Đề: nghệ an đất phát nhân tài ; đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; nhưng dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lí

I. ĐỌC HIỂU. nghệ an đất phát nhân tài ; đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; nhưng dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lí

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

1. Nhưng dòng sông Lam, đâu chỉ là dòng sông địa lí, dòng sông kinh tế với bao danh thắng. Nó còn là dòng sông lịch sử, dòng sông văn hóa.

2. Bao trận đánh nhau với kẻ thù ngoại bang để bảo vệ quê hương, đất nước đã diễn ra trên dòng sông Lam hoặc bên cạnh dòng Lam. Đời Trần, Thượng hoàng Trần Minh Tông thân chinh đánh thắng quân Bồn Man, quân Ai Lao sang quấy nhiễu ở đoạn sông Lam từ Chấp Mộ (Cửa Rào) xuống Con Cuông, đã cho Nguyễn Trung Ngạn khắc bia ở sườn núi Trầm Hương gần thành Nam. Nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng quân Minh nhiều trận ở Trà Long, Khả Lưu, Bồ Ải, ở Phuống, ở bến Tam Soa… đều trên dòng sông Lam. Quang Trung kéo đại quân ra đánh đuổi quân Thanh sang xâm lược cũng dừng ở núi Lam Thành bên dòng sông Lam. Trong phong trào Giáp Tuất (1874) và Cần Vương (1885-1895), nhiều trận đánh nhau với thực dân Pháp và bọn phản động cũng trên dòng sông Lam. Sông Lam rực đỏ cờ búa liềm và rộn tiếng trống mỗ trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, rực đỏ cờ sao vàng 5 cánh và tiếng hoan hô trong Cách mạng tháng Tám 1945….

3. Vì thế, bao đến đình miếu mạo thờ những người có công với nước với dân và các công trình kiến trúc nổi tiếng như đền Quả, đền Trúc, đền Võ Liệt, đền Tam Tòa, đình Hoành Sơn, đình Trung Cần, đền Hiển Quang, đền Rậm… các chợ lớn ở Nghệ An như chợ Dừa, chợ Gay, chợ Lường, chợ Rộ, chợ Rồng, chợ Phuống, chợ Cồn, chạ Sa Nam, chợ Tràng… các làng nghề làng buôn, làng học nổi tiếng ở Nghệ An như Quang Lãng, Tri Lễ, Nam Cai, Đặng Sơn, Nghiêm Thắng, Văn Tràng, Cát Ngạn, Võ Liệt, Dương Phổ, Trung Cần, Phù Long, Phù Xá,… đều ở bên dòng sông Lam.

4. Bao danh sĩ lỗi lạc, bao sĩ phu yêu nước, bao nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc chiến sĩ cách mạng đều sinh ra ở bên dòng sông Lam như Lê Quốc Cầu, Nguyễn Nguyên Thành, Đinh Nhật Thận, Phan Đà, Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Văn Giao, Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong và cả Bác Hồ vô vàn kính yêu… Sông Lam ôm tâm tư, khát vọng của người Nghệ An vào lòng, con người Nghệ An ôm dòng nước sông Lam mát rượi vào dạ.

5. Sông Lam là môi trường của điệu hát đò đưa dặt dìu, man mác “như nhớ thương người”, là nơi lắng đọng của bao nỗi niềm trai gái từ các thôn xóm ven sông, trong những đêm hát ví như hát ví phường vải, ví phường nón, ví phường võng, ví phường róc cau, ví phường lau mía v.v,… vọng tới. Câu hát đò đưa đã nâng thành tình nước non:

Ai biết nước sông Lam răng là trong là đục,

Thì biết sống ở đời răng là nhục là vinh,

Đò em lên thác xuống ghênh,

Nước non là nghĩa là tình, ai ơi.

(Ninh Viết Giao, Nghệ An đất phát nhân tài, NXB Trẻ, 2006)

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

  1. Thông tin.
  2. Tự sự.
  3. Miêu tả.
  4. Biểu cảm.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

  1. Tự sự.
  2. Miêu tả.
  3. Biểu cảm.
  4. Thuyết minh.

Câu 3. Người viết đã giới thiệu phương diện nổi bật nào của dòng sông Lam?

  1. Phương diện địa lí.
  2. Phương diện kinh tế – xã hội.
  3. Phương diện văn hóa và lịch sử.
  4. Phương án A và phương án B đều đúng.

Câu 4. Những yếu tố nào đã gắn liền với dòng sông Lam trong suốt chiều dài lịch sử?

  1. Các cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng để bảo vệ đất nước quê hương.
  2. Các đền thờ miếu mạo và công trình kiến trúc nổi tiếng.
  3. Các nhân vật lịch sử nổi tiếng và môi trường diễn xưởng nghệ thuật dân gian.
  4. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 5. Dấu hiệu nào cho thấy xứ Nghệ là đất học nức tiếng của cả nước?

  1. Có nhiều làng khoa bảng nổi tiếng.
  2. Có nhiều danh sĩ lỗi lạc.
  3. Có những điệu hát dặt dìu, man mác.
  4. Phương án A và phương án B đều đúng.

Câu 6. Khi giới thiệu về các chiến công lịch sử gắn với dòng sông Lam, người viết trình bày theo trình tự nào?

  1. Trình tự thời gian.
  2. Trình tự không gian.
  3. Trình tự đảo ngược.
  4. Trình tự hỗn hợp.

Câu 7. Theo em, ở các đoạn văn thứ (3), (4), (5), người viết đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

  1. Điệp ngữ, liệt kê và nhân hoá.
  2. Liệt kê, nhân hoá và ẩn dụ.
  3. Điệp ngữ, nhân hoá, hoán dụ.
  4. Nhân hoá, hoán dụ, liệt kê.

Câu 8. Sông Lam ôm tâm tư, khát vọng của người Nghệ An vào lòng, con người Nghệ An ôm dòng nước sông Lam mát rượi vào dạ.

Câu văn trên nói về mối quan hệ như thế nào giữa dòng sông Lam và con người Nghệ An?

  1. Mối quan hệ gắn bó mật thiết lâu đời.
  2. Mối quan hệ thủy chung tình nghĩa.
  3. Mối quan hệ thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia.
  4. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 9. Em có nhận xét gì về sự xuất hiện nhiều của các từ chỉ địa danh, chỉ tên riêng trong đoạn trích?

Câu 10. Tại sao có thể nói rằng sông Lam là dòng sông lịch sử, dòng sông văn hóa?

II. VIẾT: nghệ an đất phát nhân tài ; đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; nhưng dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lí

Hãy viết bài văn kể về sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử của xứ Nghệ mà em biết.

nghệ an đất phát nhân tài ; đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; nhưng dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lí
 

III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: nghệ an đất phát nhân tài ; đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; nhưng dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lí

1. Đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; nhưng dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lí

Câu 1. A. Thông tin.

Câu 2.  D. Thuyết minh.

Câu 3.  C. Phương diện văn hóa và lịch sử.

Câu 4.  D. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 5.  D. Phương án A và phương án B đều đúng.

Câu 6.  A. Trình tự thời gian.

Câu 7.  A. Điệp ngữ, liệt kê và nhân hoá.

Câu 8.  D. Phương án A, B và C đều đúng.

Câu 9. Gợi ý: nghệ an đất phát nhân tài ; đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; nhưng dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lí

– Sự xuất hiện dày đặc của các từ chỉ địa danh và tên riêng chứa đựng nhiều ý nghĩa:

+ Nó là chỉ dấu để xác định sự tồn tại một vùng đất đặc biệt trong lịch sử dân tộc xứ Nghệ. Ở đó, có các dòng sông, các làng xã, các đình đền miếu mạo, các anh hùng, danh sĩ,… Tất cả tập trung gợi lên một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và lịch sử.

+ Các địa danh và tên riêng càng nhiều càng cho thấy bề dày truyền thống và tắm vớc văn hóa vùng đất xứ Nghệ. Bên dòng sông, gắn dòng sông Lam huyền thoại là bao sự kiện lịch sử, bao làng quê giàu bản sắc, bao con người lỗi lạc và cả một nền nghệ thuật độc đáo.

+ Các địa danh và tên riêng vừa trang trọng vừa bình dị gợi lên một vùng đất không chỉ chứa đựng trong mình bề dày lịch sử, văn hóa mà còn hết sức thân thuộc, gần gũi.

Câu 10. Gợi ý: nghệ an đất phát nhân tài ; đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; nhưng dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lí

Có thể nói rằng sông Lam là dòng sông lịch sử, dòng sông văn hóa là bởi:

– Dòng sông ấy gắn liền với chiều dài lịch sử dân tộc, gắn bó không thể tách rời với các sự kiện, biến cố lớn của dân tộc trong suốt nhiều thế kỉ.

– Dòng sông ấy gắn liền với mọi sự sáng tạo về vật chất và tinh thần của cộng đồng cư dân xứ Nghệ. Các làng nghề, làng buôn, làng học; các đình, đền, chùa, miếu, các công trình kiến trúc và nghệ thuật và đặc biệt là những con người kiệt xuất, đã cùng gắn bó bền chặt với dòng Lam hiền hòa, thơ mộng này.

nghệ an đất phát nhân tài ; đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; nhưng dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lí
Phan Bội Châu

2. Phần viết nghệ an đất phát nhân tài ; đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; nhưng dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lí

2.1. Gợi ý chung nghệ an đất phát nhân tài ; đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; nhưng dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lí

a. Yêu cầu về hiểu văn bản: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử của xứ Nghệ mà em biết.

b. Yêu cầu về nội dung:

– Xác định một sự việc có thật; sự việc đó liên quan đến một nhân vật lịch sử của xứ Nghệ (anh hùng chống giặc, nhà Cách mạng, nhà Nho, chí sĩ yêu nước, thầy giáo, thầy thuốc, nhà văn, nhà thơ,…)

– Tái hiện lạ sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử của xứ Nghệ.

– Ý nghĩa của sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử xứ Nghệ.

– Suy nghĩ, đánh giá của em về sự việc có thật gắn liền với nhân vật lịch sử xứ Nghệ đó.

c. Yêu cầu về diễn đạt:

– Cần bám sát dàn ý đã xây dựng.

– Lựa chọn từ ngữ phù hợp với nội dung sự việc và nhân vật lịch sử. Cần chú ý đến các địa danh, tên riêng, mốc thời gian sự kiện,… (liên quan đến sự việc có thật được kế).

– Các câu, các ý phải đảm bảo tính liên kết về hình thức và mạch lạc về nội dung.

d. Yêu cầu về phương thức kết hợp:

Có thể kết hợp nhiều phương thức như tự sự, miêu tả, biểu cảm và lập luận, trong đó, tự sự là phương thức chính.

đ. Yêu cầu về bố cục:

Đảm bảo yêu cầu 3 phần mở bài, thân bài, kết bài của một bài văn kể lại sự việc có thật gắn liền với một nhân vật lịch sử của xứ Nghệ.

nghệ an đất phát nhân tài ; đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; nhưng dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lí
Phạm Hồng Thái

2.2. Gợi ý lập dàn ý nghệ an đất phát nhân tài ; đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; nhưng dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lí

Lập dàn ý bài viết theo gợi ý các phần:

a. Mở bài:

– Giới thiệu về nhân vật lịch sử của xứ Nghệ.

– Giới thiệu về sự việc có thật liên quan đến nhân vật lịch sử đó.

b.Thân bài:

– Tái hiện lạ sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử của xứ Nghệ.

– Ý nghĩa của sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử xứ Nghệ.

c. Kết bài:

Suy nghĩ, đánh giá của em về sự việc có thật gắn liền với nhân vật lịch sử xứ Nghệ đó.

nghệ an đất phát nhân tài ; đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; nhưng dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lí

2.3. Bài làm tham khảo nghệ an đất phát nhân tài ; đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; nhưng dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lí

Dáo vàng ngựa sắt thấy mộ?

Danh vang cao ẩn nghìn thu vẫn còn.

Đó là câu thơ trong bài “Qua thành Lục Niên nhớ cao ẩn ở Lạp Phong” của thám hoa Phan Thúc Trực bày tỏ niềm ngưỡng phục đối với La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một nhân vật lịch sử đặc biệt của xứ Nghệ và đất nước thời trung đại.

Nguyễn Thiếp là cháu đời thứ mười một của một dòng họ 300 năm cự tộc ở Nghệ Tĩnh. Thủy tố quê ở xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân là Lưu Quận công lấy vợ thiếp họ Võ ở Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang lập nên chi họ Nguyễn ở đây. Bố của Nguyễn Thiếp là Nguyễn Quang Nhuận chỉ giữ một hư hàm nhỏ nhưng thân mẫu lại là con gái họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu và thúc phụ của Nguyễn Thiếp là Nguyễn Hành đỗ tiến sĩ khoa Quý Sửu đời Lê Thần Tông (1733). Nói như vậy có nghĩa là Nguyễn Thiếp xuất thân trong một gia tộc không hề tầm thường về học vấn và khoa cử lại ở một vùng đất có tiếng là “địa linh nhân kiệt” của nước Nam này.

La Sơn Phu Tử họ Nguyễn, tự Quang Thiếp. Đến đời chúa Trịnh Doanh, chữ Quang là húy, cho nên lúc đi thi, cụ phải bỏ chữ lót ấy và lấy tên là Nguyễn Thiếp. Cụ có nhiều tên hiệu như Lạp Phong cư sĩ, Hạnh Am tiên sinh, Lục Niên tiên sinh, La Giang Phu Tử, La Sơn Phu Tử, La Sơn tiên sinh… Nguyễn Huệ gọi Nguyễn Thiếp là La Sơn Phu Tử và ban cho ông tên là La Sơn tiên sinh.

Nguyễn Thiếp học rất giỏi. Năm 1743, lúc 21 tuổi, Nguyễn Thiếp ra thi Hương trường Nghệ trúng Hương giải khoa Quý Hợi đời Lê Cảnh Hưng. Tuy nhiên, ông lại muốn đi ở ẩn bởi một lí do:

Nghĩa còn, đỉnh hoặc thơm tho

Đạo suy, ẩn với giang hồ cũng thanh

Mặc ai cái bệnh đua ganh

Sông Nghi tắm mát, xuân quanh bốn mùa…

Tuy nhiên, không phải cứ muốn là được. Năm 1756, ông nhậm chức Huấn đạo ở huyện Anh Đô (Đô Lương và Anh Sơn ngày nay), vài năm sau, làm Tri huyện Thanh Giang (Thanh Chương ngày nay). Năm Đinh Sửu (1757), vừa làm huấn đạo một năm ông đã nói với Lí trưởng Nam Hoa tìm đất lập trại ở Bùi Phong, trên dãy Thiên Nhẫn. Đến năm 46 tuổi, sau 13 năm giữ các chức quan nhỏ, ông xin từ quan. Bùi Huy Bích gửi thư thăm ông:

Khác người chỉ có một ông

Ấn quan trao trả, non sông thỏa tình

Người ta trỏ Lục Niên thành

Nam Sơn cạnh núi náu mình am ông.

Nguyễn Huệ đã ba lần mới ông ra và ông đã hiến nhiều kế cho vua Quang Trung. Năm 1789, 29 vạn quân Thanh xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ – Quang Trung kéo đại binh ra Bắc. Khi dừng chân ở Nghệ An, Quang Trung mời Nguyễn Thiếp đến để hỏi kế sách chống giặc giữ nước, Nguyễn Thiếp khẳng định: “Chúa công đi chuyến này không quá mười ngày, giặc Thanh sẽ bị dẹp tan”. Ông cũng từng ra Thăng Long và vào Phú Xuân. Nhà vua đã giao cho ông tổ chức việc dịch quốc âm và chú thích sách tiểu học, tứ thư và các kinh thư, thư dịch. Sau khi vua Quang Trung mất, Nguyễn Thiếp trả hết bổng lộc, sống cảnh nghèo túng trên Bùi Phong, dạy học trò và đọc sách. Ông mất năm 81 tuổi.

Cuộc đời của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là cuộc đời của một danh sĩ, một nhà Nho xuất chúng, cả tài năng và nhân cách đều lớn lao, đẹp đẽ. Với sử học cao thâm, ông có khát vọng đem tài kinh bang tế thế của mình để ra giúp vua trị nước cứu đời nhưng thế sự thời Lê Trịnh xoay vần điên đảo, ông đã lựa chọn con đường ở ẩn để giữ phẩm tiết trong sạch. Khi thấy vận nước đi lên, Quang Trung là bậc mình quân có tài trị quốc, Nguyễn Thiếp đã dốc lòng phụng sự. Hành trang của Nguyễn Thiếp lưu lại hậu thế những câu chuyện cảm động. Ông xứng đáng với sự ngưỡng vọng, tôn kính của nhân dân xứ Nghệ – bậc Phu Tử đất La Sơn – La Sơn tiên sinh. nghệ an đất phát nhân tài ; đọc hiểu nghệ an đất phát nhân tài ; nhưng dòng sông lam đâu chỉ là dòng sông địa lí

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *