Đề:
I. ĐỌC HIỂU. tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tết Tày có gì khác
(Trích, Y Phương)
Ngày đầu năm mới, người Kinh gọi Nguyên đán. Người Tày gọi nèn chiêng, theo tiếng mẹ đẻ. Tết Tây cũng bày biện các lễ vật hương hoa đèn nến như người Kinh. Trên mâm ngũ quả bao giờ cũng có quả bưởi vàng đủ cuống lá. Và nhất thiết phải có nải cuổi vài. Cuổi vài dịch thô thành chuối trâu, cho sát về chữ và nghĩa. Hình như những bà con ở dưới xuôi gọi bằng chuối lá. Trong từ điển Tày Nùng, các nhà khoa học cũng chỉ viết đó là một loại chuối… Thân chuối trâu cao to như cột nhà. Lá rộng bằng chiếc chiếu đơn, màu xanh thẫm như nhuộm qua rất nhiều lần. Quả chuối trâu to gần bằng cốc vại. Một nải chuối trâu nặng trên chục kí. Vỏ dày như da bò. Ruột gan ngọt vừa phải, da thịt cũng thơm vừa phải, chỉ cần làm nửa quả là no đến chiều. Ăn không biết chán.
Kế đến là các loại bánh khảo, bánh khẩu sli thúc théc, pẻng phạ, lau cau là hai loại bánh ngọt. Bánh được nặn bằng bột nếp, tròn như viên bi. Bánh chiên qua dầu làm chín. Đường phên giã mịn, bắc lên cháo nấu, chảy ra như nhựa đỏ. Cho bánh vào đảo qua đảo lại. Đường một bám bánh lên màu nâu sáng tươi. Pẻng phạ lau cau lúc này như chưng diện áo mới. Xong xuôi, các chị các mẹ cho bánh ra mẹt làm nguội. Mẹt bánh ngồi ôm nhau thành từng nhóm. Mỗi nhóm năm bảy đứa. Mỗi đứa tròn thu lu ngơ ngác nhìn đời.
Ngày Tết, ngoài bánh chưng, người Tày còn có bánh lăng goòng bánh sấm. Nhưng tại sao gọi bánh sấm. Bà nội tôi bảo bánh này dùng để cúng thần sấm. Nên bánh cực khủng. Bụng bánh lùm lùm như người phụ nữ mang thai.
Khi nào nghe tiếng sấm xa xa, người người bưng bánh ra giữa sàn trăng rót rượu, thắp hương, lầm rầm khấn mời thần sấm. Theo quan niệm dân gian, đây là vị thần mưa rào. Mưa thuận gió hòa là mơ ước bao đời của người cày ruộng. Thần sấm cho nước xuống đồng, nông dân có cơ hội cày bừa cấy hái. Vạn vật trên mặt đất này đều lấy nước làm khởi đầu. Không có nước, tất cả sẽ chết khô chết héo.
(Y Phương, Fừn nèn – Củi Tết, NXB Phụ nữ, 2016)
Câu 1. Văn bản trên viết theo thể loại nào?
- Truyện ngắn.
- Tản văn.
- Du kí.
- Tùy bút.
Câu 2. Phạm vi đời sống nào được phản ánh trong văn bản trên?
- Văn hóa ẩm thực ngày tết của người Tày.
- Văn hóa lễ hội ngày tết của người Tày.
- Văn hóa chinh phục tự nhiên của người Tày.
- Văn hóa cưới hỏi của người Tày.
Câu 3. Người Tày gọi tết Nguyên đán là gì?
- Pẻng phạ.
- Lăng goòng.
- Nèn chiêng.
- Khẩu sli.
Câu 4. Nét đặc sắc trong ẩm thực ngày tết của người Tày là gì?
- Bày biện các lễ vật hương hoa đèn nến như người Kinh.
- Mâm ngũ quả nhất định phải có nải chuối trâu và quả bưởi vàng đủ cuống lá.
- Làm nhiều loại bánh đặc trưng: bánh lăng goòng bánh sấm, bánh khẩu sli, pẻng phạ, lau cau,…
- Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 5. Ẩm thực ngày tết của người Tày cho thấy điều gì?
- Người Tày coi trọng nông nghiệp và các sản vật từ vườn tược, ruộng đồng, rừng núi…
- Người Tày gắn đời sống ẩm thực với đời sống tâm linh, kính trọng tổ tiên, trời đất.
- Người phụ nữ Tày đảm đang, khéo léo và tinh tế.
- Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 6. Thân chuối trâu cao to như cột nhà. Là rộng bằng chiếc chiếu đơn, màu xanh thẫm như nhuộm qua rất nhiều lần. Quả chuối trâu to gần bằng cốc vại.
Các câu văn trên sử dụng phép tu từ gì?
- So sánh;
- Ẩn dụ;
- Hoán dụ,
- Nhân hóa
Câu 7. Mẹt bánh ngồi ôm nhau thành nhóm. Mỗi nhóm năm bảy đứa. Mỗi đứa tròn thu lu ngơ ngác nhìn đời.
Đoạn văn trên có sử dụng mấy từ láy?
- Hai từ láy.
- Ba từ láy.
- Bốn từ láy.
- Năm từ láy.
Câu 8. Theo tác giả, vạn vật trên mặt đất lấy cái gì làm khởi đầu?
- Sói đá.
- Đất đai.
- Nước.
- Lửa.
Câu 9. Qua văn bản trên, em hình dung như thế nào về đời sống của người Tày?
Câu 10. Viết về tết Tày, Y Phương bày tỏ suy nghĩ, tình cảm gì?
II. VIẾT: tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác
Hãy viết bài văn biểu cảm về một nét văn hóa ẩm thực ngày Tết ở quê hương em.
III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác
1. Đọc hiểu tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác
Câu 1. B. Tản văn.
Câu 2. A. Văn hóa ẩm thực ngày tết của người Tày.
Câu 3. C. Nèn chiêng.
Câu 4. D. Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 5. D. Phương án A, B và C đều đúng.
Câu 6. A. So sánh;
Câu 7. A. Hai từ láy.
Câu 8. C. Nước.
Câu 9. tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác
Gợi ý: tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác
– Người Tày có đời sống vật chất và đời sống tinh thần phong phú. Sinh hoạt vật chất và thế giới tình cảm hòa quyện với nhau. Lấy nền tảng kinh tế nông nghiệp, với cây cối, hoa cỏ, lúa gạo,… để tạo nên cuộc sống bình dị mà phong phú, quen thuộc mà tinh tế, giản đơn mà sâu sắc.
– Người phụ nữ có vài trò quan trọng trong đời sống người Tày vùng cao Việt Bắc. Với bàn tay khéo léo, tài hoa và đầy sáng tạo, họ đã làm nên nhiều loại bánh giản dị mà hấp dẫn. Tết Tày khác và ấn tượng, một phần nhờ mâm cỗ Tết với nhiều hương vị đặc trưng của các loại bánh…
– Người Tày có tín ngưỡng phong phú. Họ, một mặt kính trọng ông bà tổ tiên, mặt khác lại tôn kính tự nhiên, xem thế giới tự nhiên là thiêng liêng và có mối quan hệ gắn bó mật thiết với cuộc sống con người.
[…]
Câu 10. Gợi ý: tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác
– Y Phương, trước hết là con người gắn bó và hiểu biết sâu sắc về gia đình, quê hương của mình. Ông thấu hiểu, cảm nhận trọn vẹn toàn bộ đời sống lao động, sinh hoạt, văn hóa… của “người đồng mình”.
– Nhà văn cũng dành cho quê hương một tình yêu và lòng tự hào mãnh liệt. Qua mỗi chữ, mỗi dòng, người đọc cảm nhận được trái tim bồi hồi thương yêu, quý trọng của ông dành cho quê hương xứ sở.
– Ông coi trọng sự khác biệt và độc đáo. Cách nói Tết Tày có gì khác đã hàm ý chỉ ra những nét riêng biệt, độc đáo, không trộn lẫn của tết Tày so với những cái tết khác. Cái khác biệt, độc đáo ấy làm nên văn hóa Tày, người Tày, dân tộc Tày vô vàn yêu quý của ông.
[…].
II. VIẾT tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác
2.1. Gợi ý chung tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác
a. Yêu cầu về hiểu văn bản: Viết bài văn biểu cảm về một nét văn hóa ẩm thực ngày tết ở quê hương em.
b. Yêu cầu về nội dung: tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác
– Đối tượng biểu cảm: một nét văn hóa ẩm thực.
– Nêu những đặc điểm nổi bật nét văn hóa ẩm thực:
+ Tên gọi sự nét văn hóa ẩm thực.
+ Nguyên liệu làm nên nét văn hóa ẩm thực.
+ Cách làm, chế biến, sáng tạo nên nét văn hóa ẩm thực.
+ Cách thưởng thức, thường làm hay dùng cho việc thờ cúng, tín ngưỡng
+ Nét văn hóa ẩm thực gắn với sự tích, huyền thoại, lễ hội…
– Tình cảm, suy nghĩ của người viết…
…
c. Yêu cầu về diễn đạt: tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác
– Ngôn ngữ bài viết cần sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc.
– Vận dụng các phép tu từ như so sánh, điệp ngữ…. để tăng hiệu quả diễn đạt.
– Chú ý về chính tả, ngữ pháp trong diễn đạt.
d. Yêu cầu về phương thức kết hợp:
Tự sự, miêu tả và biểu cảm, trong đó, biểu cảm là phương thức chính.
đ. Yêu cầu về bố cục:
Đảm bảo yêu cầu 3 phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn biểu cảm về một nét văn hóa ẩm thực của quê hương em.
2.2. Gợi ý lập dàn ý tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác
Lập dàn ý bài viết theo gợi ý các phần:
a. Mở bài: tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác
– Giới thiệu một nét văn hóa ẩm thực của quê hương.
– Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu về nét văn hóa ẩm thực đó.
b. Thân bài: tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác
– Trình bày tình cảm, suy nghĩ về nét văn hóa ẩm thực:
+ Tên gọi sự nét văn hóa ẩm thực.
+ Nguyên liệu làm nên nét văn hóa ẩm thực.
+ Cách làm, chế biến, sáng tạo nên nét văn hóa ẩm thực.
+ Cách thưởng thức, thường làm hay dùng cho việc thờ cúng, tín ngưỡng…
+ Nét văn hóa ẩm thực gắn với sự tích, huyền thoại, lễ hội….
– Những ấn tượng, suy ngẫm của em về nét văn hóa ẩm thực…
c. Kết bài: tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác
Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với nét văn hóa ẩm thực của quê hương mình.
2.3. Bài làm tham khảo tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác
Với bất kì quốc gia nào trên thế giới, ẩm thực luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể nói, văn hóa ẩm thực là nét đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần của đất nước, bao gồm toàn bộ môi trường văn hóa dinh dưỡng như cách trang trí, cách thức ăn uống, nghi thức và nghi lễ. Chính vì vậy, mỗi dân tộc đều có một vài món ăn độc đáo, gắn với bản sắc văn hóa của dân tộc.
Với mỗi người dân Việt Nam, tết đồng nghĩa với bánh chưng, như một thức không thể thiếu. “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Cứ vào những ngày giáp Tết, các gia đình Việt lại có phong tục gói bánh chưng như duy trì một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời. Ngoài ra, người Việt cũng gói bánh chưng vào ngày giỗ tổ Hùng Vương, mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Trong tâm thức của người Việt và được sử sách truyền lại cho con cháu đời sau, bánh chưng ra đời từ thời các Hùng Vưng, khởi từ câu chuyện về Lang Liêu. Trong sách “Hương vị của đất”, Thích Nhất Hạnh có viết rằng bánh chưng “là một thứ bánh hình vuông, tượng trưng cho đất, gói bằng lá xanh, tượng trưng cho màu cây cỏ xanh tươi trên mặt đất. Bánh làm bằng gạo nếp, là thứ thực phẩm quý nhất, nhưng cũng là phổ thông nhất trong dân gian, ai cũng có và nghèo đến mấy cũng có”. Ở giữa bánh là “nhân đậu và các thứ hành thơm, tượng trưng cho những sản phẩm mà đất mẹ cung hiến cho con người”. Cuối cùng thì “gói bánh lại cho vuông rồi dùng lạt tre để cột bánh”. Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng chính là niềm hân hoan, là biểu tượng của ngày Tết đoàn tụ, sum vầy. Những chiếc bánh đẹp, dày dặn, vuông thành sắc cạnh được dành riêng để bày bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, bánh nhỏ gói riêng cho trẻ con như một món quà đầu năm…
Bánh chưng còn tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Cha ông ta cho rằng chiếc bánh tượng trưng cho ngũ hành trong triết lý phương Đông, tương sinh – tương khắc hài hòa, bổ trợ cho nhau trong tổng thể vuông vức, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của nền văn hóa lúa nước. Vàng ngà hạt đỗ (Thổ), bùi bùi thoảng hương, đỏ thịt lợn chín (Hỏa), trắng màu nếp mới (Kim), xanh mát lá dong (Mộc); ngoài cùng là những chiếc lạt bọc bánh (Thủy). Hạt đỗ màu vàng ứng với hành (Thổ) trong thế đất vuông, được bao bọc nằm ở trung tâm, tượng trưng cho con người ở vị trí quan trọng nhất, là trung tâm của trời đất trong Ngũ hành. Ngay trong quá trình luộc chín bánh cũng thể hiện triết lý Ngũ hành của người xưa: Người ta dùng nước để luộc bánh (Thủy), lửa (Hỏa) được đốt từ củi (Mộc), dùng nồi luộc bằng kim loại (Kim). Khi bánh chín, màu xanh của lá đã in một lớp xanh trên màu trắng của nếp, cắt bánh ra bằng sợi lạt tước nhỏ, nếp bánh và nhân bánh bốc lên một mùi hương rất quen thuộc và ngon lành, “có thể tượng trưng cho đất mẹ một cách xứng đáng và rất hài lòng”.
Với nhịp sống hiện đại ngày nay, bánh chưng vẫn là món ẩm thực không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của các gia đình Việt Nam. Chiếc bánh chưng vẫn giữ trọn vẹn hương vị và nguyên liệu như cả ngàn xưa, vẫn lá dong để gói gạo nếp, nhân đỗ xanh, thịt lợn và lạt mềm để buộc. Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực tinh túy không thể thiếu trong đời sống văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta. Chiếc bánh chưng trong mâm cỗ ngày Tết mang ý nghĩa biểu tượng sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Không chỉ thế, bánh chưng ngày Tết còn được bày lên bàn thờ cúng để thể hiện lòng hiếu kính, tưởng nhớ của con cháu đến tổ tiên, đến những người đã khuất. Bánh chưng cũng là món quà biếu Tết ý nghĩa mà người Việt thường dùng để đi biều người quen, họ hàng hoặc được bày cùng các vật dụng khác trên mâm ngũ quả ngày Tết để tượng trưng cho sự tương sinh tương khắc trong ngũ hành.
Cứ vào ngày 28 Tết nhà tôi như rộn rã hẳn lên. Mọi người cùng ùa ra sân gói bánh chưng và xem gói bánh chưng. Dưới bàn tay tài hoa của bố tôi, các nguyên liệu đã được mẹ và bà chuẩn bị chẳng mấy chốc đã trở thành những chiếc bánh chưng vuông vắn, xinh xắn khiến ai có mặt cũng phải trầm trồ, thán phục.
Vui nhất là lúc ngồi canh nồi bánh sôi sục, cũng kể cho nhau nghe những câu chuyện vui… Về đêm tiết trời khá lạnh, ngồi bên bếp lửa nhâm nhi cốc chè cùng cũ khoai nướng nóng hổi, thật là không còn gì bằng. Có lẽ ngày Tết sinh ra là vì những điều nhỏ bé như vậy, là sự ấm áp, sum vầy, là dịp ôn lại kỉ niệm, ngồi bên những người thân yêu sau một năm tất bật và vất vả, là ngồi bên bếp lửa hóng nồi bánh chưng để cảm nhận không khí tết đang ùa về, rồi hít hà mùi hương thơm hòa quyện từ lá dong, gạo nếp cùng vị ngọt bùi của đậu xanh, vị ngậy béo của nhân thịt trong chiếc bánh chưng làm cho hương vị Tết không thể lẫn vào đâu được. Bởi vậy, người ta thường nói, thấy bánh chưng là thấy Tết!
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự giao lưu và tiếp thu văn hóa là một tất yếu, văn hóa ẩm thực cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì thế, nhiều món ăn truyền thống của dân tộc đã bị ảnh hưởng và pha trộn, thậm chí mất đi màu sắc riêng nhưng chiếc bánh chưng vẫn giữ nguyên trong mình phong vị đặc biệt hòa quyện từ lá dong, gạo nếp, vị ngọt bùi của đậu xanh và vị ngậy béo của nhân thịt. Bản sắc văn hóa Việt Nam vẫn được bảo tồn và lưu giữ qua hương vị của chiếc bánh cổ truyền. tết tày có gì khác ; đọc hiểu tết tày có gì khác