Giới thiệu đến các bạn bài viết: Lũ trẻ đường tàu (Edith Nesbit); Đọc hiểu Lũ trẻ đường tàu (Edith Nesbit) (Truyện ngắn) ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

I. ĐỌC HIỂU: lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Bây giờ mẹ lúc nào cũng rất bận với việc viết lách. Bà đã gửi đi nhiều phong bì dài màu xanh những tác phẩm của mình và cũng nhận được những phong bì lớn đủ cỡ đủ màu. Thỉnh thoảng bà thở dài khi mở phong bì và nói, “Lại một truyện quay về ngủ. Ôi không, ôi không!”.

Những lúc đó bọn trẻ rất buồn.

Thỉnh thoảng bà hươ hươ một phong bì mà nói, “Hoan hỏ, hoan hô, một biên tập viên sáng suốt. Ông ta đã nhận truyện của mẹ, bằng chứng đây.”

Thoạt đầu bọn trẻ nghĩ rằng “bằng chứng là bức thư của biên tập viên sáng suốt kia, nhưng rồi chúng hiểu ra rằng bằng chứng là tập giấy nhỏ dài in truyện của mẹ.

Cứ khi nào có một biên tập viên sáng suốt là có bánh nho cho bữa trà.

Một hôm Peter xuống làng mua bánh nho để đánh dấu sự sáng suốt của một biên tập viên cho truyện Trái đất của trẻ em thì nó gặp trưởng ga.

Peter cảm thấy không thoải mái bởi vì giờ nó đã có thời gian nghĩ lại về vụ mỏ than. Thằng bé không thích chào trưởng ga, như người ta thường làm với bất kì ai mình gặp trên đường làng vắng vẻ, bởi vì nó cảm thấy mặt nóng bừng, nóng đến cả hai tai khi nghĩ rằng có thể trưởng ga không thèm nói chuyện với đứa ăn cắp than. “Ăn cắp” là một từ xấu, nhưng Peter cảm thấy từ ấy đúng. Nên nó nhìn xuống, im lặng.

Nhưng chính trưởng ga đã mở lời “Chào cháu” khi ông đi qua. Peter đáp lại, “Cháu chào ông”. Rồi cậu nghĩ, “Có thể bạn ngày ông không nhận ra mình. Không thì ông đã chẳng lịch sự thế.”

Cảm giác mà ý nghĩ đó gây ra quả là không dễ chịu. Và cậu chạy theo trưởng ga mà chưa biết mình sẽ làm gì. Ông đã đứng lại khi nghe tiếng giày vội vã của Peter thậm thịch trên đường. Cậu chạy lại gần ông, thở hổn hển với đôi tai đó tía như mào gà, và nói, “Cháu không muốn ông lịch sự với cháu khi gặp cháu nếu ông không biết cháu là ai.”

“Sao?” trưởng ga không hiểu.

“Cháu nghĩ có thể ông không biết chính cháu là người đã lấy than,” Peter tiếp tục, “Khi ông nói “Chào cháu”. Nhưng đúng là cháu. Cháu xin lỗi”.

“Dào ôi,” trưởng ga nói, “ông hoàn toàn không để bụng chuyện mấy viên than quý hóa kia đâu. Chuyện qua rồi còn để bụng làm gì nữa. Mà cháu đi đâu vội thế?”

“Cháu đi mua bánh nho cho bữa trà,” Peter đáp.

“Ông cử tưởng là gia đình cháu không có điều kiện,” trưởng ga nhận xét.

“Đúng thế ông ạ” Peter tự tin đáp. “Nhưng nhà cháu luôn luôn có dăm ba đồng nửa xu cho bữa trà mỗi khi mẹ bán được một câu chuyện hay bài thơ hay đại loại thế.”

“Ồ”, trưởng ga thốt lên, “thế mẹ cháu viết truyện có phải không?”

“Hay nhất trong số những truyện ông từng đọc nhé,” Peter đáp.

“Hẳn cháu rất tự hào có người mẹ thông minh như thế?”

“Văng, nhưng hồi mẹ chưa phải thông minh như thế thì mẹ thường chơi với chúng cháu nhiều hơn.”

“À,” trưởng ga nói, “giờ ông phải đi có việc. Các cháu cứ đến ga thăm nhà ông khi nào các cháu muốn nhé. Còn về than, nó là một từ mà – ồ, không, không, chúng ta không bao giờ được đề cập đến nữa, nhớ chưa?”

“Cảm ơn ông,” Peter nói. “Cháu rất mừng là mọi việc giữa chúng ta đã rõ ràng.” Và nó đi qua cầu vào làng mua bánh, cảm thấy như trút được gánh nặng vẫn mang theo trong lòng kể từ cái đêm bàn tay ông trưởng ga túm áo nó khi nó đang lấy than.

(Edith Nesbit, Lũ trẻ đường tàu, Nguyễn Tâm dịch, NXB Hội Nhà văn, 2019)

lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào?

  1. Văn bản tự sự.
  2. Văn bản miêu tả.
  3. Văn bản nghị luận.
  4. Văn bản thông tin.

Câu 2. Trong đoạn trích, câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy?

  1. Ngôi thứ nhất.
  2. Ngôi thứ hai.
  3. Ngôi thứ ba.
  4. Phương án A và phương án B đều đúng.

Câu 3. Theo em, ai là nhân vật chính trong đoạn trích trên?

  1. Bác trưởng ga.
  2. Mẹ.
  3. Biên tập viên.
  4. Peter.

Câu 4. “Bằng chứng” mà người mẹ nêu ra trong đoạn trích là cái gì?

  1. Bức thư của biên tập viên sáng suốt.
  2. Tập giấy nhỏ dài in truyện của mẹ.
  3. Phong bì dài màu xanh.
  4. Bánh nho cho bữa trà.

Câu 5. Những chi tiết nào miêu tả tâm trạng của Peter khi cậu nghĩ lại về vụ mỏ than?

  1. Cảm thấy không thoải mái không thích chào trưởng ga.
  2. Cảm thấy mặt nóng bừng, nóng đến cả hai tai.
  3. Nhìn xuống, im lặng.
  4. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 6. Trong đoạn trích, từ “cảm thấy” xuất hiện mấy lần?

  1. 2 lần.
  2. 3 lần.
  3. 4 lần.
  4. 5 lần.

Câu 7. Nhưng nhà cháu luôn luôn có dăm ba đồng nửa xu cho bữa trà mỗi khi mẹ bán được một câu chuyện hay bài thơ hay đại loại thế.

Các từ in đậm trong câu văn trên đây thuộc kiểu từ loại nào?

  1. Số từ.
  2. Danh từ.
  3. Động từ.
  4. Tính từ

Câu 8. Theo em, bác trưởng ga trong đoạn trích là một người như thế nào?

  1. Giàu trải nghiệm, hiểu tâm lí trẻ em.
  2. Biết tôn trọng và giữ thể diện cho người khác.
  3. Lịch thiệp, tinh tề, nhân hậu.
  4. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 9. Theo em, từ cảm thấy trong đoạn trích có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật Peter?

Câu 10. Cháu rất mừng là mọi việc giữa chúng ta đã rõ ràng. Theo em, việc đã rõ ràng trên là việc gì? Qua sự việc đó, em có cảm nhận gì về tính cách các nhân vật?

II.VIẾT:

Viết bài văn phân tích đặc điểm về một nhân vật trong một đoạn trích hay tác phẩm đã học.

lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

1. Đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

Câu 1. A. Văn bản tự sự.

Câu 2.  C. Ngôi thứ ba.

Câu 3. D. Peter.

 Câu 4.  B. Tập giấy nhỏ dài in truyện của mẹ.

Câu 5. D. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 6. C. 4 lần.

Câu 7. A. Số từ.

Câu 8.  D. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 9.

Gợi ý:

– Trong đoạn trích, từ cảm thấy xuất hiện đến bốn lần, tức là tâm trạng/ý nghĩ ấy tự nảy sinh, xuất phát bởi một day dứt nội tâm.

– Nó giúp nhà văn gợi tả chân thực và sống động tâm trạng xấu hổ, day dứt, ân hận và cả nỗi âu lo, sợ hãi của Peter.

– Những trạng thái tâm lí này cũng giúp ta thêm yêu, thêm quý Peter, một cậu bé giàu lòng tự trọng.

Câu 10.

Gợi ý:

Cháu rất mừng là mọi việc giữa chúng ta đã rõ ràng, là câu nói kết thúc đoạn hội thoại giữa Peter với bác trưởng ga về việc Peter đã lấy than khi trước. Mọi việc ở đây, theo Peter, là chuyện cậu đã thú nhận hành vi lấy than của mình và nói lời xin lỗi với bác trưởng ga, còn bác trưởng ga thì nhắc nhở Peter là không bao giờ được đề cập đến nữa.

– Qua sự việc này, ta thấy cả hai nhân vật đều có những nét đẹp nhân cách hết sức đáng quý. Peter hồn nhiên, thành thực, giàu lòng tự trọng. Bác trưởng ga lịch thiệp, tinh tế và nhân hậu.

lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

2. Phần viết lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

2.1. Gợi ý chung lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

a. Yêu cầu về hiểu văn bản:

Viết bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật trong một đoạn trích hay tác phẩm đã đọc.

b. Yêu cầu về nội dung: lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

– Đối tượng phân tích: một nhân vật văn học trong một đoạn trích hay tác phẩm đã đọc.

– Phân tích được đặc điểm của nhân vật qua các phương diện kế, tả: ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm trạng… và mối quan hệ với các nhân vật khác.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cách dùng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật….

– Ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề đoạn trích hay tác phẩm đã đọc.

c. Yêu cầu về diễn đạt: lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

– Có bố cục rõ ràng, các đoạn văn tập trung thể hiện rõ vấn đề của bài viết.

– Lựa chọn từ ngữ phù hợp làm rõ đặc điểm nhân vật, chú ý trích dẫn dẫn chứng chính xác.

– Chú ý về chính tả, ngữ pháp trong diễn đạt.

d. Yêu cầu về phương thức kết hợp:

Lập luận, miêu tả và biểu cảm, trong đó, lập luận là phương thức chính.

đ. Yêu cầu về bố cục:

Đảm bảo yêu cầu 3 phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn phân tích đặc điểm một nhân vật trong đoạn trích bay tác phẩm đã đọc.

2.2. Gợi ý lập dàn ý lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

Lập dàn ý bài viết theo gợi ý các phần:

a. Mở bài: lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật được lựa chọn phân tích.

b. Thân bài: lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

– Giới thiệu nhân vật: bối cảnh xuất hiện và các mối quan hệ làm nổi bật đặc điểm nhân vật.

– Đặc điểm của nhân vật: về ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, nội tâm,… Các dấu hiệu đó cho thấy tính cách, nhân phẩm của nhân vật.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cách dùng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật….

– Ý nghĩa của hình tượng nhân vật.

c. Kết bài: lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

Nêu những bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em.

lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

2.3. Bài làm tham khảo lũ trẻ đường tàu ; đọc hiểu lũ trẻ đường tàu ; trắc nghiệm lũ trẻ đường tàu

Nguyên Hồng là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam. Sáng tác của ông tập trung viết về những người nghèo khổ, dưới đáy xã hội với niềm yêu thương sâu sắc mãnh liệt. “Những ngày thơ ấu” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông, đăng báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tập hồi kí này. Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn trích này là cậu bé Hồng, hiện thân của tác giả, với những nổi khổ đau tột cùng và nhiều phẩm giá đáng trọng.

Bé Hồng là một đứa trẻ đau khổ, cô độc, bất hạnh. Bé ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu. Chú lớn lên trong không khí giả dối, lạnh lẽo của một gia đình không hạnh phúc. Bố chết, người mẹ “vì cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực, bỏ lại bé Hồng sống bơ vơ giữa sự cay nghiệt, ghẻ lạnh của họ hàng”.

Đầu tiên, nhân vật bé Hồng được miêu tả qua cuộc trò chuyện với bà cô. Khi bà cô hỏi Hồng có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không, thông thường câu hỏi đó có thể đã được trả lời – nhất là đối với chú bé vốn đã thiếu thốn tình thương từ mẹ, nhưng trong hoàn cảnh cụ thể, bé Hồng chợt động lòng trắc ẩn mà trở nên ngẫm ngợi: “Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu tới những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”. Vậy đã rõ, nhận ra ý nghĩa của biểu hiện không bình thường trong thái độ “cười hỏi của cô – trái tim nhạy cảm cùng “tình yêu” và “lòng kính mến mẹ” đã giúp chú bé thông minh lựa chọn. Chính vì vậy quá trình từ toan trả lời có đến cúi đầu không đáp là cả một thử thách phức tạp của tâm lí, tình cảm và lí trí. Như hằng thường trực, chỉ một khoảng thời gian ngắn sau câu hỏi của cô, kí ức chú bé đã đầy ấp hình ảnh mẹ với đầy đủ đường nét đặc tả và tâm tư nặng trĩu: nét mặt hiền từ của mẹ cùng với tình cảm sâu kín, thiêng liêng…. tất cả những yếu tố đó trở thành một đối trọng với “ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô”. Câu trả lời là một phần kết quả của tình yêu sâu nặng và niềm cảm thông bao la của bé Hồng đối với mẹ. Cuộc đối thoại tướng chưứng sẽ chấm dứt sau câu trả lời có vẻ “bất cần” mà đấy suy nghĩ ấy. Nhưng không! Đây mới chỉ là khúc dạo đầu của một trò chơi ma quái và thâm hiểm.

Trong câu chuyện giữa bé Hồng và bà cô, nếu câu hỏi thứ nhất chỉ mang tính chất gợi ra sự tò mò vào chơi, nếu câu hỏi thứ hai khích lệ sự ham muốn bù đắp thiếu hụt thì đến câu hỏi thứ ba, tâm địa độc ác của bà cô đã mồn một phơi bày: “Cô tôi liền vỗ lên vai tôi mà nói rằng: – Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu, và bắt mợ mày may vá sắm sữa cho và thăm em bé chứ”. Đến câu này, người hỏi không chỉ lộ rõ về ác ý mà còn chuyển sang chiều hướng nhục mạ. Hai tiếng “em bé” được ngân dài ra như nhắc bé Hồng phải nhớ rằng mẹ bé là người đàn bà chẳng ra gì, chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác. Trạng thái hỗn độn cảm xúc ấy khiến bé Hồng “cười dài trong tiếng khóc“. “Cười dài trong tiếng khóc” là cái cười cho thấy nỗi tủi cực, uất ức mà bé Hồng phải chịu đựng khủng khiếp biết chứng nào. Bà cô tưởng đã chọc thủng tâm can thằng bé để nó khinh miệt mẹ nó, nhưng không, bé Hồng khóc là vì “tôi thương và căm tức mẹ tôi tại sao lại sợ hãi những thành kiến độc ác để xa lìa anh em tôi mà sinh nở một cách giấu diếm như kẻ giết người”… Từ nỗi đau vì thương mẹ bé Hồng càng căm ghét những hủ tục đã đày đọa mẹ. Sự căm ghét cao độ ấy được diễn tả bằng những hình ảnh cụ thể, bằng nhịp văn dồn dập gấp gáp: “Giá những hủ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh hay đầu mấu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Tác giả đã nhập làm một với hình tượng nhân vật để kể lại một cách chân thực mà cảm động trạng thái tâm lí vô cùng phong phú và phức tạp, vừa căm phẫn vừa thương yêu đó của cậu bé Hồng.

Tiếp theo, nhân vật bé Hồng hiện lên qua cuộc hội ngộ đầy nước mắt giữa cậu với người mẹ của mình. Sự đột ngột trở về của mẹ đúng ngày giỗ thật bất ngờ. Đầu tiên khi thoáng thấy bóng người ngồi trên xe giống mẹ mình, bé Hồng liền đuổi theo. Gọi mẹ mà lòng “bối rối” sợ người ngồi trên xe không phải mẹ “thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng khua guốc inh ỏi trên vỉa hè. Cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Hình ảnh so sánh này có ý nghĩa cực tả, thể hiện thấm thía nỗi xúc động chờ mong mẹ tới cháy ruột cháy gan của bé Hồng. Khát khao gặp mẹ mãnh liệt là thế nên khi được gặp mẹ, bé Hồng xiết bao sung sướng hạnh phúc. Hồng thở “hồng hộc”, “trán đẫm mồ hôi”, đến khi trèo lên xe thì “ríu cả chân lại“. Bao nhiêu sầu khổ, uất nghẹn phải nén lại suốt quãng thời gian xa mẹ dài đằng đẵng nay được giải tỏa trong tiếng khóc vỡ òa tức tưởi của bé Hồng. Chỉ đến khi giây phút ấy tạm ngưng lại và lan tỏa, mọi quan sát, ngẫm ngợi mới bắt đầu. Bé Hồng thấy mẹ không còm cõi xơ xác như lời kể của cô, trái lại chú thấy mẹ vẫn trẻ đẹp như thuở còn sung túc. Nhưng những suy nghĩ ấy chỉ thoáng qua thôi, rồi lướt đi theo cảm xúc tràn ngập trong lòng, thậm chí hiện ra trong từng cử chỉ: “Tôi ngồi trên xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngà vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bấy lâu mất đi, bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở của khuôn miệng xinh xắn phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”. Được ôm ấp, được sống trong lòng mẹ, bé Hồng tưởng như trên đời không còn niềm hạnh phúc nào bằng. Đó cũng chính là cộng hưởng của cảm xúc, của nỗi khát khao gặp mẹ bao ngày của bé Hồng. Trong trạng thái vui sướng khôn cùng ấy, Nguyên Hồng viết những câu văn thấm đẫm tình mẫu tử: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Câu văn bừng sáng nét hồn nhiên thơ đại và lấp lánh vẽ đẹp nhân bản. Những tủi cực dồn nén bấy lâu như tức khắc bị xua tan, nhường chỗ cho tình cảm mẹ con đậm đà, ấm áp.

Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” này, ta thấy rằng bé Hồng là một nhân vật có thế giới nội tâm vô cùng phong phú. Ở đây, nhà văn đã đặt lên vai cậu bé Hồng những nỗi thống khổ chồng chất để thử thách sức bền của niềm tin và lòng nhẫn nại, gan góc của cậu. Qua từng dòng hồi ức, người đọc như cảm nhận được mọi cung bậc cảm xúc: đau đớn, tủi hờn, xót xa, căm tức, sung sướng, hạnh phúc… Tất cả những cung bậc đó đều xuất phát từ một trái tim yêu mẹ tha thiết. Tác giả đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả và bộc lộ cảm xúc, các hình ảnh so sánh cực tả, gây ấn tượng mạnh, giàu sức hình và gợi cảm; lời văn dạt dào cảm xúc để nhằm tái hiện một thân phận vô cùng tội nghiệp, đáng thương và cũng đáng trọng.

Từ những trải nghiệm tuổi thơ, nhà văn Nguyên Hồng đã viết nên một thiên hồi kí tuyệt tác, trong đó, đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã thể hiện nổi bật chân dung nhân vật bé Hồng, cả nổi đau và niềm hạnh phúc của cậu. Nói như Thạch Lam thì đó là “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *