Giới thiệu đến các bạn bài viết: Rượu làng vân (Hoàng Phủ Ngọc Tường) ; Đọc hiểu Rượu làng vân (Hoàng Phủ Ngọc Tường) (Kí) ; trắc nghiệm rượu làng vân (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
I. ĐỌC HIỂU. rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Làng Vân bị vây bọc quanh bởi nhiều con sông, và tôi nghĩ rằng đấy là một thế đất cần thiết cho sự giữ bí quyết, bởi vì cho đến nay, chưa ai bắt chước được rượu làng Vân cả. Một đoàn những cụ già y phục dáng lễ hội đứng chờ chúng tôi, vẽ thành một hàng dài vui mắt ngay trên nền chiếu hoa trải thành hai hàng trên thềm nhà, trên đó bày đủ các thức ăn để nguội chừng đã lâu do chúng tôi đến trễ. Chúng tôi rủ nhau ngồi xuống chiếu trước những chai rượu Vân trong suốt. Một người nhà bưng ra những chiếc mâm đồng vàng ánh như còn mới, trên đó có chạm hoa văn nhỏ bằng đầu kim găm, lấm chấm phủ kín cả một đồng. Mỗi mâm có một cụ già bê từng món thức ăn đặt lên mâm đồng và hạ thấp ngọn măng sông xuống (bây giờ, tôi mới để ý căn nhà được thắp sáng bằng đèn măng sông). Bóng tối trở nên đậm đặc hơn, và tôi không biết chủ nhà đang bày ra trò vui nào đây. Cụ già quay lại lấy một chai rượu Vân chừng một lít đổ đầy mặt đồng và châm lửa, hóa ra đó là một cách hâm thức ăn. Phực một tiếng, ánh lửa bốc thành ngọn đồng loạt trên những chiếc mâm đồng, ngọn lửa len lỏi qua những bát thức ăn vẽ thành những lượn sóng màu xanh biếc trên mặt thực khách. Đã lâu rồi nhưng tôi không thể nào quên bữa tiệc hôm ấy ở làng Vân, với những vết sáng xanh biếc đầy bí ẩn nhảy múa trên gương mặt của những thực khách ngồi chìm trong bóng tối, trông nó như một cuộc tiệc của một bộ lạc bán khai nào đó trong ánh lửa rừng đêm thẳm của lịch sử nhân loại. Và trong không gian đó, tôi nghe lan tỏa một giai điệu quan họ, và “người ở đừng về” đã nói với tôi một điều gì đó, giống như một điều nguồn cội thuộc văn hóa dân tộc.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Rượu làng Vân, sách Miền gái đẹp, Nxb Thuận Hóa, 2001)
Câu 1. Văn bản trên được viết bởi phương thức biểu đạt chính nào?
- Tự sự.
- Miêu tả.
- Biểu cảm.
- Thuyết minh.
Câu 2. Theo em, trong văn bản trên, ai là nhân vật người kể chuyện?
- Tôi
- Những cụ già.
- Một thực khách.
- Người hát Quan họ.
Câu 3. Theo em, văn bản trên viết về đề tài gì?
- Nghề nấu rượu của làng Vân.
- Nghệ thuật hát quan họ của làng Vân.
- Phong tục đón khách của làng Vân.
- Nghề chạm khắc đồng của làng Vân.
Câu 4. Theo em, nét văn hóa độc đáo của làng Vân thể hiện như thế nào qua việc tiếp khách của làng?
- Những người cao tuổi, ăn mặc y phục lễ hội, đứng thành hai hàng dài để chờ đón khách một cách trân trọng.
- Mâm cổ được chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ và đặc biệt với cách hâm nóng thức ăn bằng chính những ngọn lửa thắp lên bằng chính rượu làng Vân.
- Âm vang của giai điệu quan họ đằm thắm trữ tình làm cho bữa tiệc càng thêm hấp dẫn.
- Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 5. Việc các bậc cao niên trong làng tiếp khách thể hiện nét đẹp nào của con người vùng đất Kinh Bắc?
- Người già có vị trí quan trọng hàng đầu trong làng xã.
- Người già được làng xã tôn kính và là hiện thân cho uy tín của làng.
- Người gia được làng xã ủy thác đảm trách những công việc quan trọng.
- Cả ba phương án A, B và C đều đúng.
Câu 6. Cụm từ nào dưới đây không phải là một cụm danh từ?
- Những chai rượu Vân trong suốt.
- Những chiếc mâm đồng vàng ánh
- Đang bày ra trò vui.
- Một giai điệu quan họ.
Câu 7. Đã lâu rồi nhưng tôi không thể nào quên bữa tiệc hôm ấy ở làng Vân, với những vết sáng xanh biếc đầy bí ẩn nhảy múa trên gương mặt của những thực khách ngồi chìm trong bóng tối, trông nó như một cuộc tiệc của một bộ lạc bán khai nào đó trong ánh lửa rừng đêm thẳm của lịch sử nhân loại.
Đoạn văn trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
- Nhân hoá, so sánh.
- So sánh, ẩn dụ.
- Nhân hóa, điệp ngữ.
- Điệp ngữ, ẩn dụ.
Câu 8. Khi viết về một bữa tiệc ở làng Vân, hình ảnh nào neo lại mãi trong tâm trí người viết?
- Chiếu hoa trải thành hai hàng trên thềm nhà.
- Những chai rượu Vân trong suốt.
- Những vết sáng xanh biếc đầy bí ẩn.
- Chiếc mâm đồng vàng ánh, chạm hoa văn nhỏ.
Câu 9. Nêu cảm nhận về nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên.
Câu 10. Có nhiều làng quê trên đất nước ta nổi tiếng với những nghề truyền thống. Hãy kể tên 3 làng nghề mà em biết.
II. VIẾT: rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về vấn đề sự cần thiết phải giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
- Đọc hiểu rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
Câu 1. B. Miêu tả.
Câu 2. A. Tôi
Câu 3. C. Phong tục đón khách của làng Vân.
Câu 4. D. Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 5. D. Cả ba phương án A, B và C đều đúng.
Câu 6. C. Đang bày ra trò vui.
Câu 7. A. Nhân hoá, so sánh.
Câu 8. C. Những vết sáng xanh biếc đầy bí ẩn.
Câu 9. Gợi ý: rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
– “Tôi” là người ưa quan sát và cảm nhận. Tiệc rượu ở làng Vân dưới góc nhìn của “tôi” hiện lên chân thực, sống động, với nhiều hoạt động, trạng thái ấn tượng chứng tỏ điều đó.
– “Tôi” là người biết trân trọng sự khác biệt, độc đáo về văn hóa. Những ấn tượng của “tôi” về tiệc rượu làng Vân đầy ám ảnh, xúc động và đầy cảm hứng ca ngợi, tôn vinh.
– “Tôi” cũng là một người nhạy cảm, tinh tế và giàu suy tư. Là một người xứ Huế, sâu sắc văn hóa Huế nhưng luôn mở lòng đón nhận những sắc thái văn hóa khác ở mọi miền đất nước với tất cả tấm lòng nâng niu, trân trọng.
Câu 10. rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
– Làng nghề làm gốm Bồ Bát – Chuyên chế gốm sắc trắng Ninh Bình. Làng nghề làm gốm Bồ Bát chuyên chế các hàng gốm sắc trắng. Gốm Bồ Bát chỉ sử dụng một loại đất sét trắng quý hiếm gọi là đất sét Bồ Di, chỉ riêng ở vùng này mới có.
– Làng nghề Hạ Thái tại huyện Thường Tín (Hà Nội) từ lâu đời đã nổi tiếng với nghề sơn mài truyền thống, mỗi năm sản xuất hàng triệu sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
– Làng nghề làm lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội cũng là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng của Việt Nam với sản phẩm lụa cao cấp và đẹp mắt.
2. Phần viết rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
2.1. Gợi ý chung rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
a. Yêu cầu về kiểu văn bản: Viết bài văn nghị luận về vấn để ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
b. Yêu cầu về nội dung:
– Cần xác định được các từ khóa: sự cần thiết phải giữ gìn, giá trị văn hóa truyền thống.
– Đây là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống:
+ Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc: là những giá trị tốt đẹp, cả về vật chất và tinh thần, được sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
+ Bản sắc văn hóa dân tộc còn là những giá trị tạo nên sự khác biệt của mỗi địa phương, rộng ra là mỗi quốc gia, dân tộc.
+ Bản sắc văn hóa dân tộc là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp văn hóa quê hương, đất nước mình.
+ Tuy nhiên, nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp đang dần bị mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất, đặt ra vấn đề cần thiết phải giữ gìn bằng các việc làm, hành động cụ thể.
– Bài học nhận thức và hành động.
c. Yêu cầu về diễn đạt: rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
– Những ý kiến, lí lẽ phải được trình bày mạch lạc, rõ ràng, chắc chắn; bằng chứng phải xác đáng, thuyết phục.
– Mỗi ý cần được trình bày bàng một đoạn văn hoàn chỉnh, giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ.
– Chú ý về chính tả, ngữ pháp trong diễn đạt.
d. Yêu cầu về phương thức kết hợp: rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
Lập luận và biểu cảm.
đ. Yêu cầu về bố cục: rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
Đảm bảo yêu cầu 3 phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn về vấn đề sự cần thiết phải giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
2.2. Gợi ý lập dàn ý rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
Lập dàn ý bài viết theo gợi ý các phần:
a. Mở bài: rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
Nêu vấn đề vấn đề sự cần thiết phải giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
b. Thân bài: rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
– Lí giải các khái niệm: Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc: là những giá trị tốt đẹp, cả về vật chất và tinh thần, được sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Các giá trị đó cần phải được giữ gìn, bảo vệ.
– Nêu ra các phương diện của việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:
+ Nêu ra các biểu hiện của các giá trị văn hóa dân tộc…
+ Bản sắc văn hóa dân tộc tạo nên sự khác biệt của mỗi địa phương, rộng ra là mỗi quốc gia, dân tộc.
+ Bản sắc văn hóa dân tộc là nơi con người giao lưu văn hóa, cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp văn hóa quê hương, đất nước mình.
+ Tuy nhiên, nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp đang dần bị mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất, đặt ra vấn đề cần có giải pháp giữ gìn, phát huy…
c. Kết bài: rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
Bài học nhận thức và hành động.
2.3. Bài làm tham khảo rượu làng vân ; đọc hiểu rượu làng vân ; trắc nghiệm rượu làng vân
Một đất nước giàu mạnh là một đất nước tự đi lên bằng chính thực lực của bản thân, là một đất nước có những nét riêng độc đáo và dám tự khẳng định sự tổn tại của mình trước cộng đồng quốc tế. Dân tộc Việt Nam từ bao đời nay, kể từ khi Vua Hùng dựng nước, trải qua bao phen giặc giã nhưng cho đến nay, nhiều giá trị văn hoá cao quý và đẹp đẽ vẫn luôn hiện diện và không ngừng tỏa sáng rực rỡ. Văn hoá chính là hồn cốt của một dân tộc, là nét đặc trưng thể hiện cho tinh thần của một quốc gia. Tuy nhiên hiện nay, cũng có không ít những giá trị văn hoá đang đứng trước nguy cơ bị ngày bị mai một, thậm chí có thể biến mất nếu như không có chính sách giữ gìn, bảo vệ kịp thời và hiệu quả. Sự cần thiết phải giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trở thành một vấn đề quan trọng, đáng được lưu tâm.
Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là những giá trị tốt đẹp, cả về vật chất và tinh thần, được sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Các giá trị đó cần phải được giữ gìn, bảo vệ. Các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Văn hóa vật thể là cái mà chúng ta có thể nhìn thấy, như đình chùa, miếu mạo, lăng tẩm, các công trình kiến trúc, các bức tượng, các tấm văn bia,… Có thể dễ dàng nhận diện các giá trị văn hóa hữu thể này như các hiện vật được tìm thấy ở Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội, Kinh thành Huế, các tháp Chàm ở Ninh Thuận, Bình thuận. Chúng tồn tại ở đó như những chỉ dấu cho sự trường tổn và tinh thần sáng tạo tuyệt vời của cha ông ta. Nhưng cũng có những giá trị văn hóa không dễ nhận diện đó là các di sản nghệ thuật, những làn điệu dân ca, lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán… Dân ca Quan họ Bắc Ninh, ví giặm Nghệ Tĩnh, ca Huế,… đều là những tâm tình sâu lắng, thiết tha, đằm thắm của nhân dân lao động ở các miền quê sáng tạo nên mà ngày nay đã trở thành di sản của nhân loại.
Những giá trị văn hoá là những thành tựu vật chất, tinh thần được nhân dân sáng tạo trong suốt chiều dài lịch sử nghìn năm của dân tộc. Tất cả chúng đều được hình thành từ trong đời sống lao động nhiều nhọc nhằn gian khó nhưng cũng phong phú và sôi nổi của con người Việt Nam. Những giá trị văn hoá ấy chính là những dấu vết còn sót lại của cha ông, cho ta “nhận mặt ông cha của mình“. Thế nhưng lại có người cho rằng những giá trị văn hoá đó đã không còn phù hợp với lối sống bây giờ, trong thời đại kĩ thuật số với rất nhiều các loại máy móc, robot đã dần thay thế và làm mới cuộc sống con người. Giờ đây các giá trị văn hoá có thể bị xem là lạc hậu. Thật đáng buồn khi ta lại đánh mất đi những giá trị văn hóa tốt đẹp đó. Văn hóa chính là hồn cốt của một dân tộc. Văn hoá Việt Nam chính là hồn cốt của dân tộc Việt Nam. Mất văn hóa thì chẳng khác nào là mất chỗ dựa vững chãi. Mất đi giá trị của chính mình.
Càng đi về phía tương lai, con người ta càng nhớ nghĩ về nguồn cội của mình. Văn hoá nằm ở tiếng nói, chan chứa trong từng câu hát à ơi, từng suy nghĩ và nếp sống của mỗi con người. Văn hoá là nền tảng tinh thần, là chỗ dựa, là niềm tin cho ta biết rằng mình không hề bị bỏ lại sau những xô bồ của cuộc sống. Văn hoá là riêng biệt và độc đáo. Mỗi cộng đồng dân tộc đều có những nét đẹp văn hoá riêng do đó khi mang trong mình cái tên của một dân tộc hãy yêu quý và tự hào về nó. Văn hoá xuất hiện khắp mọi nơi, nó là bầu không khí quấn quanh con người và cho ta thấy rằng mình còn tồn tại. Văn hoá đơn giản nằm trong từng sự hồi tưởng và hiện lên mồn một trong nỗi nhớ của những đứa con xa gia đình, quê hương đang ngày đêm bươn chải trong nỗi khát khao trở lại quê nhà. Trong bài thơ “Cố hương”, Nguyễn Quốc Vương đã viết:
Cố hương giục chân ta đi
Cố hương giữ hồn ta lại.
Văn hoá của cố hương là động lực nâng bước chân con người trong hành trình đi tới, hội nhập với cuộc đời và thế giới rộng lớn nhưng cũng chính cố hương luôn “giữ hồn ta lại”, thôi thúc, kêu gọi ta mau bước trở về. “Cố hương” ở đây chính là hiện thân của văn hóa, của chất quê, hồn quê, tình quê thăm thâm, sâu lắng, ngọt ngào.
Tuy nhiên, bên cạnh những con người biết trân trọng và tự hào về văn hoá dân tộc mình cũng không ít người đã vô tình khiến các giá trị văn hoá bị mai một. Đi xa chính là lúc ta tiếp thu cái mới nhưng cũng là lúc ta cần phải biết yêu hơn những giá trị văn hoá của quê hương mình. Sự giàu sang không có nghĩa chỉ là vất chất, là tiền bạc, là sở hữu được bao nhiêu mãnh đất mà đó còn là sự phong phú của những tâm hồn được bắt đầu bằng trái tim có văn hoá. Văn hoá là ngay bây giờ chúng ta hãy hành động, hãy giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của tổ tiên.
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11 năm 1946, Bác Hồ chỉ rõ: “Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Thật đúng như vậy, văn hoá là ngọn đuốc đưa con người đến với lẽ phải và sự chính nghĩa. Văn hoá Việt Nam xuất phát từ đất, từ những mái nhà, từ con sông quê hương, từ sự giản dị, chất phác của mỗi tâm tình Việt Nam.
“Mất văn hóa là mất dân tộc“. Hãy giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình như là một sứ mệnh của một người yêu nước chân chính.