Giới thiệu đến các bạn bài viết: Hai vạn dặm dưới biển (Jules Verne) ; Đọc hiểu Hai vạn dặm dưới biển (Jules Verne) (Truyện viễn tưởng) ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
I. ĐỌC HIỂU: hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
1. Tất cả xô tới chỗ Ned: thuyền trường, các sĩ quan, anh em thủy thủ. Thậm chỉ các kĩ sư và thợ đốt lò cũng bỏ máy và là mà chạy lên. Farragut ra lệnh hãm tàu lại và chiếc tàu chỉ còn chuyển động theo quán tính.
Trời tối như mực. Tôi rất ngạc nhiên không hiểu vì sao Ned có thể nhìn thấy một vật gì đó trong đêm dày đặc như thế này. Tim tôi đập mạnh như muốn vỡ ra.
Nhưng Ned không lầm. Một lát sau, mọi người đã nhìn thấy cái mà Ned chỉ.
2. Cách tàu Lincoln gần bốn trăm mét, biển hình như được chiếu sáng từ trong ra. Đó không phải là hiện tượng biển có ánh sáng như thường gặp. Con quái vật nổi lên những lớp nước phía trên và đang nghỉ.
Từ thân nó tỏa ra cái ánh sáng rực rỡ khó tả mà nhiều thuyền trưởng đã nói đến trong báo cáo của họ. Những cơ quan phát sáng của con vật phải mạnh mẽ thế nào mới phát ra được ánh hào quang lộng lẫy như vậy! Con vật đó có hình bầu dục lớn, thuôn dài, ở giữa đặc biệt sáng và giảm dần đi ở hai đầu.
– Đó chỉ là nơi tập trung những chất hữu cơ phát sáng thôi! – Một sĩ quan nói.
– Ngài lầm rồi, – tôi kiên quyết phản đối. – Động vật chẳng bao giờ phát ra chất sáng như vậy. Đó là ánh sáng điện… Kia nhìn xem, nhìn xem kìa! Ánh sáng đang chuyển động khi gần khi xa. Nó đang hướng về phía chúng ta đấy!
Có tiếng kêu la trên boong.
– Nghiêm! – Thuyên trường Farragut hô. – Cho tàu lùi!
Mọi người chạy về vị trí của mình. Kẻ thì về buồng lái, người thì về buồng máy. Tàu Lincoln vẽ một nữa vòng tròn trên mặt biển.
– Lái sang phải. Cho tàu chạy thẳng! – Parragut ra lệnh.
Chiếc tàu chiến tăng tốc độ và bắt đầu tránh ra xa điểm sáng.
3. Tôi đã lầm. Chiếc tàu muốn lảng tránh, nhưng con quái vật đuổi theo với tốc độ lớn hơn.
Chúng tôi nín thở. Có lẽ chẳng phải vì sợ hãi mà vì ngạc nhiên mà chúng tôi cứ đứng sững tại chỗ. Con vật rượt theo chúng tôi như đùa giỡn. Nó lượn quanh tàu lúc ấy đang chạy nhanh mười bốn hải lí một giờ. Nó rọi ánh sáng điện vào tàu rồi trong chợp mắt lại bơi ra cách tàu hai, ba hải lí và để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh trông tựa những cuộn khỏi từ một đầu tàu chạy nhanh phun ra. Bỗng nhiên từ phía sau đường chân trời đen thẫm, con quái vật lấy đà lao thẳng tới tàu Lincoln với một tốc độ ghê người. Nhưng đến cách tàu khoảng sáu mươi mét, nó đột ngột dừng lại và tắt điện. Không, nó không lặn xuống, vì nếu lặn thì ánh sáng phải giảm đi dần dần. Đằng này nó tắt phụt, tựa như nguồn ánh sáng bỗng bị cạn. Con quái vật lại xuất hiện ở phía bên kia tàu, chẳng biết là đã vòng qua hay chui luồn phía dưới. Từng giây phút có thể xảy ra tại nạn đâm vào nhau.
Tôi ngạc nhiên về thái độ của con tàu. Nó bỏ chạy chứ không giao chiến. Chính con tàu có nhiệm vụ tìm diệt quái vật, thế mà giờ đây quái vật lại rượt theo tàu! Tôi lưu ý thuyền trưởng Farragut về việc đó. Trên khuôn mặt gan góc của ông ta lộ rõ vẻ hoang mang cao độ.
(Jules Verne, Hai vạn dặm dưới biển, Đỗ Ca Sơn dịch, NXB Kim Đồng, 2019)
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
- Lập luận.
- Tự sự.
- Miêu tả.
- Biểu cảm.
Câu 2. Trong đoạn trích trên, nhân vật kể chuyện là ai?
- Tôi
- Ned.
- Thuyền trưởng Farragut.
- Thợ đốt lò.
Câu 3. Theo em, trong đoạn trích, hình ảnh chiếc tàu ngầm được gọi là gì?
- Con bạch tuộc khổng lồ.
- Con tôm khổng lồ.
- Con quái vật.
- Con cá kình kì dị.
Câu 4. Chiếc tàu ngầm xuất hiện trong một bối cảnh như thế nào?
- Trời tôi như mực, đêm dày đặc.
- Cách tàu Lincoln gần bốn trăm mét.
- Tất cả mọi người trên tàu đều bất ngờ, ngạc nhiên và tò mò về một sự vật bí ẩn.
- Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 5. Cách xây dựng bối cảnh xuất hiện của con tàu ngầm có tác dụng gì?
- Tạo nên tình huống bất ngờ, gay cấn, hồi hộp.
- Làm hộc là cảm xúc các nhân vật.
- Gây ấn tượng mạnh với người đọc.
- Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 6. Ý nào dưới đây không phải là chi tiết miêu tả chiếc tàu ngầm?
- Thân nó tỏa ra cái ánh sáng rực rỡ khó tả… phát ra được ánh hào quang lộng lẫy.
- Chiếc tàu chiến tăng tốc độ và bắt đầu tránh ra xa điểm sáng.
- Hình bầu dục lớn, thuôn dài, ở giữa đặc biệt sáng và giảm dần đi ở hai đầu.
- Ánh sáng đang chuyển động khi gần khi xa.
Câu 7. Câu: Tim tôi đập mạnh như muốn vỡ ra, có sự mở rộng thành phần câu nào?
- Mở rộng thành phần trạng ngữ.
- Mở rộng thành phần vị ngữ.
- Mở rộng thành phần chủ ngữ.
- Phương án A và phương án B đúng.
Câu 8. Con vật rượt theo chúng tôi như đùa giỡn. Nó lượn quanh tàu lúc ấy đang chạy nhanh mười bốn hải lí một giờ.
Hai câu văn trên được nối nhau bởi phép liên kết nào?
- Phép lặp.
- Phép nối.
- Phép thế.
- Phương án A và phương án B đều đúng.
Câu 9. Trước sự hiện diện của con tàu, tâm trạng, ý nghĩ của các nhân vật có sự biến đổi như thế nào?
Câu 10. Dấu hiệu nào cho thấy đoạn trích này thuộc kiểu văn bản truyện viễn tưởng?
II. VIẾT: hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
Hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em yêu thích.
II. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
1. Đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
Câu 1. B. Tự sự.
Câu 2. A. Tôi
Câu 3. C. Con quái vật.
Câu 4. D. Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 5. D. Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 6. B. Chiếc tàu chiến tăng tốc độ và bắt đầu tránh ra xa điểm sáng.
Câu 7. C. Hình bầu dục lớn, thuôn dài, ở giữa đặc biệt sáng và giảm dần đi ở hai đầu.
Câu 8. C. Phép thế.
Câu 9.
Gợi ý:
– Trước sự hiện diện của con tàu, tâm trạng, ý nghĩ của các nhân vật có sự biển đối hết sức phong phú.
+ Thoạt đầu, khi Ned nhìn thấy một vật gì đó trong đêm dày đặc, người kể chuyện cảm thấy tìm tôi đập mạnh như muốn vỡ ra.
+ Khi con quái vật xuất hiện trước mắt với ánh sáng rực rỡ, ở giữa đặc biệt sáng, tâm trạng, ý nghĩ của các thủy thủ trở nên căng thẳng. Màn đối thoại được cấu tạo bởi các câu văn ngắn ngủn, cùng với các dấu chấm than (!) ở phần (2) của đoạn trích khắc họa sinh động trạng thái băn khoăn, nghi hoặc, thậm chí bối rối, sợ hãi của các nhân vật.
+ Và đến lúc con tàu Lincoln bị con quái vật rượt theo, đùa giỡn, lao thẳng tới… thì các nhân vật nín thở, đứng sững tại chỗ, đặc biệt hơn, trên khuôn mặt gan góc thuyền trưởng Farragut lộ rõ vẻ hoang mang cao độ.
Câu 10. hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
Các em tự làm.
2. Phần viết hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
2.1. Gợi ý chung hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
a. Yêu cầu về kiểu văn bản: hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử em yêu thích.
b. Yêu cầu về nội dung: hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
– Xác định sự việc có thật là sự việc gì, liên quan trực tiếp đến nhân vật lịch sử nào.
– Tái hiện sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.
– Ý nghĩa của sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.
– Suy nghĩ, đánh giá của em về sự việc có thật gắn liền với nhân vật lịch sử đó.
c. Yêu cầu về diễn đạt: hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
– Cần bám sát dàn ý đã xây dựng.
– Lựa chọn từ ngữ phù hợp với nội dung sự việc và nhân vật lịch sử. Cần chú ý đến các thuật ngữ, khái niệm, mốc thời gian sự kiện… (liên quan đến sự việc có thật được kể).
– Các câu, các ý phải đảm bảo tính liên kết về hình thức và mạch lạc về nội dung.
d. Yêu cầu về phương thức kết hợp: hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
Có thể kết hợp nhiều phương thức như tự sự, miêu tả, biểu cảm và lập luận, trong đó, tự sự là phương thức chính.
đ. Yêu cầu về bố cục: hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
Đảm bảo yêu cầu 3 phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn kể lại sự việc có thật gắn liền với một nhân vật lịch sử.
2.2. Gợi ý lập dàn ý hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
Lập dàn ý bài viết theo gợi ý các phần:
a. Mở bài. hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
– Giới thiệu về nhân vật lịch sử.
– Giới thiệu về sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử.
b. Thân bài: hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
– Tái hiện lại sự việc có thật.
– Nêu ý nghĩa của sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.
c. Kết bài: hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
Suy nghĩ, đánh giá của em về sự việc có thật gắn liền với nhân vật lịch sử đó.
2.3. Bài làm tham khảo hai vạn dặm dưới biển ; đọc hiểu hai vạn dặm dưới biển ; trắc nghiệm hai vạn dặm dưới biển
Trong thế giới ngày nay, việc sử dụng Internet đã quá trở nên quen thuộc và phố biến. Những trang web trên mạng cũng như các mạng xã hội đã giúp con người khai thác, tìm kiếm và kết nối với mọi thứ, vượt ra ngoài các giới hạn địa lí… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến một nhân vật kiệt xuất, người có công lao to lớn trong việc “kết nối siêu văn bản với Internet để tạo ra một hệ thống chia sẻ và đóng góp thông tin, không chỉ trong phạm vi một công ty mà rộng khắp toàn cầu”. Con người vĩ đại và siêu phàm đó chính là nhà khoa học máy tính Tim Berners-Lee. Tên tuổi và sự nghiệp của ông gắn liền với khái niệm “mạng toàn cầu” World Wide Web (www.).
Tim Berners-Lee sinh ngày 08 tháng 6 năm 1955 tại Luân-đôn trong một gia đình Toán học. Khi còn là một cậu bé, ông đã bắt đầu nghiên cứu về điện tử sau khi ông lắp ráp thành công mạch điện để điều khiển bộ mô hình tàu hỏa. Lớn lên, ông theo học Vật lý tại đại học Oxford. Trong thời gian học tập tại đây, ông đã nghiên cứu và chế tạo ra chiếc máy tính đầu tiên của mình. Năm 21 tuổi, sau khi tốt nghiệp, ông làm kĩ sư hệ thống máy tính ở nhiều công ty khác nhau.
Bốn năm sau, Tim Berners-Lee làm việc sáu tháng tại tổ chức nghiên cứu Vật lý hạt ở ngoại ô Geneva, nằm trên biên giới Pháp – Thụy sĩ. Người ta thường biết tới nó với cái tên CERN. Trong thời gian CERN, ông đã nghiên cứu và sáng chế ra một hệ thống máy tính cho riêng mình để lưu trữ và tìm kiếm thông tin, được đặt tên là ENQUIRE – tiền thân của web, hoạt động dựa trên các liên kết “siêu văn bản”.
Bốn năm sau nữa, ông trở lại CERN theo một chương trình nghiên cứu máy tính. Nhưng ông đang cảm thấy nản lòng bởi ông không biết làm thế nào để có được sự tương thích giữa các hệ thống máy tính khác nhau và giữa các tài liệu được viết bằng các phần mềm khác nhau. Trong một bản ghi nhớ của Berners Lee gửi cho người quản lí năm 1989, ông đã trình bày ước mơ của mình về một “hệ thống thông tin toàn cầu có kết nói”. Ông cũng đề xuất rằng việc tạo ra “mạng các liên kết sẽ hữu ích hơn “hệ thống cố định phân cấp vốn đang tồn tại. Các tài liệu có sẵn trên máy tính của CERN sẽ chứa siếu liên kết văn bản đến các tài liệu khác.
Cũng vào mùa thu năm ấy, Berners cũng nhà khoa học máy tính người Bi Robert Cailliau đã tạo ra tất cả những bộ phận nền tảng của Work Wide Web mà ngày nay đã phổ biển và vô cùng quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Thứ ngôn ngữ toàn cầu mà ông phát minh để viết những tài liệu được liên kết với nhau (các trang web) là “htlm” ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Phần mềm đáp lại những “yêu cầu” từ các liên kết siêu văn bản được gọi là “máy chủ”. Thuật ngữ này còn chỉ phần cứng lưu trữ các trang web. Berners Lee đã viết trình duyệt đầu tiên, đăng vào máy chủ của mình vào tháng 12 năm 1990. Từ đó, ông “lướt” từ một trang web này sang trang web khác, quan http bằng cách nhấp chuột vào một liên kết siêu văn bản trong trình duyệt. Ông còn giúp những người bên ngoài CERN cũng có thể sử dụng được phần mềm của ông và ý tưởng sáng tạo này đã nhanh chóng được ưa chuộng.
Đến năm 1994, mỗi tài liệu, hình ảnh đều có một “địa chỉ” độc nhất trên Internet. Sau khi tham khảo ý kiến cộng đồng web, ông tạo ra định dạng cho các địa chỉ trang web, được gọi là “địa chỉ tài nguyên”. Từ đây, web nhanh chóng lan rộng chỉ trong một khoảng thời gian vài năm ngắn ngủi. Cả thế giới chịu sự tác động trực tiếp từ thành tựu sáng tạo của Berners-Lee, khi mỗi ngày, chúng ta ngồi trước máy tính và “lướt” trực tiếp từ tài liệu này sang tài liệu khác.
Việc nghiên cứu và sáng tạo xuất chúng của nhà khoa học máy tính Tim Berners Lee đã giúp thế giới tiến thêm một bước đến với kỉ nguyên công nghệ hiện đại. Ông không sở hữu bản quyền riêng cho mình mà cho tất cả mọi người được sử dụng thể hiện tinh thần cống hiến, vị tha của ông dành cho nhân loại, cho sự phát triển của thế giới văn minh.
Câu chuyện và tinh thần cống hiến của Tim Berners-Lee cho chúng ta thật nhiều suy ngẫm vì con đường của một tài năng lớn và một nhân cách cao thượng. Sống là sáng tạo và cống hiến, là cho đi và dâng hiến những giá trị tốt đẹp nhất cho mọi người.
Tim Berners-Lee thật xứng đáng với tước vị Hiệp sĩ của Hoàng gia Anh trao tặng và nằm trong số 100 thiên tài vĩ đại nhất hành tinh do tạp chí danh tiếng Telegraph công bố.