Giới thiệu đến các bạn bài viết: ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu (10 CÂU HỎI, Đề kiểm tra). Đây là đề kiểm tra tự luận kết hợp trắc nghiệm, được thiết kế theo hướng chương trình mới năm 2018. Và cũng là một tài liệu quan trọng dành cho các bạn học sinh làm quen và thích nghi với các thay đổi trong giảng dạy và kiểm tra theo chương trình mới. Bài viết còn giúp các bạn tăng cường kiến thức và kỹ năng, đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm bài trong các đề kiểm tra mới.
Đề: ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
I. ĐỌC HIỂU. ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngôn ngữ trong ca dao là ngôn ngữ thông thường của quần chúng nhân dân, nhưng đã được sử dụng theo phương thức trữ tình của thơ ca, do đó đã mang tính chất nghệ thuật hóa một phần, chứ không còn hoàn toàn đồng nhất với ngôn ngữ thông thường trong đời sống hằng ngày của quần chúng nhân dân nữa. Đó là lí do khiến ngôn ngữ trong ca đau vừa giống, vừa khác với ngôn ngữ thông thường, đồng thời cũng có sắc thái riêng, khác với ngôn ngữ trong các thể loại văn học dân gian khác (tục ngữ, truyện cổ tích…)..
Vả lại, ngôn ngữ trong ca dao truyền thống là ngôn ngữ của một thời đã qua, cách đây hàng thế kỉ về trước (có bài cách đây hàng ba bốn trăm năm hoặc nhiều hơn). Do đó, trong ca dao truyền thống, có những từ ngữ, những cách diễn đạt đã trở nên xa lạ, khó hiểu đối với các lớp người hiện nay, nhất là lớp người trẻ tuổi…..
Ngoài các lớp từ ngữ có (hoặc tương đối cổ như thiếp, chàng, nàng, quân tử,…) trong ca dao lại có khá nhiều từ ngữ địa phương, chỉ quen thuộc đối với nhân dân trong những vùng miền nhất định (ví dụ từ “nỏ” nghĩa là “không” ở Nghệ An, từ “lưa” nghĩa là “còn” ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, từ “ối chui cha” là của Bình Định….)
Muốn hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu sắc và thấu đáo một bài ca dạo phải bám vào từ ngữ của nó, thông qua từ ngữ để tìm ra ý, tứ, sự, tình ở trong đó. Và sau khi đã nắm được ý, tứ, sự, tình của toàn bài, mới có điều kiện đầy đủ và chắc chắn để nhận rõ nghĩa đích thực (nghĩa trong bài) của từ ngữ đã được tác giả sử dụng. Hiện tượng “ý tại ngôn ngoại” ở trong ca dao không phải là hiếm.
Nếu hiểu từ ngữ trong ca dao truyền thống theo nghĩa thông dụng hiện nay thì sẽ không tránh khỏi những sai lầm ngộ nhận, nhiều khi dẫn đến sự nhận thức sai lệch cả nội dung, ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của toàn bài ca dao. Mối quan hệ giữa từ ngữ với ý, tứ, sự, tình trong ca dao thật khắng khít, phải dựa vào cái nọ để hiểu cái kia và ngược lại. Chẳng hạn ở câu:
Khi đi bóng hãy còn dài
Giờ về bóng đã nghe ai bóng tròn?
Các từ “dài” và “tròn” cũng như từ “bóng” đã được tác giả dùng theo nghĩa khác để ám chỉ sự thay lòng đổi dạ của người bạn tình.
Từ “nhớ” trong hai câu ca dao sau đây cũng mang những nghĩa cụ thể khác nhau:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngói đồng than”
Và:
“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương.”
[…]
Cái hay, cái đẹp của ca dao được thể hiện ở nhiều yếu tố, nhiều phương diện khác nhau thay về ý, về tình, về nghệ thuật cấu tứ, tạo chuyện, chọn hình ảnh,…), nhưng tất cả mọi yếu tố, phương diện khác nhau ấy đều có quan hệ với từ ngữ. Cho nên từ ngữ trong ca dao có vai trò đặc biệt quan trọng.
(Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, 2006)
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào?
- Văn bản nghị luận.
- Văn bản thông tin.
- Văn bản tự sự.
- Văn bản biểu cảm.
Câu 2. Đoạn trích bàn về vấn đề gì?
- Tình yêu trong ca dao trữ tình.
- Ngôn ngữ trong ca dao trữ tình.
- Cấu tứ trong ca dao trữ tình.
- Nhân vật trong ca dao trữ tình.
Câu 3. Ngôn ngữ trong ca dao có tính chất đặc biệt nào?
- Hình tượng hóa.
- Bình thường hóa.
- Nghệ thuật hóa.
- Phức tạp hóa.
Câu 4. Ngôn ngữ ca dao có đặc điểm nào khu biệt với các kiểu ngôn ngữ khác?
- Ngôn ngữ trong ca dao không có sự khác biệt với ngôn ngữ đời sống.
- Ngôn ngữ trong ca dao trau chuốt, bóng bẩy, gợi cảm.
- Ngôn ngữ trong ca dao giống với ngôn ngữ của truyện cười, truyện ngụ ngôn.
- Ngôn ngữ trong ca dao vừa giống, vừa khác với ngôn ngữ thông thường, đồng thời cũng có sắc thái riêng, khác với ngôn ngữ trong các thể loại văn học dân gian khác (tục ngữ, truyện cổ tích…).
Câu 5. Các từ ngữ trong dấu ngoặc đơn của đoạn trích trên có tác dụng gì?
- Chú thích, bổ sung các thông tin cho nội dung biểu đạt của câu.
- Làm cho câu văn trở nên luyến láy, mềm mại.
- Tạo nên tính đa nghĩa, hàm súc cho câu văn.
- Phương án B và phương án C đều đúng.
Câu 6. Để làm rõ vấn đề ngôn ngữ của ca dao trữ tình, người viết đã trình bày bằng những ý kiến nào?
- Ngôn ngữ trong ca dao là ngôn ngữ thông thường của quần chúng nhân dân, nhưng đã được sử dụng theo phương thức trữ tình của thơ ca.
- Ngôn ngữ trong ca dao truyền thống là ngôn ngữ của một thời đã qua, cách đây hàng thế kỉ về trước.
- Muốn hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu sắc và thấu đáo một bài ca dao phải bám vào từ ngữ của nó, thông qua từ ngữ để tìm ra ý, tứ, sự, tình ở trong đó.
- Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 7. Theo tác giả, làm thế nào để hiểu đúng một câu bài ca dao?
- Phải bám vào từ ngữ của nó, thông qua từ ngữ để tìm ra ý, tứ, sự, tình ở trong đó.
- Sau khi đã nắm được ý, tứ, sự, tình của toàn bài, mới có điều kiện đầy đủ và chắc chắn để nhận rõ nghĩa đích thực (nghĩa trong bài) của từ ngữ đã được tác giả sử dụng.
- Mối quan hệ giữa từ ngữ với ý, tứ, sự, tình trong ca dao thật khắng khít, phải dựa vào cái nọ để hiểu cái kia và ngược lại.
- Cả ba phương án A, B và C đều đúng.
Câu 8. Muốn hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu sắc và thấu đáo một bài ca dao phải bám vào từ ngữ của nó, thông qua từ ngữ để tìm ra ý, tứ, sự, tình ở trong đó.
Câu văn trên nêu ra phương diện nào của văn bản nghị luận?
- Một ý kiến.
- Một lí lẽ.
- Một bằng chứng.
- Một vấn đề.
Câu 9. Người viết đã dùng các lí lẽ và bằng chứng nào để làm rõ ý kiến: Muốn hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu sắc và thấu đáo một bài ca dao phải bảm vào từ ngữ của nó, thông qua từ ngữ để tìm ra ý, tứ, sự, tình ở trong đó. Nhận xét của em về nghệ thuật lập luận của tác giả?
Câu 10. Trong đoạn trích trên, tác giả đã trích dẫn nhiều từ ngữ, nhiều câu ca dao. Từ thao tác lập luận đó, em rút ra cho mình bài học gì khi làm văn nghị luận?
II. VIẾT: ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
Viết bài văn biểu cảm về một người thân yêu của em.
III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
1. Đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
Câu 1. A. Văn bản nghị luận.
Câu 2. B. Ngôn ngữ trong ca dao trữ tình.
Câu 3. C. Nghệ thuật hóa.
Câu 4. D. Ngôn ngữ trong ca dao vừa giống, vừa khác với ngôn ngữ thông thường, đồng thời cũng có sắc thái riêng, khác với ngôn ngữ trong các thể loại văn học dân gian khác (tục ngữ, truyện cổ tích…).
Câu 5. A. Chú thích, bổ sung các thông tin cho nội dung biểu đạt của câu.
Câu 6. D. Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 7. D. Cả ba phương án A, B và C đều đúng.
Câu 8. A. Một ý kiến.
Câu 9. Gợi ý:
Để làm làm rõ ý kiến nêu trên, tác giả đã lập luận bằng các lí lẽ, dẫn chứng:
– Lí lẽ:
+ Trong ca dao tồn tại hiện tượng “ý tại ngôn ngoại”.
+ Giữa từ ngữ với ý, tứ, sự, tình trong ca dao có mối quan hệ khắng khít, phải dựa vào cái nọ để hiểu cái kia và ngược lại.
+ Cái hay, cái đẹp của ca dao được thể hiện ở nhiều yếu tố song đều có quan hệ với từ ngữ.
– Bằng chứng:
+ Mối quan hệ giữa các từ “dài”, “tròn”, “bóng” trong một bài ca dao, sự khác biệt về nghĩa của từ “nhớ” trong hai câu ca dao…
+ Những phương diện làm nên cái hay, về ý, về tình, về nghệ thuật cấu tứ, tạo chuyện, chọn hình ảnh…
Câu 10. Gợi ý:
Trong đoạn trích trên, tác giả đã dẫn ra nhiều từ ngữ, nhiều câu ca dao. Thao tác lập luận đó có thể gợi mở những bài học thiết thực trong cách làm văn nghị luận:
– Cần có tư liệu, dẫn chứng phong phú, xác thực khi làm văn nghị luận.
– Cần biết cách sử dụng, cách đưa các dẫn chứng vào bài văn nghị luận một cách phù hợp, đích đáng, làm sáng tỏ được luận điểm.
– Cần trích dẫn linh hoạt (có khi chỉ trích dẫn các từ đắt, từ khóa, khi trích câu, đoạn ngữ liệu) vào bài viết.
– Cần trích dẫn khéo léo, tinh tế để tạo nên lời văn nghị luận mềm mại, giàu hình ảnh, gợi cảm và lôi cuốn người đọc.
[…]
2. Phần viết ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
2.1. Gợi ý chung ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
a.Yêu cầu về kiểu văn bản: Viết bài văn biểu cảm về một người thân yêu của em.
b. Yêu cầu về nội dung: ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
– Đối tượng biểu cảm: một người thân yêu của em.
– Nêu những đặc điểm nổi bật của người thân yêu khiến người đó để lại ấn tượng sâu đậm trong em:
+ Ấn tượng, cảm xúc của em về những nét ngoại hình, hoạt động, ngôn ngữ, tính cách… của người thân yêu.
+ Cảm xúc, tình cảm của em được gợi lên từ những kỉ niệm về người thân yêu.
– Những liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm của em từ hình ảnh người thân yêu.
c. Yêu cầu về diễn đạt: ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
– Ngôn ngữ bài viết cần sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc.
– Vận dụng các phép tu từ như so sánh, điệp ngữ,… để tăng hiệu quả diễn đạt.
– Chú ý về chính tả, ngữ pháp trong diễn đạt.
d. Yêu cầu về phương thức kết hợp:
Tự sự, miêu tả và biểu cảm, trong đó, biểu cảm là phương thức chính.
đ. Yêu cầu về bố cục:
Đảm bảo yêu cầu 3 phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn biểu cảm về một người thân yêu.
2.2. Gợi ý lập dàn ý ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
Lập dàn ý bài viết theo gợi ý các phần:
a. Mở bài: ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
– Giới thiệu một người thân yêu của em.
– Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu về người thân yêu của em.
b. Thân bài: ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
– Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người thân yêu:
+ Những nét ngoại hình, hoạt động, ngôn ngữ, tính cách… của người thân yêu.
+ Những kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ về người thân yêu.
– Những ấn tượng, suy ngẫm của em về một người thân yêu.
c. Kết bài: ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người thân yêu.
2.3. Bài làm tham khảo 1 ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
Ngó lên nuột lạt mái nhà
Bao nhiêu nuột lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!
Trong cuộc sống, mỗi người đều có một nơi để trở về sau bao vất vả và mệt mỏi, sau bao thất bại và thành công. Có người gọi đó là nhà, có người gọi đó là mái ấm, là gia đình nhưng quan trọng nhất vẫn là nơi đó có người mà mình yêu thương và tin tưởng nhất. Đối với tôi người đó chính là bà nội – người bà đáng kính của tôi.
Bà là một người nhân hậu, bao dung với mái tóc dài này đã thưa thớt và điểm bạc. Dáng bà cao cao, gầy gầy. Đôi tay bà gầy guộc và xương xẩu, đầy những nếp nhăn. Khuôn mặt bà hiền từ, đã in dấu chân chim qua bao thăng trầm vất vả. Tôi nhớ bà có nụ cười rất tươi và bà cũng rất hay cười. Bà đam mê ca nhạc và múa hát, hối còn nhỏ lúc ở bên bà lúc nào tôi cũng được bà hát cho nghe – những câu hát ru ngọt ngào, mềm mại, quyến luyến “con cò bay lả bay la”. “Bà” là một từ ngắn ngủi nhưng với tôi nó đồng nghĩa với rất nhiều thứ: đó là sự bao dung nhân hậu, là sự hiền từ chở che và là sự bình yên và hạnh phúc. Bởi vậy, nhà văn Loise May Alcott từng nói: “Mỗi ngôi nhà đều cần có một người bà trong đó”. Đôi khi, có những mâu thuẫn xảy ra giữa cách giáo dục nghiêm khắc của bố mẹ và sự chiều chuộng, bao dung của bà. Khi lớn lên, nhìn lại tuổi thơ ta sẽ thấy và hiểu rằng: nhân cách của mình đã được hình thành từ cả hai điều đó, nhờ sự cân bằng của cả hai. Quả thật ai có được cha mẹ nghiêm khắc và ông bà nuông chiều thì đó là một niềm hạnh phúc lớn lao. Tôi thật sự may mắn khi có được niềm hạnh phúc rất đỗi giản dị đó.
Những tháng ngày ở bên bà là những lần vòi vĩnh bà đưa đi chơi lúc tối, là những lẫn nũng nịu đòi được bà đút cơm dù mình cũng chẳng còn nhỏ nhắn gì. Bà gần bảy mươi tuổi, nhưng việc gì cũng tranh làm, không cho tôi đụng tay vào thứ gì cả. Bà đã già, sức đã yếu, tôi biết chứ, nhưng tình yêu thương bà dành cho con cháu thì chưa bao giờ vơi cạn. Tôi ở xa nên chủ yếu mỗi năm chỉ về chơi với bà được hai lần: dịp tết và hè. Mỗi ngày bà đều gọi điện cho bố tôi, chỉ đơn giản là dành vài phút để ngắm nhìn con cháu cho thỏa nỗi nhớ. Hôm nào bố tôi bận không gọi điện được, bà đều lo lắng sốt ruột “răng giờ nì mà hắn chưa gọi về” và có khi còn nằm thao thức cả đêm. Mỗi lần cả nhà về, bà đều ngồi đợi sẵn trong sân, tíu tít chạy ra xách đồ, hỏi thăm xem chúng tôi có mệt không rồi ôm lấy từng đứa một. Lúc đó mắt bà sáng hẳn lên, trông thật hạnh phúc. Ở nhà, bình thường bà chi tiêu rất tiết kiệm nhưng khi chúng tôi về, bà lại chuẩn bị “thực đơn” từ mấy ngày trước để bồi bổ cho hai chị em tôi. Nào là sữa chua, kem, hoa quả rồi cá, tôm, thịt… đủ món chúng tôi thích. Ngày nào bà cũng hỏi hai chị em thích ăn gì để bà mua, và dù món đó khó tìm thì bà đều cố gắng tìm cho ra, và nếu không có thì bà sẽ đều đền bù bằng một món gì đó để thay thế. Bà luôn dành cho chị em tôi những điều tốt nhất, những món ăn ngon nhất và sự yêu thương chăm sóc vô điều kiện.
Bà luôn giành tắm cho đứa em tôi, tranh được ngủ với chị em tôi và bảo vệ hai chị em mỗi lần bị bố mẹ nạt. Người ta nói khi nhớ về thời ấu thơ, kí ức về bà luôn là kí ức tươi đẹp, êm đềm nhất quả không sai. Bà vừa là chỗ dựa, vừa là người bạn, vừa là nơi trút bầu tâm sự của hai chị em tôi. Tôi luôn sẵn sàng tâm sự với bà bất kể điều gì, kể cả những thứ mà chị em tôi cho là bí mật nhất. Ở bà có sự thông thái và lòng kiên nhẫn của một người đã từng trải. Sự nhẫn nại và dịu dàng của một người đã đi qua đoạn đường dài. Một đoạn đường mà bố mẹ tôi chưa đi qua. Và bà ở đó, để yêu thương, nuông chiều và đôi khi “làm hư” hai chị em tôi với tình yêu thương vô cùng to lớn.
Bà rất lo cho việc học tập của tôi, đến giờ bà đều nhắc tôi ngồi vào bàn học hoặc đọc sách, hạn chế việc tiếp xúc với ti vi và điện thoại quá nhiều. Rảnh rỗi tôi lại ngồi nói chuyện với bà, bà hỏi thăm, quan tâm tôi từ những điều nhỏ nhặt nhất, từ tình hình sức khỏe đến học tập. Dù rất chiều tôi nhưng mỗi lần tôi làm sai bà đều nhắc nhở, có khi là trách phạt. Những lúc ấy dù biết mình sai nhưng tôi vẫn cố tình ra vẻ dỗi hờn để được bà lại dễ làm lành. Ở bên bà, tôi được sống vô tư như một đứa trẻ thật sự chứ không phải một thiếu nữ mười lăm sắp lên lớp 10. Tôi nô đùa, vui chơi, học tập trong sự chăm bẳm, chiều chuộng và bao dung của bà. Bà chính là một “mảnh ghép” làm hoàn thiện tuổi thơ tôi, làm cho nó luôn tươi đẹp và đầy ắp tiếng cười.
Thật không thể kể xiết được biết bao kỉ niệm của tôi với bà. Tình yêu thương bà dành cho hai chị em tôi là vô hạn. Tôi không giỏi để có thể diễn tả hết lòng biết ơn của tôi đối với bà. Tôi chỉ biết nói về bà với những lời thật lòng nhất tuy còn nhiều thiếu sót và vụng dại. Mà theo tôi nghĩ đó cũng chính là những điều tốt đẹp nhất mà tôi dành gửi tới bà – người bà dấu yêu của tôi.
2.4. Bài làm tham khảo 2 ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
Tiền bối của em, người mà em gọi là “anh” không chỉ là một người thân yêu mà còn là người mang lại cho em nhiều cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa trong cuộc sống này. Anh không chỉ là người đi trước, mà còn là người đã trải qua nhiều khó khăn và chia sẻ những kinh nghiệm đáng quý với em.
Anh có một tâm hồn nhân từ và dịu dàng, luôn sẵn lòng lắng nghe và chia sẻ với những người xung quanh. Với em, anh là người luôn đứng sau lưng, ủng hộ và khích lệ em mỗi khi em gặp khó khăn. Anh là người không bao giờ quên nhắc nhở em về những giá trị và nguyên tắc sống đạo đức, giúp em trở thành một con người tốt hơn từng ngày.
Không chỉ là một người anh, anh còn là một người bạn đồng hành trên con đường đời. Anh luôn chia sẻ niềm vui và nỗi buồn cùng em, tạo nên một mối quan hệ gắn kết và bền vững. Mỗi khi em gặp khó khăn, anh là người đầu tiên em nghĩ đến, bởi vì em biết rằng anh luôn sẽ đứng bên cạnh và giúp đỡ em vượt qua mọi thử thách.
Anh không chỉ là người thân yêu mà còn là người mà em hâm mộ và ngưỡng mộ. Anh có sự kiên nhẫn và lòng nhân từ vô biên, luôn sẵn sàng hy sinh bản thân để giúp đỡ những người xung quanh. Sự hiếu thảo và tình yêu thương của anh dành cho gia đình và bạn bè không bao giờ làm phai nhạt.
Cuối cùng, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với anh và tất cả những gì anh đã làm cho em. Anh không chỉ là người thân yêu mà còn là nguồn động viên và sức mạnh lớn lao trong cuộc sống của em. Em sẽ luôn tự hào về việc được gọi là em của anh, và em hứa sẽ cố gắng trở thành một người con, một người bạn và một người đồng hành tốt đẹp như anh.
***
2.5. Bài làm tham khảo 3 ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
Trong cuộc đời mỗi người, có một người phụ nữ luôn đóng vai trò không thể thay thế – đó chính là mẹ của tôi. Mẹ không chỉ là người thân yêu của tôi mà còn là người mang lại cho tôi sự an ủi, sức mạnh và yêu thương không ngừng nghỉ. Mỗi khoảnh khắc tôi dành cùng mẹ là một khoảnh khắc đáng trân trọng và ý nghĩa trong cuộc sống này.
Mẹ của tôi là một hình ảnh vững vàng, mạnh mẽ nhưng lại ấm áp và dịu dàng. Mỗi ngày, mẹ dành tất cả tình yêu thương và quan tâm của mình cho gia đình. Những bữa ăn ngon lành, những lời khuyên chân thành và những cái ôm ấm áp luôn là điều mà tôi có thể tìm thấy khi cần. Không có gì có thể so sánh được với cảm giác được ôm vào lòng mẹ, nơi mà tôi luôn cảm thấy an toàn và yên bình nhất.
Mẹ không chỉ là người mẹ mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong cuộc sống của tôi. Mỗi khi tôi gặp khó khăn hay thất vọng, mẹ luôn ở đây, sẵn lòng lắng nghe và động viên tôi. Mẹ không bao giờ từ bỏ tôi, ngay cả khi tôi mắc phải những sai lầm hoặc gặp phải những thất bại, mẹ vẫn luôn ở đây, sẵn lòng bắt tay tôi và cùng tôi vượt qua mọi khó khăn. Mẹ là người đưa ra những lời khuyên sáng suốt và dẫn dắt tôi đi trên con đường đúng đắn.
Tình yêu thương của mẹ là không điều kiện và vô điều kiện. Dù có bất kỳ lỗi lầm nào, dù có gặp phải thách thức hay thất bại, mẹ vẫn luôn ở đây, sẵn lòng yêu thương và bảo vệ tôi. Tình yêu thương của mẹ không biên giới, không giới hạn và không có điều kiện.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với mẹ và tất cả những gì mẹ đã làm cho tôi. Mẹ không chỉ là người thân yêu mà còn là nguồn động viên và sức mạnh lớn lao nhất trong cuộc sống của tôi. Tôi biết mình may mắn khi có một người mẹ như mẹ, và tôi sẽ luôn trân trọng và yêu thương mẹ hơn bất kỳ điều gì trên thế giới này. Tôi hứa sẽ luôn cố gắng trở thành một con người tốt và đáng tự hào như mẹ.
***
2.6. Bài làm tham khảo 4 ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
Trong cuộc đời của mỗi người, luôn có một người bạn đặc biệt, và với tôi, người đó chính là Anna. Anna không chỉ là một người bạn thân thiết mà còn là một người bạn đồng hành, một người động viên và một người đồng nghiệp đáng tin cậy.
Anna là một phụ nữ có tâm hồn sâu lắng và trái tim nhân từ. Mỗi khi tôi cảm thấy bất an hoặc bế tắc, Anna luôn là người đầu tiên đến bên cạnh tôi, mang đến cho tôi sự an ủi và động viên. Bằng sự lắng nghe và sự thông cảm của mình, Anna giúp tôi vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống.
Tính cách của Anna rất hài hòa và dễ gần, khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy thoải mái và yên bình khi ở bên cạnh. Sự hài hước và niềm vui của Anna luôn là nguồn cảm hứng lớn đối với tôi, giúp tôi nhìn nhận cuộc sống một cách lạc quan và tích cực hơn.
Không chỉ là một người bạn, Anna còn là một người đồng nghiệp xuất sắc. Với sự nhiệt huyết và sự kiên trì của mình, Anna luôn làm việc hết mình để hoàn thành mọi nhiệm vụ và đạt được mục tiêu. Sự tận tâm và sự chuyên nghiệp của Anna đã tạo nên sự tôn trọng và sự ủng hộ từ mọi người xung quanh.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Anna vì tất cả những gì cô ấy đã làm cho tôi. Anna không chỉ là một người bạn đồng hành mà còn là một người bạn đáng tin cậy và một người đồng nghiệp xuất sắc. Tôi rất may mắn khi có Anna trong cuộc đời của mình, và tôi hứa sẽ luôn đứng đằng sau và ủng hộ cô ấy như cô ấy đã làm với tôi. Đối với tôi, Anna không chỉ là một người bạn mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
***
2.7. Bài làm tham khảo 5 ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu
Trong cuộc đời của mỗi người, có một người thân yêu không chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt mà còn là nguồn động viên và yêu thương vô điều kiện. Đối với tôi, người đó chính là ông nội – một người đàn ông đầy tình yêu thương và sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống.
Ông nội là biểu tượng của sự quý phái và tôn trọng trong gia đình. Từ khi tôi còn nhỏ, ông đã luôn dành thời gian để chia sẻ những câu chuyện và kinh nghiệm của mình với tôi. Những lời khuyên của ông không chỉ giúp tôi hiểu biết về cuộc sống mà còn truyền đạt những giá trị quý báu mà ông đã tích lũy qua nhiều năm tháng.
Tính cách ấm áp và quan tâm của ông là điều khiến tôi cảm thấy an toàn và yên bình nhất. Mỗi khi tôi gặp khó khăn hay thất vọng, ông luôn là người đầu tiên đến bên cạnh tôi, mang lại cho tôi sự an ủi và động viên. Bằng sự lắng nghe và sự thông cảm của mình, ông luôn biết cách giúp tôi vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.
Ngoài ra, ông còn là người bạn đồng hành trên con đường đời của tôi. Anh là người luôn chia sẻ niềm vui và nỗi buồn cùng với tôi, tạo nên một mối quan hệ gắn bó và chân thành nhất. Những khoảnh khắc ấm áp và ý nghĩa ở bên cạnh ông luôn là những kỷ niệm đáng trân trọng trong cuộc đời của tôi.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với ông nội và tất cả những gì ông đã làm cho tôi. Ông không chỉ là người thân yêu mà còn là người đồng hành và người cố vấn tuyệt vời nhất trong cuộc đời của tôi. Tôi sẽ luôn trân trọng và yêu quý ông, và tôi hứa sẽ luôn cố gắng trở thành một con người tốt đẹp như ông. Ông nội là người mà tôi sẽ mãi mãi ghi nhớ và trân trọng trong trái tim mình. ngôn ngữ trong ca dao ; bình giảng ca dao hoàng tiến tựu ; đọc hiểu ngôn ngữ trong ca dao ; đọc hiểu bình giảng ca dao hoàng tiến tựu