Giới thiệu đến các bạn bài viết: Sư tử và chuột (La Phông ten) ; Đọc hiểu sư tử và chuột (La Phông ten) (Ngụ ngôn) ; trắc nghiệm sư tử và chuột (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

I. ĐỌC HIỂU. sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Sư tử và chuột

Với mọi người vui lòng giúp đỡ,

Nhiều khi cần kẻ nhỏ hơn ta

Ngụ ngôn đôi chuyện nêu qua,

Còn bao sự việc thật thà đáng tin.

Chúa sơn lâm có sự tử nọ,

Chuột lơ ngơ vừa ngó ra ngoài

Nhảy vào chân chúa, chao ôi

Bao dong lượng cả, may đời chuột con.

Ơn trời bể chuột còn ghi nhớ,

Có ai ngờ chúa lỡ sa cơ

Lợt trong tấm lưới bất ngờ

Chúa gầm, chúa rống chỉ chờ chết thôi.

Chuột chạy vội đến nơi nguy hiểm

Dùng hàm răng gậm nhấm lưới dày,

Một mắt đứt kéo cả dây.

Thời giờ không tiếc lại dày kiên tâm

Khoẻ gân, cuồng nhiệt sao bằng.

(Ngụ ngôn chọn lọc La Phông ten, Nguyễn Đình, Huỳnh Lý dịch, Nxb Văn học, 1985)

sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?

  1. Truyền thuyết.
  2. Truyện cổ tích.
  3. Truyện ngụ ngôn.
  4. Truyện cười.

Câu 2. Phương thức tạo lập của văn bản trên là gì?

  1. Tự sự.
  2. Miêu tả.
  3. Biểu cảm.
  4. Thuyết minh.

Câu 3. Ai là nhân vật chính của văn bản trên?

  1. Con sư tử.
  2. Con chuột.
  3. Mọi người.
  4. Phương án A và B đều đúng.

Câu 4. Trong văn bản này, tác giả dân gian dùng biện pháp nghệ thuật nào để gửi gắm bài học?

  1. Ẩn dụ.
  2. So sánh.
  3. Đối lập.
  4. Liệt kê.

Câu 5. Theo em, trong văn bản trên, sư tử đã có hành động gì khi chuột đã vô tình nhảy vào chân chúa sơn lâm?

  1. Bắt giam chuột
  2. Bao dung, rộng lượng với chuột.
  3. Đánh đập chuột
  4. Cắn chết chuột

Câu 6. Tại sao chú chuột nhỏ bé lại có thể cứu được sư tử thoát khỏi tình thế lâm nguy?

  1. Chuột biết phát hiện ra nơi nguy hiểm nhất.
  2. Chuột biết sử dụng hiệu quả nhất khả năng của bản thân.
  3. Chuột biết huy động hết tất cả sức lực, nhiệt huyết của mình.
  4. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 7. Theo em, hành động của chuột đối với sư tử thể hiện đạo lí sống nào?

  1. Ăn trên ngồi trốc.
  2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
  3. Ăn trông nồi ngồi trông hướng.
  4. Ăn cây nào rào cây ấy.

Câu 8. Theo em, mục đích chủ yếu của văn bản này là gì?

  1. Tạo tiếng cười giải trí, mua vui.
  2. Kể lại sự tích xưa gắn liền với một địa danh cụ thể, có thật.
  3. Gửi gắm một bài học nhân sinh thiết thực, sâu sắc, ý nghĩa.
  4. Tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Câu 9. Nêu cảm nhận của em về nhân vật chuột con.

Câu 10. Hãy rút ra một bài học cho bản thân từ câu chuyện này.

II. VIẾT:

Từ câu chuyện Thầy bói xem voi, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan.

sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

1. Đọc hiểu sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

Câu 1. C. Truyện ngụ ngôn.

Câu 2. A. Tự sự.

Câu 3.  D. Phương án A và B đều đúng.

Câu 4.  A. Ẩn dụ.

Câu 5.  B. Bao dung, rộng lượng với chuột.

Câu 6. D. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 7.  B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 8.  C. Gửi gắm một bài học nhân sinh thiết thực, sâu sắc, ý nghĩa.

Câu 9. sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

– Chuột con là nhân vật nhỏ bé. Xét trong tương quan với sư tử, nó là con vật yếu đuối.

– Khi chuột con chẳng may rơi vào chân sư tử, rất may, đã được sự tử “lượng cả bao dung” thả cho chuột được tự do.

– Cho đến khi sư tử bị mắc bẫy, chuột con đã tìm ra chỗ nguy hiểm và dùng tất cả khả năng, sự kiên trì của mình để cứu sống sư tử.

– Chuột con đã từng được sư tử đối xử tốt, giờ đây chuột con lại đối xử tốt với sư tử. Đó là một ứng xử thể hiện thái độ hàm ơn sâu sắc, đúng với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, rất cảm động và tốt đẹp.

Câu 10. sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

Câu chuyện có thể gợi ra các bài học sau:

– Không cậy thế mạnh để ức hiếp kẻ yếu.

– Kẻ mạnh là kẻ nhân hậu, bao dung, sẵn sàng bỏ qua điều không vừa ý đối với người khác.

– Ai cũng có sở trường, lợi thế, điểm mạnh riêng, cần biết phát huy đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm.

– Sống tốt, làm việc tốt sẽ gặp điều may mắn.

– Trả ơn người đã giúp đỡ mình là một đạo lí tốt đẹp ở đời.

[…]

sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

2. Phần viết sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

2.1. Gợi ý chung sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

a. Yêu cầu về kiểu văn bản: Viết bài văn nghị luận về sự cần thiết phải nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan.

b. Yêu cầu về nội dung: sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

– Cần xác định được các từ khóa: sự cần thiết, nhìn nhận sự việc; toàn diện, khách quan.

– Đây là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong cuộc sống:

+ Dẫn từ câu chuyện Thầy bói xem voi để dẫn ra vấn đề cần phải nhìn nhận sự việc một cách khách quan, toàn diện.

+ Lí giải các khái niệm: toàn diện: xem xét nhiều mặt, nhiều khía cạnh; khách quan: đúng với quy luật tự nhiên và xã hội, không định kiến, chủ quan.

+ Sự cần thiết của sự nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan: giúp ta hiểu được sự việc một cách đúng đắn, chân thực; từ sự thấu hiểu sự việc một cách chính xác để có sự ứng xử, quyết định và hành động phù hợp, có hiệu quả; cuộc sống luôn biến đổi, việc nhìn nhận sự việc toàn diện, khách quan sẽ giúp ta tránh được cái nhìn phiến diện, chủ quan,…

+ Bài học nhận thức và hành động…

c. Yêu cầu về diễn đạt: sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

– Những ý kiến, lí lẽ phải được trình bày mạch lạc, rõ ràng, chắc chắn, bằng chứng phải xác đáng, thuyết phục.

– Mỗi ý cần được trình bày bằng một đoạn văn hoàn chỉnh, giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ.

– Chú ý về chính tả, ngữ pháp trong diễn đạt.

d. Yêu cầu về phương thức kết hợp: sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

Lập luận và biểu cảm.

đ. Yêu cầu về bố cục: sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

Đảm bảo yêu cầu 3 phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn nghị luận về sự cần thiết phải nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan.

2.2. Gợi ý lập dàn ý sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

Lập dàn ý bài viết theo gợi ý các phần:

a. Mở bài: sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

Dẫn dắt từ câu chuyện Thầy bói xem voi để nêu vấn đề sự cần thiết phải nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan.

b. Thân bài: sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

– Tóm tắt lại câu chuyện xem voi của năm ông thầy bói để dẫn vào vấn đề: sự cần thiết cần phải nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan.

– Lí giải các khái niệm: toàn diện: xem xét nhiều mặt, nhiều khía cạnh, khách quan, đúng với quy luật tự nhiên và xã hội, không định kiến, chủ quan.

– Nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan đem lại nhiều ích lợi:

+ Giúp ta hiểu được sự việc một cách đúng đắn, chân thực.

+ Từ sự thấu hiểu sự việc một cách chính xác để có sự ứng xử, quyết định và hành động phù hợp, có hiệu quả.

+ Cuộc sống luôn biến đổi, việc nhìn nhận sự việc toàn diện, khách quan sẽ giúp ta tránh được cái nhìn phiến diện, chủ quan,…

– Bài học nhận thức và hành động…

c. Kết bài: sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

Khẳng định sự cần thiết phải nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan.

sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

2.3. Bài làm tham khảo sư tử và chuột ; đọc hiểu sư tử và chuột ; trắc nghiệm sư tử và chuột

Trong xã hội đầy những biến chuyển và thay đổi trong từng giây phút này, thật không dễ dàng gì khi nhìn nhận, đánh giá mọi sự vật, hiện tượng. Việc “nhìn mặt mà bắt hình dong” như một quan niệm nhìn nhận, có khi dẫn tới những sai lầm, ngộ nhận. Bởi sự vật vốn đa diện, nhiều vẻ, thậm chí lẫn lộn với nhau đến mức không thể phân biệt được một cách rành rẽ. Câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” sẽ dạy chúng ta bài học về về sự cần thiết phải nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan.

Câu chuyện bắt đầu bằng buổi trò chuyện nhân buổi ế hàng của năm thầy bói: “thầy nào cũng phàn nàn không biết con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, thế là năm thầy cùng chung tiền xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi”. Con voi được hình thành từ tất cả những bộ phận đó nhưng ở đây mỗi thầy chỉ sờ một thứ vì thế không thể tránh được việc bất đồng quan điểm. “Hóa ra nó sun sun như con đỉa”, “Không phải, nó dài dài như cái đòn càn”, “Đâu có nó bè bè như cái quạt thóc”, “Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình”, “Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xẻ cùn”. Điều đáng cười là ở đây thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai cả. Cuối cùng thành ra xô xát, đánh nhau toạc đầu chảy máu. Ta thấy đó, việc nhìn sự vật một cách thiển cận sẽ đem lại những hậu quả tai hại, thê thảm và đôi khi thật nực cười. Thế mới cần sự nhìn nhận, cách quan sát sự vật, sự việc một cách toàn diện, khách quan. Để đánh giá đúng bản chất sự việc cần có những quan sát toàn diện, đánh giá trên cơ sở cái tổng thể, không thể lấy những bộ phận đơn lẻ hay những nhận thức mang tính chủ quan, hạn chế để đánh giá được.

Vậy việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ sẽ mang lại cho ta những ích lợi gì? Trước hết nó mang đến cho ta sự hiểu biết, cái nhìn bao quát để đi đến những hành động đúng đắn trong cuộc sống. Con người có đôi mắt để nhìn đời, để phân biệt đục – trong, phải – trái, đúng – sai bởi có những chuyện tưởng vậy mà không phải vậy và bởi “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Khi nhìn một sự việc ta phải bình tĩnh phân tích tìm hiểu kĩ trước khi đưa ra kết luận. Tuy nhiên nếu chỉ đánh giá một vật bằng đôi mắt của chính mình đôi khi ta sẽ không khỏi tránh được cái nhìn chủ quan theo cảm xúc. Suy nghĩ khác, góc nhìn khác sẽ giúp ta có cái nhìn toàn diện hơn về sự việc. Nó còn tránh cho ta lối suy nghĩ thiển cận, phiến diện và bồi dưỡng cho ta tri thức mới mẻ, biết suy nghĩ khác, biết tạo nên tính năng động, linh hoạt trong tư duy. Đó chính là cơ sở và động lực để đưa con người đến sáng tạo và thành công. Cindy Crawford đã từng nói: “Để trở thành một cô gái tự tin, bạn đừng mù quáng chạy theo mốt và trang điểm. Hãy trở thành một siêu mẫu với nét riêng của mình.” Hay như Galileo, ông đã bị buộc tội ủng hộ học thuyết Compernicus khi cho rằng “Trái đất xoay quanh mặt trời“. Trong khi đó vào thời Galileo người ta đều cho rằng Trái đất là trung tâm vũ trụ và mọi hành tinh đều xoay quanh Trái đất. Mãi tới năm 1992, Vatican mới chính thức thừa nhận sai lầm của mình trong việc tuyên án Galileo. Và ngày nay Galileo được vinh danh như một nhà khoa học có đóng góp rất lớn cho nền thiên văn học hiện đại. Tất cả là nhờ có điểm nhìn khác biệt và toàn diện hơn hẳn những người khác. “Không có gì là tầm thường trên thế giới. Tất cả phụ thuộc vào góc nhìn”. Cùng một chủ đề nhưng hai câu “Nếu con không học sau này sẽ trở thành lao công” và “Nếu con học hành chăm chỉ con sẽ giúp những người như họ có cuộc sống tốt hơn” sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau rõ rệt.

Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề gì, ta cần phải quan sát thật kĩ. Bởi thế giới là một nơi có thể “cái xấu” đang mặc đồ của “cái đẹp”, mọi vấn đề đều có nhiều khía cạnh chìm nổi. Thật hiếm có một bài toán chỉ có một cách làm. Vậy nên để tránh việc nhìn nhận sai lầm dẫn đến những hậu quả khôi hài chúng ta cần phải cẩn trọng trước lời đánh giá, nhận xét, cần kết hợp giữa nhiều yếu tố: nghe, nhìn, cảm nhận để tránh đưa ra những kết luận vội vàng, phiến diện, chủ quan. Cần học cách lắng nghe, tham khảo và tôn trọng ý kiến của người khác như thế chúng ta không chỉ tiếp thu được những điều bổ ích mà còn duy trì được những mối quan hệ hoàn hảo và tốt đẹp. Câu chuyện “Thầy bói xem voi” thật ngắn gọn nhưng dạy chúng ta một bài học thấm thía về nhận thức: hãy mở to mắt, tìm tòi và nhìn nhận thế giới xung quanh một cách thật toàn diện và khách quan. 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *