Giới thiệu đến các bạn bài viết: Quạt cho bà ngủ (Thạch Quỳ); Đọc hiểu quạt cho bà ngủ (Thạch Quỳ) (Thơ) ; trắc nghiệm quạt cho bà ngủ (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: quạt cho bà ngủ ; đọc hiểu quạt cho bà ngủ ; trắc nghiệm quạt cho bà ngủ

I. ĐỌC HIỂU. quạt cho bà ngủ ; đọc hiểu quạt cho bà ngủ ; trắc nghiệm quạt cho bà ngủ

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Quạt cho bà ngủ

Ôi chích chòe ơi!

Lặng cho bà ngủ

Bước chân khe khẽ

Thỏ ơi nằm ngoan

Đừng đòi chị bế

 

Bàn tay bé nhỏ

Vẫy quạt thật đều

Ngấn nắng thiu thiu

Đậu trên tường trắng

 

Căn nhà đã vắng

Cốc chén nằm im

Đôi mắt lim dim

Ngủ ngon bà nhé!

 

Hoa cam hoa khế

Chín lặng trong vườn

Bà mơ tay cháu

Quạt đầy hương thơm….

 

(Thạch Quỳ, Tuyến tập Thơ, NXB Nghệ An, 2018)

quạt cho bà ngủ ; đọc hiểu quạt cho bà ngủ ; trắc nghiệm quạt cho bà ngủ

Câu 1. Những dấu hiệu nào dưới đây cho thấy bài thơ trên viết theo thể bốn chữ?

  1. Số tiếng: mỗi dòng thơ gồm có bốn tiếng.
  2. Cách gieo vần: bài thơ gieo vần chân, vần được đặt ở cuối dòng thơ.
  3. Nhịp thơ: bài thơ ngắt theo nhịp 2/2 (riêng dòng đầu theo nhịp 1/2/1).
  4. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 2. Hình tượng nhân vật được gợi tả trong bài thơ là ai?

  1. Chích chòe.
  2. Chị.
  3. Bà.
  4. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 3. Theo em, bài thơ được viết bởi phương thức biểu đạt nào?

  1. Tự sự và miêu tả.
  2. Miêu tả và biểu cảm.
  3. Biểu cảm và tự sự.
  4. Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

Câu 4. Những sự vật nào được người cháu nhắc tới khi quạt cho bà ngủ?

  1. Chích chòe, thỏ, ngấn nắng, cốc chén, hoa cam, hoa khế.
  2. Thỏ, ngấn nắng, hoa cau, hoa khế, bức tường, chum nước.
  3. Hoa cam, hoa khế, chích chòe, hoa cau, ngấn nắng.
  4. Ngấn nắng, chích chòe, hoa khế, cốc chén, vại nước.

Câu 5. Các dòng thơ: Bàn tay bé nhỏ/ Vẫy quạt thật đều /Ngấn nắng thiu thiu /Đậu trên tường trắng sử dụng phép tu từ nào?

  1. So sánh.
  2. Nhân hóa.
  3. Ẩn dụ.
  4. Hoán dụ.

Câu 6. Phương án nào sau đây chỉ gồm các từ láy?

  1. Chích chòe, khe khẽ, lim dim, thiu thiu.
  2. Chích chòe, thiu thiu, khe khẽ, ngủ ngon.
  3. Ngủ ngon, thiu thiu, khe khẽ, quạt đều.
  4. Khe khê, ngủ ngon, chích chòe, bước chân.

Câu 7. Không gian để người cháu quạt cho bà ngủ được gợi tả như thế nào?

  1. Nhiều sự vật được gọi tên với trạng thái theo chiều hướng giảm dần mức độ vận động để khung cảnh trở nên yên ắng, êm đềm.
  2. Trong nhà, cốc chén nằm im, thỏ ngoan nhẹ bước; ngoài trời, ngấn nắng thiu thiu, chích chòe lặng tiếng…
  3. Các sự vật trở nên sống động, có trạng thái, tâm tình như hòa cùng một điệu với bàn tay bé nhỏ quạt đầy hương thơm của cháu, làm nên một không gian thuần khiết và ân tình.
  4. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 8. Hình tượng nhân vật người cháu được gợi tả như thế nào?

  1. Em nói với chú chim chích chòe, với chú thỏ con như nói với người bạn thắm thiết, thân tình: Ơi chích chòe ơi!/Thỏ ơi nằm ngoan.
  2. Em nói với bà bằng âm điệu thương yêu, đầm ấm: Ngủ ngon bà nhé!
  3. Đến khi mọi vật yên lành là lúc: Bàn tay bé nhỏ/ Vẫy quạt thật đều để đưa bà vào giấc ngủ an lành: Bà mơ tay cháu / Quạt đầy hương thơm.
  4. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 9. Phân tích một câu thơ có dùng phép tu từ nhân hóa mà em yêu thích.

Câu 10. Theo em, bài thơ trên thể hiện tình cảm đặc biệt nào của người cháu?

II. VIẾT: quạt cho bà ngủ ; đọc hiểu quạt cho bà ngủ ; trắc nghiệm quạt cho bà ngủ

Viết bài văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Quạt cho bà ngủ của Thạch Quỳ.

quạt cho bà ngủ ; đọc hiểu quạt cho bà ngủ ; trắc nghiệm quạt cho bà ngủ

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: quạt cho bà ngủ ; đọc hiểu quạt cho bà ngủ ; trắc nghiệm quạt cho bà ngủ

1. Đọc hiểu quạt cho bà ngủ ; đọc hiểu quạt cho bà ngủ ; trắc nghiệm quạt cho bà ngủ

Câu 1. D. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 2. D. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 3.  B. Miêu tả và biểu cảm.

Câu 4. A. Chích chòe, thỏ, ngấn nắng, cốc chén, hoa cam, hoa khế.

Câu 5.  B. Nhân hóa.

Câu 6. A. Chích chòe, khe khẽ, lim dim, thiu thiu.

Câu 7.  D. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 8. D. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 9.

Trong bài thơ “Quạt cho bà ngủ” của Thạch Quỳ, một trong những câu thơ sử dụng phép tu từ nhân hóa mà em yêu thích có thể là: “Ngấn nắng thiu thiu / Đậu trên tường trắng.”

Trong câu thơ này, tác giả đã tạo ra một hình ảnh sống động và đầy màu sắc bằng cách nhân hóa ánh nắng mặt trời thành một người hoặc một sinh vật, khiến cho độc giả có cảm giác như ánh nắng đang tự nhiên hiện hữu như một người hoặc một vật thể có tính cách và cảm xúc riêng. Từ “Ngấn nắng thiu thiu” như một cách mô tả hình ảnh ánh nắng mặt trời như là một người đang đứng trên tường trắng, tỏa ra một cảm giác của sự yên bình và tĩnh lặng.

Phép tu từ nhân hóa này không chỉ tạo ra một hình ảnh sống động mà còn làm cho không gian trong bài thơ trở nên sống động hơn, và tạo ra một môi trường dễ dàng để độc giả tưởng tượng và cảm nhận. Điều này giúp tăng cường sức hấp dẫn và hiệu quả truyền đạt của bài thơ.

Câu 10.

Bài thơ thể hiện thật đẹp đề tình yêu chân thật, bình dị và sâu sắc của người châu nhỏ dành cho bà kính yêu, gieo vào lòng người đọc những xúc cảm bồi hồi, sâu lắng.

quạt cho bà ngủ ; đọc hiểu quạt cho bà ngủ ; trắc nghiệm quạt cho bà ngủ

2. Phần viết quạt cho bà ngủ ; đọc hiểu quạt cho bà ngủ ; trắc nghiệm quạt cho bà ngủ

2.1. Gợi ý chung quạt cho bà ngủ ; đọc hiểu quạt cho bà ngủ ; trắc nghiệm quạt cho bà ngủ

a. Yêu cầu về kiểu văn bản: Ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ.

b. Yêu cầu về nội dung:

– Giới thiệu được bài thơ Quạt cho bà ngủ và tác giả Thạch Quỳ. Nêu được ấn tượng, cảm xúc về bài thơ: Tình cảm thành thực, sâu lắng, êm đềm của người cháu dành cho bà.

– Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Về nội dung: Nhà thơ gợi tả một không gian thuần khiết, ân tình làm “nên” cho hình tượng người cháu quạt cho bà ngủ với lời nói êm đềm, dịu ngọt và hành động nhẹ nhàng, khéo léo.

+ Về nghệ thuật: Vần và nhịp luyến láy, êm ả, hình ảnh thơ bình dị, tinh tế, các phép tu từ đặc sắc…

– Khái quát được cảm xúc về bài thơ: Bài thơ đã thể hiện thật đẹp đẽ tình yêu chân thật, bình dị và sâu sắc của người cháu nhỏ dành cho bà kính yêu, gieo vào lòng người đọc những xúc cảm bồi hồi, sâu lắng.

c. Yêu cầu về diễn đạt:

– Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn, sử dụng các từ ngữ liên kết.

– Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

– Lùi đầu dòng và viết hoa chữ cái đầu tiên của đoạn văn và kết thúc đoạn bằng dấu châm câu.

d. Yêu cầu về phương thức kết hợp:

Kết hợp phương thức lập luận, miêu tả và biểu cảm.

đ. Yêu cầu về bố cục:

Viết đúng bố cục của một đoạn văn, gồm mở bài, thân bài và kết bài

 

2.2. Gợi ý lập dàn ý quạt cho bà ngủ ; đọc hiểu quạt cho bà ngủ ; trắc nghiệm quạt cho bà ngủ

a. Mở bài: quạt cho bà ngủ ; đọc hiểu quạt cho bà ngủ ; trắc nghiệm quạt cho bà ngủ

Giới thiệu tác giả Thạch Quỳ và bài thơ Quạt cho bà ngủ, nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ: bài thơ hay, cảm động và chân thực về tình cảm người chấu dành cho bà.

b. Thân bài quạt cho bà ngủ ; đọc hiểu quạt cho bà ngủ ; trắc nghiệm quạt cho bà ngủ

– Về nội dung: Các sự vật được gợi tả sống động, có trạng thái, tâm tình như hòa cùng một điệu với bàn tay bé nhỏ quạt đầy hương thơm của cháu, làm nên một không gian thuần khiết và ân tình. Ở đó, chân dung người cháu hiện lên qua lời nói êm đềm, dịu ngọt và hành động nhẹ nhàng, khéo léo. Em nói với chú chim chích chòe, với chú thỏ con như nói với người bạn thắm thiết, thân tình: ơi chích chòe ơi! Thỏ ơi nằm ngoan. Em nói với bà bằng âm điệu thương yêu, đầm ấm: Ngủ ngon bà nhé! Cho đến khi mọi vật yên lành là lúc: Bàn tay bé nhỏ/ Vẫy quạt thật đều để đưa bà vào giấc ngủ an lành: Bà mơ tay cháu /Quạt đầy hương thơm.

– Về nghệ thuật: Vẫn và nhịp luyến láy, êm ả, hình ảnh thơ bình dị, tính tế; các phép tu từ nhân hơn đặc sắc….

c. Kết bài: quạt cho bà ngủ ; đọc hiểu quạt cho bà ngủ ; trắc nghiệm quạt cho bà ngủ

Khái quát cảm xúc về bài thơ: có thể nói bài thơ đã thể hiện thật đẹp đẽ tình yêu chân thật, bình dị và sâu sắc của người cháu nhỏ dành cho bà kính yêu, gieo vào lòng người đọc những xúc cảm bồi hồi, sâu lắng.

2.3. Bài làm tham khảo quạt cho bà ngủ ; đọc hiểu quạt cho bà ngủ ; trắc nghiệm quạt cho bà ngủ

Nói đến Thạch Quỳ là nói đến một nhà thơ xứ Nghệ tài năng – một con người luôn nặng lòng với quê hương xứ sở. Bút danh Thạch Quỳ (tảng đá ở rú Cuồi) cũng xuất phát từ đó. Thơ Thạch Quỳ luôn nặng tình quê hương. Trong thơ ông, gia đình luôn được nhắc đến như một nỗi niềm nhớ nhung thường trực. Không nằm ngoài mạch nguồn đó, bài thơ “Quạt cho bà ngủ” rút trong “Tuyển tập thơ Thạch Quỳ” đã tái hiện một cách sâu sắc về tình cảm chân thành và ấm áp của người cháu dành cho bà. Thông qua hành động “quạt cho bà ngủ”, hình ảnh người cháu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Mở đầu bài thơ là tiếng dặn dò rất nhẹ nhàng, trìu mến của người cháu đối với chú chim chích choè và thỏ con. Dường như mọi thứ như đều có cảm xúc, được gợi tả một cách sống động, thân thương:

Ôi chích choè ơi

Lặng cho bà ngủ

Bước chân khe khẽ

Thỏ ơi nằm ngoan

Đừng đòi chị bế

Chích chòe và thỏ con đều là những người bạn của đứa cháu nhỏ, trong thế giới tâm hồn trẻ thơ, đó đều là hiện thân cho những gì trong sáng và xinh tươi nhất. Cái cách người cháu dặn dò mới thật dễ thương: “Ôi chích choè ơi! Thỏ ơi nằm ngoan” và xưng “chị” với chúng. Dường như mọi vật được gợi tả lên đều rất sống động, có tâm trạng, tâm tình. Chúng hiểu lời người cháu nói mà “bước chân khe khẽ” theo tiếng quạt đều đều của người cháu. Phải chăng chúng cũng rất yêu thương bà:

Bàn tay bé nhỏ

Vẫy quạt thật đều

Ngấn năng thiu thiu

Đậu trên tường trắng

Căn nhà đã vắng

Cốc chén nằm im

Đôi mắt lim dim

Ngủ ngon bà nhé!

Bàn tay bé nhỏ nhưng giữa trưa nắng vẫn đều tay quạt đã đủ cho thấy tình yêu và sự trưởng thành trong suy nghĩ của người cháu. Cháu không ham chơi theo chú chim chích choè, không nhảy nhót cùng thỏ con nữa mà giờ đây đã biết thương bà nhiều hơn. Cùng với tiếng quạt đều đều, nắng bỗng trở nên dịu đi “thiu thiu” trên tường trắng. Căn nhà vốn đã trống trải, là nơi người cháu nhỏ thường hay bày trò lại lặng im đến bất ngờ. Chỉ còn đọng lại trong đó là đôi mắt lim dim ngủ của bà. Để rồi người cháu lại thốt lên “Ngủ ngon bà nhé!” đấy yêu thương và nhẹ nhàng. Sự tĩnh lặng ấy khiến bà ngủ ngon hơn, đó chính là sự đều đều tay cháu quạt, là trong vô thức thấy sự khôn lớn của người cháu mà bà hằng chăm sóc, yêu thương.

Khép lại bài thơ, cũng là tiếng quạt cho bà ngủ, hoa cam, hoa khế đã trổ bông, chín nở trên cành mang một hương thơm dịu ngọt, đầy mê say. Thế nhưng trong giấc ngủ bà vẫn kịp cảm nhận được điều tuyệt vời đó bởi đã có cháu ở bên.

Hoa cam, hoa khế

Chín lặng trong vườn

Bà mơ tay cháu

Quạt đầy hương thơm.

Giấc mơ của bà chở đầy những yêu thương của cả mùi hương lẫn màu sắc. Nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là hình ảnh người cháu nhỏ kế bên đều tay “quạt cho bà ngủ“. Hương thơm trong giấc ngủ của bà là niềm vui, là hạnh phúc chứng kiến sự khôn lớn của cháu. Hương thơm ấy nhẹ nhàng nhưng đủ nặng để bà cảm nhận được rằng cháu đã lớn thật rồi.

Với thể thơ bốn chữ, hình ảnh giản dị, thân thuộc mà nhà thơ Thạch Quỳ đã có thể vẽ ra được một miền kí ức đẹp đẽ đến vậy. “Quạt cho bà ngủ” tuy chỉ là một hành động nhỏ bé nhưng chứa chan bao cảm xúc, niềm tin và tình yêu thương. Câu thơ có nhịp luyến láy tự nhiên, đều đều theo tiếng quạt khe khẽ của người cháu đã vẽ ra một khung cảnh đầy thương nhớ. Mọi vật được nhân hoá lên đầy sinh động, có cảm xúc, thân thuộc đến bất ngờ. Thế nhưng chính những điều nhỏ bé thân thuộc đó mới khiến ta phải bồi hồi nhớ lại hình ảnh thuở bé của chính mình.

Bài thơ “Quạt cho bà ngủ” của Thạch Quỳ ra đời cách đây khá lâu nhưng vẫn sẽ mãi là bài ca trong ký ức của nhiều thế hệ bởi sự giản dị nhưng rất ấm áp, chân tình. Bài thơ gợi cho ta một khung cảnh trưa hè dịu dàng, có căn nhà nhỏ yêu thương, có vườn hoa cỏ lá xanh tươi, có bà, có tiếng quạt đều đều cho bà ngủ. Người cháu ấy giờ đây đã lớn khôn, trưởng thành nhưng tình yêu bà vẫn sẽ mãi mãi vẹn nguyễn như thuở ban đầu.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *