Giới thiệu đến các bạn bài viết: Đã từng thất bại ; Đọc hiểu Đã từng thất bại (Theo Gửi bé Bống ở xứ sở niềm vui ) (Văn bản nghị luận) (5 CÂU HỎI TỰ LUẬN, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra 100 % tự luận được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: đã từng thất bại ; đọc hiểu đã từng thất bại
ĐỌC HIỂU đã từng thất bại ; đọc hiểu đã từng thất bại
Đọc văn bản: đã từng thất bại ; đọc hiểu đã từng thất bại
Đã từng thất bại
Chẳng ai tìm kiếm thất bại.
Nhưng thất bại, dù chúng ta vì trách nhiệm trước bản thân mình và những người xung quanh, cố gắng né tránh nó, vẫn tìm đến với mỗi người vào những thời điểm riêng. Một nhà tuyển dụng nói với tôi rằng: Nếu chỉ được chọn một giữa hai ứng viên có khả năng tương đương, người tràn trề tự tin và luôn chiến thắng; kẻ có phần dè dặt bởi đã từng phải nếm mùi thất bại, thậm chí là cay đắng, anh ta sẽ chọn người thứ hai.
Những người đã từng thất bại đã học cách thất bại, và đó là bài học đắt đỏ nhất và vì thế cũng quý giá nhất.
Bill Gates từng thổ lộ dù biết rằng nhân viên của mình là những người giỏi nhất, nhưng ông vẫn có một điều lo lắng về những kẻ giỏi giang và tràn ngập tự tin này, đó là “họ chưa từng nếm mùi thất bại”.
Tại sao? Có lẽ bởi nếu chưa từng thất bại, thì chưa thể biết sự mạnh mẽ của con người là sự mạnh mẽ của Đá hay của Nước.
Một thạch trụ nặng hàng ngàn tấn có thể một ngày kia đổ sập. Nhưng Nước, bạn sẽ thấy nó khi rắn lạnh, khi tươi mát, uốn lượn mềm mại mà vượt qua tất cả thiên biến vạn hóa mà vẫn là chính mình, có mặt ở khắp các đại dương và trong từng tế bào sống.
Sự tự tin của một người chỉ mới biết đến chiến thắng và sự tự tin của những người đã từng trải qua thất bại là khác biệt.
Đó là sự tự tin của người biết và sự tự tin của người hiểu. Để đi từ Biết đến Hiểu, chẳng thể tránh khỏi quá trình phải chiêm nghiệm bằng chính mình qua những lần đớn đau vấp ngã. Bạn có thể nhận biết một người thành đạt không phải lúc họ ăn mừng chiến thắng, mà ở lúc họ đối diện với khoảnh khắc biết mình thua cuộc. Bấn loại hay bình tĩnh, đổ lỗi cho vận đen hay nhận lỗi về mình, khóc than hay tìm hiểu căn nguyên thất bại, vùi lấp bản thân trong tuyệt vọng hay tiếp tục tìm kiếm những cơ hội khác.
Những người đã từng thất bại, bạn có thể nhận ra điều ấy trong mắt họ, sâu lặng hơn và trầm ngâm hơn, đôi mắt của những người hiểu được nỗi đau của thời kỳ trượt dốc.
Những kẻ nông nổi sẽ bảo rằng họ có cái vẻ thu mình của kẻ nhút nhát, yếu đuối. Nhưng những kẻ hiểu đời sẽ nhận thấy trong đó có sự dè dặt khôn ngoan, náu mình đợi chờ thời cơ thích hợp.
Họ có thể không phải là người đầu tiên, nhưng sẽ là người đúng lúc. Có thể không phải là người mạnh nhất, nhưng sẽ là người cuối cùng trụ lại.
Những người đã từng thất bại, bạn có thể nhận thấy họ trong cách đối xử với con người, yêu thương hơn và xót xa hơn, bởi họ yêu thương và xót xa bằng những trải nghiệm đau đớn của chính bản thân mình, xuất phát từ sự yêu thương và xót xa chính mình.
Và bởi thế bạn biết rằng, những thất bại, va vấp mà chúng ta trải qua trong đời cũng có ý nghĩa và giá trị của riêng nó. Mỗi người phải có lúc thất bại đến đau đớn để hiểu mình hơn và hiểu người hơn. Để biết yêu thương, sẻ chia, nâng đỡ và tha thứ.
Thất bại không chỉ giúp chúng ta trưởng thành hơn, mà còn làm chúng ta con người hơn.
(Theo Gửi bé Bống ở xứ sở niềm vui, Ngô Thị Phú Bình, NXB Kim Đồng, 2016, tr. 180-184)
Thực hiện các yêu cầu: đã từng thất bại ; đọc hiểu đã từng thất bại
Câu 1. Theo bài viết, Bill Gates lo lắng điều gì ở các nhân viên của mình?
Câu 2. Tác giả đã phân biệt sự tự tin của một người mới chỉ biết đến chiến thắng với sự tự tin của những người từng trải qua thất bại như thế nào?
Câu 3. Theo anh/chị, vì sao những người đã từng thất bại lại có thể “bình tĩnh, nhận lỗi về mình”, kiên nhẫn “tìm hiểu căn nguyên thất bại, tiếp tục tìm kiếm những cơ hội khác” khi đối diện với khoảng khắc biết mình thua cuộc?
Câu 4. Từ những chiêm nghiệm, sẻ chia của người viết, hãy rút ra bài học cho bản thân.
Câu 5. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong văn bản đọc hiểu: Những thất bại, va vấp mà chúng ta trải qua trong đời cũng có ý nghĩa và giá trị của riêng nó.
Gợi ý trả lời: đã từng thất bại ; đọc hiểu đã từng thất bại
Câu 1. Điều khiến Bill Gates lo lắng ở các nhân viên của mình là họ chưa từng nếm mùi thất bại.
Câu 2. Sự tự tin của người mới chỉ biết đến chiến thắng là sự tự tin của người “biết” còn sự tự tin của người từng nếm trải thất bại là sự tự tin của người “hiểu” mà từ “biết” đến “hiểu” là quá trình phải chiêm nghiệm bằng chính mình qua những lần đớn đau vấp ngã.
Câu 3. Những người đã từng thất bại có thể “bình tĩnh”, “nhận lỗi về mình”, kiên nhẫn “tìm hiểu căn nguyên thất bại”, “tiếp tục tìm kiếm những cơ hội khác” khi đối diện với khoảng khắc biết mình thua cuộc vì họ đã nếm trải cảm giác thất bại, đã nhận lại những bài học sau mỗi lần thất bại, đã chín chắn hơn, trưởng thành hơn, họ hiểu thất bại không phải là dấu chấm hết.
Câu 4. Bài viết mang đến bài học quý giá cho mỗi chúng ta: Trong cuộc đời, không ai không từng thất bại. Đừng sợ hãi, né tránh nó, hãy bình thản đón nhận bởi nó không “khó ưa” như chúng ta vẫn nghĩ. Thất bại nào cũng mang đến chúng ta những kinh nghiệm quý báu, giúp ta “trưởng thành” và “người hơn”.
Câu 5. đã từng thất bại ; đọc hiểu đã từng thất bại
– Những giá trị của thất bại: mang đến bài học kinh nghiệm; thôi thúc thay đổi, sáng tạo để thành công; vượt lên trên thất bại ta sẽ trưởng thành hơn, chín chắn hơn, bình tĩnh hơn, an yên hơn…
– Giá trị riêng của thất bại chỉ có khi người gặp thất bại biết rút kinh nghiệm trong những tình huống tương tự.
– Thất bại có giá trị riêng nhưng không vì thế mà chúng ta cho phép mình được thất bại mãi.
Gợi ý 1. đã từng thất bại ; đọc hiểu đã từng thất bại
Trong hành trình sống, thất bại và những thử thách không tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhận biết và tận dụng những giá trị mà chúng mang lại. Thất bại không chỉ là biểu hiện của sự thất bại mà còn là một bài học quý giá, là nguồn động viên để ta thay đổi, sáng tạo và trưởng thành. Mỗi lần gặp thất bại, chúng ta được học hỏi từ những sai lầm của mình và từ kinh nghiệm của người khác. Qua đó, chúng ta trở nên thông thái hơn, sở hữu một bộ kiến thức và kỹ năng phong phú hơn. Thất bại thúc đẩy chúng ta nghiên cứu và áp dụng các phương pháp mới, khám phá sự sáng tạo và phát triển khả năng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, giá trị thực sự của thất bại chỉ thể hiện khi chúng ta hành động để rút ra các bài học từ những trải nghiệm đó. Chỉ khi hiểu được nguyên nhân và hậu quả của thất bại, ta mới có thể tận dụng những kinh nghiệm đó để tránh lặp lại sai lầm và tiến lên phía trước. Thất bại không phải là điểm dừng lại mà là một cơ hội để ta cố gắng, nỗ lực và phát triển bản thân. Tuy nhiên, điều quan trọng là không được cho phép bản thân mình rơi vào trạng thái thất bại mãi mãi. Chúng ta phải sử dụng những kinh nghiệm đã học để đứng lên và tiến lên phía trước, không ngừng nỗ lực để đạt được mục tiêu và thành công trong cuộc sống. Thất bại không phải là một kết thúc mà là một bước đệm quan trọng trên con đường đến thành công. đã từng thất bại ; đọc hiểu đã từng thất bại
Gợi ý 2. đã từng thất bại ; đọc hiểu đã từng thất bại
Trong cuộc hành trình đầy màu sắc của cuộc đời, thất bại và những va vấp là những trải nghiệm không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, đối diện với những cản trở đó, chúng ta có thể nhìn thấy sự quý giá và ý nghĩa sâu sắc của chúng. Thất bại không chỉ là một kết quả không mong muốn mà còn là một cơ hội để học hỏi, trưởng thành và phát triển. Mỗi lần gặp thất bại, ta được học hỏi một bài học quý báu. Những sai lầm và khó khăn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân, nhận biết được những yếu điểm cần cải thiện và khám phá những tiềm năng chưa được khai phá. Thất bại là nguồn động viên mạnh mẽ, thúc đẩy ta tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu của mình. Ngoài ra, thất bại cũng giúp ta trở nên kiên nhẫn hơn, sáng tạo hơn trong việc tìm ra các giải pháp mới. Chúng là một phần không thể tách rời của quá trình thành công, nhưng điều quan trọng không phải là việc gặp thất bại, mà là cách chúng ta phản ứng và học hỏi từ những trải nghiệm đó. Tuy nhiên, để thực sự tận dụng giá trị của thất bại, chúng ta cần không ngừng nỗ lực, không bao giờ từ bỏ. Thấu hiểu và học từ những sai lầm, chúng ta có thể điều chỉnh hành động và tiến xa hơn trên con đường thành công. Thành công không đến từ việc tránh xa thất bại, mà từ việc dũng cảm đối diện với nó và rút ra bài học quý báu từ mỗi trải nghiệm đó.