Đề: bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

I. ĐỌC HIỂU: bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Bên cạnh nhân vật người mẹ mang nhiều nét đẹp, nhân vật chú bé Hồng hiện lên với biết bao suy nghĩ và cảm xúc, cũng thật là đẹp, đáng chia sẻ, đáng trân trọng. Qua nhân vật này, chúng ta không chỉ cảm nhận những cung bậc tâm trạng của một chú bé rất mực tin yêu mẹ mà còn hiểu cụ thể, sâu sắc những nét đặc trưng của thể văn hồi ký, một thể văn đậm chất trữ tình. Chất trữ tình thống thiết của ngòi bút Nguyên Hồng thể hiện bằng lời kể của nhân vật “tôi” (tức bé Hồng) với những diễn biến tâm trạng theo trình tự thời gian trong hai mối quan hệ quan hệ với bà cô và quan hệ với người mẹ, rất cụ thể.

Khi nói chuyện với bà cô, bé Hồng chịu bao nhiêu đau đớn, uất ức, nhưng vẫn một lòng tin yêu mẹ. Nghe lời nói thứ nhất của bà cô, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh người mẹ ở nơi xa, cơ cực, vất vả. Từ cử chỉ “cúi đầu không đáp” đến lúc cười và đáp lại: “Cuối năm thế nào mạ cháu cũng về” là một phản ứng thông mình, xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú bé. Chú đã nhanh chóng nhận ra ý nghĩa cay độc trong lời bà cô và cố gắng giữ vững tình thương yêu và lòng kính mến mẹ. (…) Tình thương, niềm tin yêu và một chút ngờ vực đối với người mẹ như đang nổi bão, giằng xé trong lòng chú bé. Nhưng chú vẫn cố kìm nén để giữ vững tình yêu và niềm tin. […] Từ câu chuyện riêng của đời mình, Nguyên Hồng đã truyền tới người đọc những nội dung mang ý nghĩa xã hội bằng những dòng văn giàu cảm xúc và có hình ảnh, rất ấn tượng. Qua cuộc đối thoại và những cung bậc cảm xúc của bé Hồng trước bà cô, chúng ta thông cảm với những nỗi đau thấm thía, đồng thời rất trân trọng một bản lĩnh cứng cỏi, một tấm lòng thiết tha của người con rất mực thương và tin yêu mẹ.

Nhờ tình thương và niềm tin ấy, đến khi gặp mẹ, bé Hồng đã nhận được niềm sung sướng, hạnh phúc lớn lao. Như trên ta đã biết, người mẹ của bé Hồng trở về đúng thời điểm quan trọng nhất đã xua tan mọi đau đớn, dằn vặt trong tâm hồn chú bé. Mới chỉ thoảng thấy một bóng người giống mẹ, chú bé Hồng đã vội vã, bối rối, vừa chạy theo vừa gọi mẹ. Được ngồi lên xe cùng mẹ, chú bé òa lên khóc rồi cứ thế nức nở khiến cho người mẹ “cũng sụt sùi theo”. Ba từ “òa nức nở”,sụt sùi” cùng trường nghĩa nối nhau miêu tả các dạng thức đặc biệt của tiếng khóc, của những dòng lệ. Đây là âm thanh, là nước mắt của biết bao nỗi niềm, tâm trạng hai mẹ con: tủi hận, tự hào, bàng hoàng, sung sướng… Cảm giác sung sướng của đứa con khi được ngồi kề bên mẹ, được ôm ấp trong lòng mẹ cứ dâng lên từng giây, từng phút. […] Nhà văn đã dựng lại một bức tranh tràn ngập ánh sáng, đường nét rõ ràng, hài hòa, trong đó là những sắc màu tươi tắn, thoang thoảng hương thơm. Đó là một hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm, ăm ắp tình người. Sống trong thế giới đó, chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác sung sướng, rạo rực, ru mình trong tình mẹ dịu êm, tự hào, hãnh diện được đền đáp bởi tấm lòng người con hiếu thảo thương và tin yêu mẹ đến cháy lòng. Cái cảm giác mình đang bé lại – hay niềm khao khát được bé lại – để làm nũng mẹ, để hưởng sự vuốt ve, chiều chuộng của mẹ cứ lâng lâng, tiếp nói khiến chú bé như đang sống trong mơ vậy. Mọi điều xấu xa, sai lệch mà bà cô gieo vào tâm hồn thơ dại của chú bé bay biến đi hết cả. Xung quanh, từ thế giới bên ngoài vào sâu trong tận cùng cõi tâm linh của chú bé và người mẹ dường như chỉ là niềm hạnh phúc giản dị mà thiêng liêng, hiện thực mà lãng mạn, đầy mộng mơ… Có thể nói, càng về cuối câu chuyện, ngôn ngữ văn chương càng linh hoạt, sống động, tình cảm người viết cũng dạt dào. Đúng là nhà văn đang sống lại những kỉ niệm tuổi thơ của mình để tâm tình chia sẻ với bạn đọc, cùng bạn đọc thấm thía những khúc nhạc buồn, vui, cay, đắng, ngọt ngào của lòng mẹ yêu con, tình con tin yêu mẹ,…

(Vũ Dương Quỹ, Bình giảng Ngữ văn 8, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

 

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nghị luận nào?

  1. Nghị luận hiện tượng đời sống.
  2. Nghị luận văn học.
  3. Nghị luận tư tưởng đạo lí.
  4. Nghị luận chính trị.

Câu 2. Đoạn trích được viết bởi phương thức biểu đạt nào?

  1. Tự sự.
  2. Lập luận.
  3. Biểu cảm.
  4. Thuyết minh.

Câu 3. Theo em, câu văn nào khái quát được nội dung trình bày của văn bản?

  1. Bên cạnh nhân vật người mẹ mang nhiều nét đẹp, nhân vật chủ bê Hồng hiện lên với biết bao suy nghĩ và cảm xúc, cũng thật là đẹp, đáng chia sẻ, đáng trân trọng.
  2. Khi nói chuyện với bà cô, bé Hồng chịu bao nhiêu đau đớn, uất ức, nhưng vẫn một lòng tin yêu mẹ.
  3. Nhờ tình thương và niềm tin ấy, đến khi gặp mẹ, bé Hồng đã nhận được niềm sung sướng, hạnh phúc lớn lao.
  4. Đúng là nhà văn đang sống lại những kỉ niệm tuổi thơ của mình để tâm tình chia sẻ với bạn đọc, cùng bạn đọc thấm thía những khúc nhạc buồn, vui, cay, đắng, ngọt ngào của lòng mẹ yêu con, tình con tin yêu mẹ….

Câu 4. Theo người viết, qua nhân vật bé Hồng, người đọc hiểu ra những điều đặc biệt nào?

  1. Cảm nhận những cung bậc tâm trạng của một chú bé rất mực tin yêu mẹ.
  2. Hiểu cụ thể, sâu sắc những nét đặc trưng của thể văn hồi ký, một thể văn đậm chất trữ tình.
  3. Thấy được tấm lòng với phụ nữ và trẻ em của nhà văn Nguyên Hồng.
  4. Phương án A và phương án B đều đúng.

Câu 5. Bên cạnh nhân vật người mẹ mang nhiều nét đẹp, nhân vật chú bé Hồng hiện lên với biết bao suy nghĩ và cảm xúc, cũng thật là đẹp, đáng chia sẻ, đáng trân trọng.

Câu văn trên nêu ra phương diện nào của văn bản nghị luận?

  1. Một ý kiến.
  2. Một lí lẽ.
  3. Một bằng chứng.
  4. Một vấn đề.

Câu 6. Dấu khoặc kép được dùng trong đoạn trích có công dụng gì?

  1. Dùng để đánh dấu phần lời văn nhiều ẩn ý.
  2. Dùng để đánh dấu phần lời văn quan trọng.
  3. Dùng để đánh dấu phần lời văn được trích dẫn trực tiếp.
  4. Dùng để đánh dấu phần lời văn đa nghĩa.

Câu 7. Người viết tập trung làm rõ diễn biến tâm trạng nhân vật bé Hồng qua những sự việ nào?

  1. Trò chuyện với bà cô.
  2. Gặp lại mẹ.
  3. Bỏ trốn khỏi nhà.
  4. Phương án A và phương án B đều đúng.

Câu 8. Theo người viết, qua cuộc đối thoại và những cung bậc cảm xúc của bé Hồng trước bà cô, người đọc bày tỏ được điều gì?

  1. Căm ghét sự độc ác và hèn hạ của bà cô.
  2. Thông cảm với những nỗi đau thấm thía của bé Hồng.
  3. Trân trọng bản lĩnh cùng côi và tấm lòng thiết tha của cậu bé Hồng, một người con rất mực thương và tin yêu mẹ.
  4. Phương án B và phương án C đều đúng.

Câu 9. Qua đoạn trích trên, em hiểu thêm điều gì về đặc điểm phong cách viết hồi ký của nhà văn Nguyên Hồng?

Câu 10. Từ văn bản trên đây, em rút ra được bài học nào cho việc viết bài văn nghị luận văn học?

II. VIẾT: bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

Viết bài văn thể hiện suy nghĩ về người mẹ yêu quý của em.

bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

 

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

1. Đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

Câu 1. B. Nghị luận văn học.

Câu 2.  B. Lập luận.

Câu 3. A. Bên cạnh nhân vật người mẹ mang nhiều nét đẹp, nhân vật chủ bê Hồng hiện lên với biết bao suy nghĩ và cảm xúc, cũng thật là đẹp, đáng chia sẻ, đáng trân trọng.

Câu 4.  D. Phương án A và phương án B đều đúng.

Câu 5. A. Một ý kiến.

Câu 6.  C. Dùng để đánh dấu phần lời văn được trích dẫn trực tiếp.

Câu 7. D. Phương án A và phương án B đều đúng.

Câu 8. D. Phương án B và phương án C đều đúng.

Câu 9. bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

Gợi ý: bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

Văn bản giúp người đọc hiểu thêm đặc điểm phong cách viết hồi ký của nhà văn Nguyên Hồng với các dấu hiệu nổi bật:

– Chất trữ tình thống thiết của ngòi bút Nguyên Hồng thể hiện bằng lời kể của nhân vật “tôi” (tức bé Hồng) với những diễn biến tâm trạng theo trình tự thời gian trong hai mối quan hệ: quan hệ với bà cô và quan hệ với người mẹ, rất cụ thể.

– Những dòng văn giàu cảm xúc và có hình ảnh, rất ấn tượng.

– Ngôn ngữ văn chương càng linh hoạt, sống động, tình cảm người viết càng dạt dào.

Câu 10. Từ văn bản trên đây, học sinh có thể rút ra được bài học cho việc viết bài văn nghị luận văn học:

– Đọc hiểu, cảm nhận sâu sắc văn bản văn học làm cơ sở cho việc xác lập các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng cho bài nghị luận văn học.

– Xác lập được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục.

– Lựa chọn, trích dẫn các dẫn chứng từ văn bản văn học một cách chọn lọc, đích đáng, tinh tế.

– Bài nghị luận văn học còn cần tới sự biểu lộ thái độ, tình cảm, ý nghĩ của người viết về vấn đề trình bày.

bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

2. Phần viết bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

2.1. Gợi ý chung bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

a. Yêu cầu về hiểu văn bản: Viết bài văn biểu cảm về người mẹ yêu quý của em.

b. Yêu cầu về nội dung: bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

– Đối tượng biểu cảm: người mẹ yêu quý của em.

– Nêu những đặc điểm nổi bật của người mẹ yêu quý của em:

+ Ấn tượng, cảm xúc của em về những nét ngoại hình, hoạt động, ngôn ngữ, tính cách… của mẹ.

+ Cảm xúc, tình cảm của em được gợi lên từ những kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ về mẹ.

– Những liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm của em từ hình ảnh mẹ yêu quý.

c. Yêu cầu về diễn đạt: bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

– Ngôn ngữ bài viết cần sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc.

– Vận dụng các phép tu từ như so sánh, điệp ngữ,… để tăng hiệu quả diễn đạt.

– Chú ý về chính tả, ngữ pháp trong diễn đạt.

d. Yêu cầu về phương thức kết hợp:

Tự sự, miêu tả và biểu cảm, trong đó, biểu cảm là phương thức chính.

đ. Yêu cầu về bố cục: bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

Đảm bảo yêu cầu 3 phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn biểu cảm về mẹ.

bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

2.2. Gợi ý lập dàn ý bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

Lập dàn ý bài viết theo gợi ý các phần:

a. Mở bài: bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

– Giới thiệu về mẹ, người yêu quý đặc biệt của em.

– Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu về mẹ của em.

b. Thân bài:

– Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của mẹ

+ Những nét ngoại hình, hoạt động, ngôn ngữ, tính cách… của mẹ.

+ Những kỉ niệm sâu sắc, đáng nhớ về mẹ.

+ Những ấn tượng, suy ngẫm của em về mẹ.

c. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với mẹ.

bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

2.3 Bài làm tham khảo bên cạnh nhân vật người mẹ mang ; đọc hiểu bên cạnh nhân vật người mẹ mang

Tôi tin rằng, trong miền kí ức sâu thẳm của mỗi chúng ta luôn chứa đựng một tình cảm đặc biệt dành cho người mẹ yêu quý của mình. Và tôi cũng vậy. Không có gì có thể thay thế được người mẹ, vạn vật có đổi thay nhưng hình ảnh người mẹ vẫn luôn tồn tại vĩnh hằng như một quy luật vốn có của tạo hoá. Mẹ trước hết chính là người thân, là người đã mang nặng đẻ đau, là người đã nuôi dưỡng săn sóc ta khôn lớn. Mẹ chính là người đã luôn ủng hộ ta, đã luôn chống lại mọi thứ để bảo vệ cho đứa con thơ dại của mình. Mẹ chính là người phụ nữ vĩ đại nhất trên cuộc đời:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Nếu như bạn là fan hâm mộ của cầu thủ bóng đã người Bồ Đào Nha với nhiều bàn thắng ngoạn mục làm nên tên tuổi Cristiano Ronaldo thì chắc hắn bạn sẽ biết câu chuyện đằng sau sự thành công của chàng trai ấy chính là sự ủng hộ và yêu thương hết mình của người mẹ. Khi chúng ta chào đời, mẹ đã luôn là bờ vai vững chắc, là chỗ tựa ấm áp và là nơi để ta trở về sau những vấp ngã của cuộc sống. Tự hỏi rằng nếu không có mẹ ta đã bị cuốn vào nhịp sống bon chen, đầy vất vả và thử thách. Tiếng “Mẹ” tự bao giờ đã trở nên thiêng liêng trong trái tim mỗi đứa con. Mẹ chính là người phụ nữ mạnh mẽ nhất, dũng cảm nhất, là người dám đương đầu vào biển lửa để đem lại những điều tốt đẹp nhất cho gia đình. Mẹ yêu những đứa con của mình bằng thứ tình cảm chân thành, sâu đậm. Sự tận tụy và vất vả của người mẹ thật khó có thể đong đếm được bằng lời, mẹ đã hy sinh tất cả vì chúng con. Trong suy nghĩ của bất kì người mẹ nào, ngoài bản thân họ còn là vì những đứa con thơ bé. Bởi một cách đơn giản nhất mẹ là người có thể thay thế bất kể ai khác, nhưng không ai có thể thay thế được mẹ dù chỉ một lần.

Trái tim của người mẹ là vực sâu muôn trượng mà ở dưới đây, bạn sẽ luôn tìm thấy sự thứ tha”. Chúng ta luôn gọi tiếng “Mẹ” bằng một sự kính trọng trìu mến. Người phụ nữ ấy đã hy sinh tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình để lo cho gia đình mà không một chút mong cầu, trách móc. Mẹ đã cho đi mọi điều tốt đẹp nhất một cách vô điều kiện trong khi thế giới phải có điều kiện mới yêu con. Tình yêu của người mẹ dành cho con là thứ vũ khí tối tân tiêu diệt mọi vật cản đáng sợ để tìm đến điều bình yên nhất trên cuộc đời. Mẹ là người sẵn sàng ôm ta vào lòng, sẵn sàng tha thứ lỗi lầm cho mỗi chúng ta, sẵn sàng đỡ ta dậy sau những lần vấp ngã. Trong chuyện cổ An-đéc-xen có một câu chuyện kể về hình ảnh một người mẹ dám khóc đến mức hai đôi mắt theo dòng lệ rớt xuống lòng hồ để cứu đứa con khỏi tay Thần Chết đã lấy đi nước mắt của bao người về tình yêu vĩ đại của người mẹ. Hay trong truyện ngắn Tư thế người mẹ của Ngọc Linh, người mẹ cũng đã hi sinh trong đám cháy để rồi ngọn lửa vùi dập chính mình trong khi vẫn giữ nguyên tư thế bế đứa con ra khỏi mái nhà thoát chết trong gang tấc. Mẹ tiếng gọi đơn sơ mà ấm áp lạ thường! Đã có những câu ca dao kể một cách hóm hỉnh về tấm lòng của người con đối với mẹ rằng:

Ơn hoài thai, to như bể!

Công dưỡng dục, lớn tựa sông!

Em nguyện ở vậy không chồng,

Lo nuôi cha mẹ, hết lòng làm con.

Có thể nói, mẹ chính là người đã đem lại nguồn sống quý báu nhất cho người con. Mẹ trong sâu thẳm vang lên một dư âm đầy ấm áp, yêu thương. Mẹ gắn liền với những ngày nắng cháy, từng giọt mồ hôi sa, từng sợi bạc trên tóc gầy hiu quạnh. Hạnh phúc của người mẹ chỉ là mong thấy được tiếng con cười, thấy được sự trưởng thành của đứa con là đủ lắm rồi. Từng đòn roi mẹ hằn sâu trên da thịt, từng tiếng trách móc có phần lớn tiếng đều xuất phát từ trái tim của một người mẹ mong sao cho con khôn lớn thành người. Mẹ có thể chưa bao giờ nói yêu bạn, thương bạn, nhưng mẹ sẽ là người làm tất cả để bạn được sống một cuộc sống tốt nhất và hạnh phúc nhất. Vì vậy hãy thể hiện những cử chỉ yêu thương mẹ mỗi ngày bạn nhé.

Trong bài thơ “Gọi cho mẹ một tuần một lần cũng được…” của nhà thơ Nga Tanya Alelasajítsuk đã có câu thơ hết sức giản dị khi nói về nỗi niềm của người mẹ trong những ngày tháng buồn hiu quạnh vì nhớ con đang làm ăn xa. Người mẹ ấy thuộc về hiện đại nhưng rất chân thực và đáng để suy ngẫm bởi lẽ mẹ dù ở đâu, trước hay sau này đều hiện lên với tình yêu thương, sự hy sinh thầm lặng vô bến bờ.

Gọi cho mẹ, khi thu còn chưa hết,

Ngày của đời, con ạ, rất mau qua….

Mại, từ sớm, lỡ đâu con muốn gọi,

Tuyết ngập trời… Mãi chả thấy ai thưa…

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *