Đề: văn hóa ẩm thực ngày tết ; văn hóa ẩm thực ngày tết việt nam ; văn hóa ẩm thực quê em
Hãy viết bài văn biểu cảm về một nét văn hóa ẩm thực ngày Tết ở quê hương em.
1. Gợi ý chung văn hóa ẩm thực ngày tết ; văn hóa ẩm thực ngày tết việt nam ; văn hóa ẩm thực quê em
a. Yêu cầu về hiểu văn bản: Viết bài văn biểu cảm về một nét văn hóa ẩm thực ngày tết ở quê hương em.
b. Yêu cầu về nội dung: văn hóa ẩm thực ngày tết ; văn hóa ẩm thực ngày tết việt nam ; văn hóa ẩm thực quê em
– Đối tượng biểu cảm: một nét văn hóa ẩm thực.
– Nêu những đặc điểm nổi bật nét văn hóa ẩm thực:
+ Tên gọi sự nét văn hóa ẩm thực.
+ Nguyên liệu làm nên nét văn hóa ẩm thực.
+ Cách làm, chế biến, sáng tạo nên nét văn hóa ẩm thực.
+ Cách thưởng thức, thường làm hay dùng cho việc thờ cúng, tín ngưỡng
+ Nét văn hóa ẩm thực gắn với sự tích, huyền thoại, lễ hội…
– Tình cảm, suy nghĩ của người viết…
…
c. Yêu cầu về diễn đạt: văn hóa ẩm thực ngày tết ; văn hóa ẩm thực ngày tết việt nam ; văn hóa ẩm thực quê em
– Ngôn ngữ bài viết cần sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc.
– Vận dụng các phép tu từ như so sánh, điệp ngữ…. để tăng hiệu quả diễn đạt.
– Chú ý về chính tả, ngữ pháp trong diễn đạt.
d. Yêu cầu về phương thức kết hợp:
Tự sự, miêu tả và biểu cảm, trong đó, biểu cảm là phương thức chính.
đ. Yêu cầu về bố cục: văn hóa ẩm thực ngày tết ; văn hóa ẩm thực ngày tết việt nam ; văn hóa ẩm thực quê em
Đảm bảo yêu cầu 3 phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn biểu cảm về một nét văn hóa ẩm thực của quê hương em.
2. Gợi ý lập dàn ý văn hóa ẩm thực ngày tết ; văn hóa ẩm thực ngày tết việt nam ; văn hóa ẩm thực quê em
Lập dàn ý bài viết theo gợi ý các phần:
a. Mở bài: văn hóa ẩm thực ngày tết ; văn hóa ẩm thực ngày tết việt nam ; văn hóa ẩm thực quê em
– Giới thiệu một nét văn hóa ẩm thực của quê hương.
– Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu về nét văn hóa ẩm thực đó.
b.Thân bài: văn hóa ẩm thực ngày tết ; văn hóa ẩm thực ngày tết việt nam ; văn hóa ẩm thực quê em
– Trình bày tình cảm, suy nghĩ về nét văn hóa ẩm thực:
+ Tên gọi sự nét văn hóa ẩm thực.
+ Nguyên liệu làm nên nét văn hóa ẩm thực.
+ Cách làm, chế biến, sáng tạo nên nét văn hóa ẩm thực.
+ Cách thưởng thức, thường làm hay dùng cho việc thờ cúng, tín ngưỡng…
+ Nét văn hóa ẩm thực gắn với sự tích, huyền thoại, lễ hội….
– Những ấn tượng, suy ngẫm của em về nét văn hóa ẩm thực…
c. Kết bài: văn hóa ẩm thực ngày tết ; văn hóa ẩm thực ngày tết việt nam ; văn hóa ẩm thực quê em
Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với nét văn hóa ẩm thực của quê hương mình.
3. Bài làm tham khảo 1 văn hóa ẩm thực ngày tết ; văn hóa ẩm thực ngày tết việt nam ; văn hóa ẩm thực quê em
Với bất kì quốc gia nào trên thế giới, ẩm thực luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể nói, văn hóa ẩm thực là nét đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần của đất nước, bao gồm toàn bộ môi trường văn hóa dinh dưỡng như cách trang trí, cách thức ăn uống, nghi thức và nghi lễ. Chính vì vậy, mỗi dân tộc đều có một vài món ăn độc đáo, gắn với bản sắc văn hóa của dân tộc.
Với mỗi người dân Việt Nam, tết đồng nghĩa với bánh chưng, như một thức không thể thiếu. “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Cứ vào những ngày giáp Tết, các gia đình Việt lại có phong tục gói bánh chưng như duy trì một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời. Ngoài ra, người Việt cũng gói bánh chưng vào ngày giỗ tổ Hùng Vương, mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Trong tâm thức của người Việt và được sử sách truyền lại cho con cháu đời sau, bánh chưng ra đời từ thời các Hùng Vưng, khởi từ câu chuyện về Lang Liêu. Trong sách “Hương vị của đất”, Thích Nhất Hạnh có viết rằng bánh chưng “là một thứ bánh hình vuông, tượng trưng cho đất, gói bằng lá xanh, tượng trưng cho màu cây cỏ xanh tươi trên mặt đất. Bánh làm bằng gạo nếp, là thứ thực phẩm quý nhất, nhưng cũng là phổ thông nhất trong dân gian, ai cũng có và nghèo đến mấy cũng có”. Ở giữa bánh là “nhân đậu và các thứ hành thơm, tượng trưng cho những sản phẩm mà đất mẹ cung hiến cho con người”. Cuối cùng thì “gói bánh lại cho vuông rồi dùng lạt tre để cột bánh”. Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng chính là niềm hân hoan, là biểu tượng của ngày Tết đoàn tụ, sum vầy. Những chiếc bánh đẹp, dày dặn, vuông thành sắc cạnh được dành riêng để bày bàn thờ cúng ông bà tổ tiên, bánh nhỏ gói riêng cho trẻ con như một món quà đầu năm…
Bánh chưng còn tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Cha ông ta cho rằng chiếc bánh tượng trưng cho ngũ hành trong triết lý phương Đông, tương sinh – tương khắc hài hòa, bổ trợ cho nhau trong tổng thể vuông vức, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của nền văn hóa lúa nước. Vàng ngà hạt đỗ (Thổ), bùi bùi thoảng hương, đỏ thịt lợn chín (Hỏa), trắng màu nếp mới (Kim), xanh mát lá dong (Mộc); ngoài cùng là những chiếc lạt bọc bánh (Thủy). Hạt đỗ màu vàng ứng với hành (Thổ) trong thế đất vuông, được bao bọc nằm ở trung tâm, tượng trưng cho con người ở vị trí quan trọng nhất, là trung tâm của trời đất trong Ngũ hành. Ngay trong quá trình luộc chín bánh cũng thể hiện triết lý Ngũ hành của người xưa: Người ta dùng nước để luộc bánh (Thủy), lửa (Hỏa) được đốt từ củi (Mộc), dùng nồi luộc bằng kim loại (Kim). Khi bánh chín, màu xanh của lá đã in một lớp xanh trên màu trắng của nếp, cắt bánh ra bằng sợi lạt tước nhỏ, nếp bánh và nhân bánh bốc lên một mùi hương rất quen thuộc và ngon lành, “có thể tượng trưng cho đất mẹ một cách xứng đáng và rất hài lòng”.
Với nhịp sống hiện đại ngày nay, bánh chưng vẫn là món ẩm thực không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của các gia đình Việt Nam. Chiếc bánh chưng vẫn giữ trọn vẹn hương vị và nguyên liệu như cả ngàn xưa, vẫn lá dong để gói gạo nếp, nhân đỗ xanh, thịt lợn và lạt mềm để buộc. Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực tinh túy không thể thiếu trong đời sống văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta. Chiếc bánh chưng trong mâm cỗ ngày Tết mang ý nghĩa biểu tượng sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Không chỉ thế, bánh chưng ngày Tết còn được bày lên bàn thờ cúng để thể hiện lòng hiếu kính, tưởng nhớ của con cháu đến tổ tiên, đến những người đã khuất. Bánh chưng cũng là món quà biếu Tết ý nghĩa mà người Việt thường dùng để đi biều người quen, họ hàng hoặc được bày cùng các vật dụng khác trên mâm ngũ quả ngày Tết để tượng trưng cho sự tương sinh tương khắc trong ngũ hành.
Cứ vào ngày 28 Tết nhà tôi như rộn rã hẳn lên. Mọi người cùng ùa ra sân gói bánh chưng và xem gói bánh chưng. Dưới bàn tay tài hoa của bố tôi, các nguyên liệu đã được mẹ và bà chuẩn bị chẳng mấy chốc đã trở thành những chiếc bánh chưng vuông vắn, xinh xắn khiến ai có mặt cũng phải trầm trồ, thán phục.
Vui nhất là lúc ngồi canh nồi bánh sôi sục, cũng kể cho nhau nghe những câu chuyện vui… Về đêm tiết trời khá lạnh, ngồi bên bếp lửa nhâm nhi cốc chè cùng cũ khoai nướng nóng hổi, thật là không còn gì bằng. Có lẽ ngày Tết sinh ra là vì những điều nhỏ bé như vậy, là sự ấm áp, sum vầy, là dịp ôn lại kỉ niệm, ngồi bên những người thân yêu sau một năm tất bật và vất vả, là ngồi bên bếp lửa hóng nồi bánh chưng để cảm nhận không khí tết đang ùa về, rồi hít hà mùi hương thơm hòa quyện từ lá dong, gạo nếp cùng vị ngọt bùi của đậu xanh, vị ngậy béo của nhân thịt trong chiếc bánh chưng làm cho hương vị Tết không thể lẫn vào đâu được. Bởi vậy, người ta thường nói, thấy bánh chưng là thấy Tết!
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự giao lưu và tiếp thu văn hóa là một tất yếu, văn hóa ẩm thực cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì thế, nhiều món ăn truyền thống của dân tộc đã bị ảnh hưởng và pha trộn, thậm chí mất đi màu sắc riêng nhưng chiếc bánh chưng vẫn giữ nguyên trong mình phong vị đặc biệt hòa quyện từ lá dong, gạo nếp, vị ngọt bùi của đậu xanh và vị ngậy béo của nhân thịt. Bản sắc văn hóa Việt Nam vẫn được bảo tồn và lưu giữ qua hương vị của chiếc bánh cổ truyền.
4. Bài làm tham khảo 2 văn hóa ẩm thực ngày tết ; văn hóa ẩm thực ngày tết việt nam ; văn hóa ẩm thực quê em
Ngày Tết ở quê hương em không chỉ là một dịp để quây quần bên gia đình mà còn là thời điểm để thưởng thức và tận hưởng những món ăn truyền thống đậm đà văn hóa ẩm thực. Từ những ngày trước khi Tết
đến, không gian quê hương em trở nên sôi động và sôi nổi với sự chuẩn bị cho bữa tiệc sum vầy đặc biệt.
Bánh chưng – biểu tượng của Tết truyền thống, không chỉ là một món ăn ngon mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh và truyền thống. Quá trình làm bánh chưng không chỉ là một công việc mà là một nghi lễ truyền thống, từ việc chọn lựa nguyên liệu, chuẩn bị hũ đất cổ để nấu bánh, đến việc gói bánh và nấu trong nguyên liệu tự nhiên. Mỗi gia đình ở quê hương em có những bí quyết riêng để tạo ra những chiếc bánh chưng thơm ngon, bắt mắt, tượng trưng cho sự đoàn kết, sự sum vầy và may mắn.
Ngoài bánh chưng, mứt cũng là một phần không thể thiếu trong bữa tiệc Tết của mỗi gia đình. Mứt không chỉ là một món tráng miệng ngon mà còn là biểu tượng của sự sung túc và may mắn. Các loại mứt như mứt dừa, mứt gừng, mứt cà, mứt bí và hạt dưa không chỉ mang lại hương vị ngọt ngào mà còn làm cho không gian bữa tiệc trở nên ấm áp và đầy sắc màu. Những chiếc đĩa mứt được sắp xếp trang trí tinh tế, tạo nên một góc nhìn đẹp mắt và hấp dẫn.
Tết ở quê hương em cũng là dịp để thưởng thức những món ăn đặc sản từ các vùng miền khác nhau của đất nước. Những món như nem rán, cá kho tộ, thịt gà nướng, bò lúc lắc, và nhiều món ăn khác từ miền Trung, miền Nam và miền Bắc đều được chuẩn bị và thưởng thức trong bữa tiệc Tết. Sự đa dạng và phong phú của các món ăn này không chỉ làm cho bữa tiệc Tết thêm phần hấp dẫn mà còn thể hiện sự đoàn kết và giao thoa văn hóa giữa các vùng miền.
Không chỉ có món ăn ngon, không gian của ngày Tết ở quê hương em cũng trở nên ấm áp và tràn ngập màu sắc. Những bộ bàn ghế gỗ truyền thống được sắp xếp gọn gàng, phủ lên một tấm tảo màu đỏ tươi, cùng những bức tranh vẽ tay truyền thống và hoa mai vàng, cành đào hồng rực rỡ. Không gian ấm cúng và trang trọng này là nơi để cả gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ niềm vui và hạnh phúc trong dịp lễ trọng đại.
Tết ở quê hương em không chỉ là một dịp để thưởng thức những món ăn ngon mà còn là dịp để kết nối, gắn kết và tôn vinh những giá trị truyền thống. Đó là thời điểm để cả gia đình quây quần bên nhau, đoàn tụ và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ, là nét văn hóa ẩm thực tuyệt vời nhất của quê hương em. văn hóa ẩm thực ngày tết ; văn hóa ẩm thực ngày tết việt nam ; văn hóa ẩm thực quê em