm mát đường em đi
Hôm qua em đến trường, Mẹ dắt tay từng bước. Hôm nay mẹ lên nương, Một mình em tới lớp.
Đường xa em đi về Có chim reo trong lá, Có nước chảy dưới khe Thì thào như tiếng mẹ |
Trường của em be bé,
Năm lặng giữa rừng cây. Cô giáo em tre trẻ, Dạy em hát rất hay.
Mũ rơm thơm em đội, Hương cốm chen hương rừng. Mỗi lần em tới lớp, Hương theo em tới trường…. |
(Minh Chính, Mặt trời xanh của tôi, Nguyễn Hoài Nam & Đỗ Anh Vũ chọn, NXB Hội Nhà văn, 2023)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Miêu tả và biểu cảm.
- Tự sự và miêu tả.
- Biểu cảm và tự sự.
Câu 2. Những dấu hiệu nào dưới đây thể hiện bài thơ trên viết theo thể năm chữ?
- Về số tiếng trên mỗi dòng: mỗi dòng thơ gồm 5 tiếng.
- Về cách gieo vần: bài thơ gieo vần chân (vần được đặt ở cuối dòng thơ), vần được gieo là vần cách vắng/nắng, thì/ đi, trường/ nương…..
- Về cách ngắt nhịp: bài thơ ngắt theo nhịp chẵn: 2/3, 3/2 linh hoạt theo từng dòng thơ, từng khổ thơ.
- Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 3. Bài thơ trên có sự xuất hiện của những nhân vật nào?
- Mẹ, cô giáo, em.
- Em, cô giáo, bà.
- Cô giáo, em, bạn bè.
- Em, mẹ, chú bộ đội.
Câu 4. Theo em, đâu là hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ?
- Mẹ.
- Em.
- Cô giáo.
- Phương án A và phương án C đều đúng.
Câu 5. Những tổ hợp từ nào sau đây là từ láy?
- thầm thì, thì thào, be bé, một mình.
- thầm thì, mũ rơm, be bé, một mình.
- thầm thì, thì thào, be bé, tre trẻ.
- một mình, hương rừng, thì thào, tre trẻ.
Câu 6. Khổ thơ: Đường xa em đi về /Có chim reo trong lá / Có nước chảy dưới khe / Thì thào như tiếng mẹ dùng biện pháp tu từ nào?
- Nhân hóa, điệp ngữ, so sánh.
- So sánh, ẩn dụ, nhân hóa.
- Ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh.
- Nhân hóa, hoán dụ, so sánh.
Câu 7. Những từ ngữ nào dưới đây miêu tả bức tranh núi rừng?
- Cọ xòe ô che nắng / Râm mát đường… /Trường… be bé /Nằm lặng giữa rừng cây.
- Hương rừng thơm đồi vắng/ Hương cốm chẹn hương rừng / Hương theo…
- Đường xa… /chim reo trong lá/ Nước suối trong thầm thì/ … nước chảy dưới khe.
- Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 8. Trong cảm nhận của nhân vật trữ tình, bức tranh núi rừng mang vẻ đẹp gì?
- Vẻ đẹp dữ dội, hoang vu, bí ẩn.
- Vẻ đẹp bí ẩn, huyền bí, man dại.
- Vẻ đẹp yên hình, thanh mát, nên thơ.
- Phương án A và phương án B đều đúng.
Câu 9. Nêu tác dụng biểu đạt của các từ láy trong bài thơ trên.
Câu 10. Nêu nhận xét về hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ trên.
III. VIẾT: đi học ; đi học minh chính ; đọc hiểu đi học ; đọc hiểu đi học minh chính ; trắc nghiệm đi học ; trắc nghiệm đi học minh chính
Viết bài văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ năm chữ mà em yêu thích.
III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: đi học ; đi học minh chính ; đọc hiểu đi học ; đọc hiểu đi học minh chính ; trắc nghiệm đi học ; trắc nghiệm đi học minh chính
1. Đọc hiểu đi học ; đi học minh chính ; đọc hiểu đi học ; đọc hiểu đi học minh chính ; trắc nghiệm đi học ; trắc nghiệm đi học minh chính
Câu 1. A. Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Câu 2. D. Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 3. A. Mẹ, cô giáo, em.
Câu 4. B. Em.
Câu 5. A. thầm thì, thì thào, be bé, một mình.
Câu 6. A. Nhân hóa, điệp ngữ, so sánh.
Câu 7. D. Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 8. C. Vẻ đẹp yên hình, thanh mát, nên thơ.
Câu 9.
– Tác dụng biểu đạt của các từ láy:
+ Gợi tả tinh tế thanh âm dịu dàng của tiếng suối chảy, dáng vẻ nhỏ bé của ngôi trường lặng lẽ dưới tàng cây và hình ảnh cô giáo đẹp xinh, thương mến.
+ Tạo nên giọng điệu ngân nga, luyến láy, mềm mại cho bài thơ.
Câu 10.
Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ là em – một trò nhỏ miền núi vùng cao phía Bắc đất nước. Trong bài thơ, nhân vật trữ tình – em tự xưng đến 10 lần, với tư cách chủ thể trữ tình để kể lại hành trình tới trường, để miêu tả cảnh sắc núi rừng và bộc lộ cảm xúc với quê hương, trường lớp…
2. Phần viết đi học ; đi học minh chính ; đọc hiểu đi học ; đọc hiểu đi học minh chính ; trắc nghiệm đi học ; trắc nghiệm đi học minh chính
2.1. Gợi ý chung đi học ; đi học minh chính ; đọc hiểu đi học ; đọc hiểu đi học minh chính ; trắc nghiệm đi học ; trắc nghiệm đi học minh chính
a. Yêu cầu về kiểu văn bản: Cảm xúc về một bài thơ năm chữ mà em yêu thích.
b. Yêu cầu về nội dung:
– Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.
– Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ năm trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
– Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
c. Yêu cầu về diễn đạt:
– Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn, sử dụng các từ ngữ liên kết.
– Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
d. Yêu cầu về phương thức kết hợp:
Kết hợp phương thức lập luận, miêu tả và biểu cảm.
đ. Yêu cầu về bố cục:
Viết đúng bố cục của một bài văn, gồm mở bài, thân bài và kết bài.
2.2. Gợi ý lập dàn ý đi học ; đi học minh chính ; đọc hiểu đi học ; đọc hiểu đi học minh chính ; trắc nghiệm đi học ; trắc nghiệm đi học minh chính
a. Mở bài: đi học ; đi học minh chính ; đọc hiểu đi học ; đọc hiểu đi học minh chính ; trắc nghiệm đi học ; trắc nghiệm đi học minh chính
Giới thiệu tác giả và bài thơ, nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
b. Thân bài: đi học ; đi học minh chính ; đọc hiểu đi học ; đọc hiểu đi học minh chính ; trắc nghiệm đi học ; trắc nghiệm đi học minh chính
Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
c. Kết bài đi học ; đi học minh chính ; đọc hiểu đi học ; đọc hiểu đi học minh chính ; trắc nghiệm đi học ; trắc nghiệm đi học minh chính
Khái quát cảm xúc về bài thơ.
2.3. Bài làm tham khảo đi học ; đi học minh chính ; đọc hiểu đi học ; đọc hiểu đi học minh chính ; trắc nghiệm đi học ; trắc nghiệm đi học minh chính
Mặt trời xanh của tôi
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ? Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió.
Đã ai lên rừng cọ Giữa một buổi trưa hè? Gối đầu lên thảm cỏ Nhìn trời xanh lá che….
Đã ai biết gió ấm Thổi đến tự khi nào? Từ khi rừng cọ nở Hoa vàng như hoa cau |
Đã có ai dậy sớm
Nhìn lên rừng cọ tươi? Là xòe như tia nắng Giống hệt như mặt trời.
Rừng cọ ơi? Rừng cọ! Lá đẹp, lá ngời ngời Tôi yêu thường vẫn gọi Mặt trời xanh của tôi. |
(Nguyễn Viết Bình, Nguồn: SGK Tiếng Việt 3, tập 1, NXB Giáo dục, 1997.
Bài thơ “Mặt trời xanh của tôi” của tác giả Nguyễn Viết Bình là bài thơ ca ngợi, tôn vinh, là sự tìm tòi và khám phá vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên trong rừng cọ. Có thể nói điều đặc biệt của bài thơ này chính là sự lồng ghép, xen kẽ những câu hỏi rất đơn giản và tự nhiên nhưng lại gợi lên được trong tâm hồn bạn đọc những xúc cảm hết sức tinh tế, sâu sắc.
Bài thơ bắt đầu bằng một câu hỏi:
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ?
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió.
Đây là một cảm giác rất đặc trưng ở rừng cọ khi có mưa rào. Tàu cọ to và cứng như miếng tôn, khi có hạt mưa dội vào tạo nên âm thanh lộp độp rất lớn. Mưa nhỏ mà ngỡ như mưa to. Nếu mưa rào xối xả thì tiếng mưa tạo thành một dòng chảy âm thanh dữ dội, giống “Như tiếng thác đổ về/ Như ào ào trận gió”. Thành ngữ “Mưa rừng cọ, gió rừng thông” chính là để diễn tả sự cộng hưởng của lá các loài cây này với mỗi hạt mưa, làn gió. Dường như trong rừng cọ, mưa và gió đều trở nên to lớn hơn, tựa những người khổng lồ đang canh giữ.
Đã ai lên rừng cọ
Giữa một buổi trưa hè?
Vào những buổi trưa hè, mỗi cây cọ như một chiếc ô lớn tỏa bóng. Nếu là một rừng cọ dày thì tựa như có cả một bầu trời xanh. Người lên rừng cọ khoan khoái thả mình trên thảm cỏ mà ngắm nhìn bầu trời xanh mát rượi này. Bức tranh tràn đầy màu sắc và tĩnh lặng của khung cảnh đem lại cho ta sự thư thái, thoải mái trong tâm hồn, ta cảm nhận được trong đó sự bình yên và giao hòa với thiên nhiên.
Gối đầu lên thảm cỏ
Nhìn trời xanh lá che…
Phần cuối cùng của bài thơ thể hiện sự yêu thương, giao hòa và gắn kết của nhà thơ với rừng cọ. Những tán cọ qua đôi mắt nhìn của nhà thơ:
Lá xòe như tia nắng
Giống hệt như mặt trời,
Quả thật là một sự liên tưởng rất táo bạo và nên thơ. Những buổi sáng sớm, ánh mặt trời chiều lên những tàu cọ kiến tạo nên một màu xanh óng ánh, những răng cưa to bản của lá như những tia nắng mặt trời tỏa ra bốn phía. Đây chính là hình ảnh đẹp nhất, lung linh nhất của rừng cọ khiến tác giả thốt lên ngỡ ngàng và sung sướng: “Tôi yêu, thường vẫn gọi/ Mặt trời xanh của tôi”. Hai câu thơ gợi nên một cảm giác sâu lắng gắn kết giữa tác giả và cánh rừng cọ. Sự tương giao giữa con người và thiên nhiên được tác giả diễn tả một cách thật tinh tế và sống động. Sự liên tưởng ấy thể hiện tình yêu và sự gắn bó tha thiết của nhà thơ với rừng cọ quê hương. Nói rộng ra, khi thực sự yêu quê hương mình, chúng ta sẽ đều nhận thấy ở quê hương bình dị ấy những nét đẹp thật đặc biệt, lấp lánh và đầy say mê…
Bài thơ “Mặt trời xanh của tôi” tạo nên một không khí vui tươi, trong lành và thanh mát đặc trưng của cánh rừng cọ vùng trung du. Xen lẫn trong đó là tình yêu thương, niềm vui vì sự phát hiện và cảm nhận vẻ đẹp của quê hương trong rừng cọ. Một loài cây thật bình dị, giản đơn mà ẩn dấu trong nó một vẻ đẹp thật lạ lùng đến lạ kì.