Giới thiệu đến các bạn bài viết: Đọc hiểu Dặn con (Trần Nhuận Minh) (Thơ) ; trắc nghiệm dặn con (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.

Đề: đọc hiểu dặn con ; trắc nghiệm dặn con

I. TRẮC NGHIỆM. đọc hiểu dặn con ; trắc nghiệm dặn con

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng:

Dặn con

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn.

 

Nhà mình sát đường, họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào.

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

 

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này.

(Trần Nhuận Minh, Nhà thơ hoa và cô, NXB Văn học, 1993)

đọc hiểu dặn con ; trắc nghiệm dặn con

Câu 1. Bài thơ Dặn con được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

  1. Nghị luận.
  2. Miêu tả.
  3. Biểu cảm.
  4. Tự sự.

Câu 2. Bài thơ Dặn con chủ yếu được gieo vần như thế nào?

  1. Vần lưng.
  2. Vần chân.
  3. Vần hỗn hợp.
  4. Vần trắc.

Câu 3. Vì sao người cha lại dặn con: Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào?

  1. Vì đó là bí mật của họ nên con không được hỏi.
  2. Vì đó là danh dự của họ nên con không được hỏi.
  3. Vì người cha không muốn con gợi nỗi nhớ quê của họ.
  4. Vì người cha không muốn con gây nỗi buồn cũng như sự tổn thương tinh thần của họ.

Câu 4. Khổ thơ cuối trong bài thơ Dặn con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?

  1. Cuộc sống luôn có sự thay đổi, con hãy biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm và thấu hiểu để nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
  2. Cần phải sống tốt để xứng đáng là con của bố mẹ.
  3. Cần phải sống ân nghĩa, thủy chung, biết đền đáp những người đã cưu mang mình.
  4. Sống cần có chính kiến và sự kiên định, sự đồng cảm, thấu hiểu để đạt được những điều mình mong muốn.

Câu 5. Từ úa tàn trong câu thơ Dù họ hôi hám úa tàn được hiểu như thế nào?

  1. Ngả sang màu vàng và héo dần, không còn tươi xanh nữa.
  2. Trở nên màu vàng xỉn, trông không tươi, không sáng.
  3. Rách rưới, nghèo khổ, mệt mỏi.
  4. Hư hỏng, không sử dụng được.

Câu 6. Các từ Hán Việt được sử dụng trong bài thơ Dặn con là các từ nào?

  1. Hành khất, hôi hám, nhân gian.
  2. Thiên hạ, no ấm, nhà mình.
  3. Nhân gian, úa tàn, quê hương.
  4. Hành khất, nhân gian, thiên hạ.

Câu 7. Biện pháp tu từ điệp cấu trúc Con… không được sử dụng trong bài thơ Dặn con có tác dụng gì?

  1. Tạo nhịp điệu, âm hưởng cho bài thơ.
  2. Nhấn mạnh nội dung của bài thơ.
  3. Thể hiện sự giáo dục nghiêm khắc của người cha đối với người con và sự tôn trọng của người cha đối với những số phận kém may mắn.
  4. Phương án A và phương án C đúng.

Câu 8. Trong các từ sau, từ nào có nghĩa là đi ăn xin?

  1. Hành hương.
  2. Hành khất.
  3. Hành xác.
  4. Hành nghề.

Câu 9. Từ đồng nghĩa với từ hành khất là từ nào?

  1. Ăn mày, ăn xin.
  2. Hành nghề, ăn mày.
  3. Hành xác, ăn xin.
  4. Ăn mày, hành xác, hành nghề.

Câu 10. Nội dung của bài thơ Dặn con là gì?

  1. Cần phải sống nhân hậu, biết yêu thương giúp đỡ người khác.
  2. Không được xem thường người khuyết tật, những người kém may mắn.
  3. Thể hiện tinh thần nhân văn, yêu thương, giúp đỡ tôn trọng người khác, đồng thời cũng là những kinh nghiệm, những triết lí về cuộc đời.
  4. Cần biết yêu thương, chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm với mọi người.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Phân biệt sự khác nhau về sắc thái nghĩa của từ hành khất với từ ăn mày, ăn xin.

Câu 2. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về những lời dặn của người cha đối với người con trong bài thơ Dặn con.

đọc hiểu dặn con ; trắc nghiệm dặn con

III.HƯỚNG DẪN LÀM BÀI đọc hiểu dặn con ; trắc nghiệm dặn con

1. Phần trắc nghiệm đọc hiểu dặn con ; trắc nghiệm dặn con

Câu 1. C. Biểu cảm.

Câu 2. B. Vần chân.

Câu 3.  D. Vì người cha không muốn con gây nỗi buồn cũng như sự tổn thương tinh thần của họ.

Câu 4.  A. Cuộc sống luôn có sự thay đổi, con hãy biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm và thấu hiểu để nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

Câu 5. C. Rách rưới, nghèo khổ, mệt mỏi.

Câu 6.  D. Hành khất, nhân gian, thiên hạ.

Câu 7.  D. Phương án A và phương án C đúng.

Câu 8.  B. Hành khất.

Câu 9. A. Ăn mày, ăn xin.

Câu 10.  C. Thể hiện tinh thần nhân văn, yêu thương, giúp đỡ tôn trọng người khác, đồng thời cũng là những kinh nghiệm, những triết lí về cuộc đời.

đọc hiểu dặn con ; trắc nghiệm dặn con

2. Phần tự luận đọc hiểu dặn con ; trắc nghiệm dặn con

Câu 1.

Sự khác nhau về sắc thái nghĩa của từ hành khất và từ ăn mày, ăn xin là: Hành khất, ăn xin, ăn mày đều chỉ những người kém may mắn, phải đi xin tiền bạc, lương thực, thực phẩm… của người khác để sống.

+ Tuy nhiên từ hành khất là từ Hán Việt, có sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần Việt ăn xin, ăn mày, do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con (phải tôn trọng, giữ thể diện cho những người hành khất).

Câu 2. đọc hiểu dặn con ; trắc nghiệm dặn con

Bài thơ “Dặn con” của Trần Nhuận Minh là một lời khuyên của người cha đầy ý nghĩa và tình cảm dành cho người con. Người cha muốn truyền đạt cho con những giá trị về đạo đức và tình thương, như việc tránh xa hành vi ác, không cười chê những người khác dù có hoàn cảnh khó khăn. Việc nhà mình sát đường, người cha muốn con hiểu rằng không được phân biệt đối xử và phải có lòng nhân ái. Dù là chó nhà, việc dạy dỗ và giáo dục cũng rất quan trọng, đó là một phần của trách nhiệm và tôn trọng đối với sự sống. Cuối cùng, ý nghĩa của việc “nuôi bố sau này” không chỉ là nghĩa vụ cá nhân mà còn là một phần của truyền thống và lòng nhân ái trong xã hội. Bài thơ gợi lên ý nghĩa sâu sắc về trách nhiệm gia đình và vai trò của người cha trong việc truyền đạt những giá trị văn hóa và nhân văn cho thế hệ sau.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *