Đề: thắp mình để sang xuân ; Đọc hiểu Thắp mình để sang xuân

ĐỌC HIỂU thắp mình để sang xuân ; Đọc hiểu Thắp mình để sang xuân

Đọc văn bản: thắp mình để sang xuân ; Đọc hiểu Thắp mình để sang xuân

Thắp mình để xuân sang

Đâu chỉ lộc nõn đầu cành thắp lên ngọn lửa xanh. Em đã thấy lửa đỏ thắp lên trên bàn thờ tiên tổ từ hôm đưa ông Công ông Táo về trời. Rồi đèn nến sẽ nồng đượm suốt những ngày trước và sau Nguyên đán. Thảng hoặc, que hương lại cháy đỏ trên tay khách phương xa về quê ăn Tết, thăm nhà, thắp lên bàn thờ tổ tiên.

Ừ nhỉ, mùa xuân về với lửa ấm. Em thấy lửa đỏ trong màu xôi gấc, em thấy lửa trong tấm bánh chưng rền, trong lát mứt gừng cay bỏng lưỡi. Em thấy pháo hoa tung những quầng lửa reo vui giao thừa, em thấy lửa đốt đì đẹt tràng pháo tép trong tranh Đông Hồ. Em thấy lửa trong những chiếc đèn ủ đứng xếp hàng trang nghiêm trước cổng chùa Từ Đàm hay trong sân Đại nội.

Trong sợi rơm có lửa, trong hòn cuội có lửa, trong bùn có lửa. Lửa có cả trong con cừu con dê, hạt lạc hạt vừng…

Và lửa Mặt Trời làm nên mùa xuân. Cây cối đâm chồi, lòng người nở hoa. Trẻ em thường lớn nhanh hơn trong mùa xuân. Còn người lớn thì hạnh phúc với xuân tình, xuân sắc, xuân xanh…

Loài người chỉ thành người khi có lửa, bầy đàn thành gia đình chỉ khi có bếp lửa. Có lửa, con người sánh ngang với thần thánh. Thần Zeus chỉ muốn loài người ngu muội, thấp hèn nên không cho lửa. Khi Promete đánh cắp lửa của Thần Zeus mang cho loài người thì lập tức chàng bị Thần Zeus xiềng xích, đọa đày trên dãy núi Cocaz.

Tôi xin cúi mình tạ ơn những Promete trẻ tuổi của đất nước Việt Nam này. Từ hòn than, ủ lửa những nùi rơm con cúi, cháy suốt nhiều đêm trường để một ngày cháy lên thành ngọn lửa soi sáng con đường đất nước…

Hòn đá có thể cho lửa, cành cây có thể cho lửa. Nhưng chỉ có con người mới biết nuôi lửa và truyền lửa. Lửa xuất hiện khi có tương tác, ít ra là hai vật tạo lửa. Lửa là kết quả của số nhiều. Cô bé bán diêm là số đơn. Cô đã chết vì thiếu lửa, để rồi từ đó loài người đã cảnh giác thắp nến suốt mùa Giáng sinh.

Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều, lẽ nào thiếu lửa? Không có lửa, con rồng chẳng phải là rồng, chỉ là con giun con rắn. Không có lửa, làm gì có “nồng” nàn, “nhiệt” tâm! Làm gì có “sốt” sắng, “nhiệt” tình! Làm gì còn “nhiệt” huyết, “cháy” bỏng!

Sẽ đâu rồi “lửa” yêu thương? Việc mẹ việc cha, việc nhà việc nước, làm gì với đôi vai lạnh lẽo, ơ hờ?

Không có lửa, em lấy gì “hun” đúc ý chí, “nấu” sử sôi kinh? Em không thể “w00t!” cũng chẳng “hot”, sống đời thực vật như lưng cây, mắt lá, đầu cành, thân cỏ…

Cho nên: Biết ủ lửa để giữ phẩm cách người, nhân cách Việt. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Thế nhưng: Nếu không có lửa, sao thành mùa xuân?

Vậy thì: Hãy thắp mình cho đất nước sang xuân.

(Theo Yêu xứ sở thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy, NXB Kim Đồng, 2016, tr. 42-46)

thắp mình để sang xuân ; Đọc hiểu Thắp mình để sang xuân

Thực hiện các yêu cầu: thắp mình để sang xuân ; Đọc hiểu Thắp mình để sang xuân

Câu 1. Người viết đã dẫn lại điển tích nào trong thần thoại Hi Lạp?

Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Hãy thắp mình cho đất nước sang xuân.”

Câu 3. Vì sao tác giả lại viết: “Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều”?

Câu 4. Anh/Chị suy nghĩ gì về “chất lửa” trong những người trẻ hôm nay?

Câu 5. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong văn bản đọc hiểu trên: Hãy thắp mình cho đất nước sang xuân.

thắp mình để sang xuân ; Đọc hiểu Thắp mình để sang xuân

Gợi ý trả lời: thắp mình để sang xuân ; Đọc hiểu Thắp mình để sang xuân

Câu 1. Người viết đã dẫn lại điển tích Promete đánh cắp lửa của Thần Zeus mang cho loài người và bị Thần Zeus xiềng xích, đọa đày trên dãy núi Cocaz.

Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (“thắp mình”, “đất nước sang xuân”)

Câu 3. Câu văn “Nước Việt hình chữ “S”, hiện thân của số nhiều” được viết dựa trên một liên tưởng về ngữ pháp trong tiếng Anh. Trong tiếng Anh, các danh từ số nhiều thường được thêm “s” ở phía sau. Liên tưởng này giúp tác giả thể hiện nhận thức về sự kết nối, hợp thành, về tinh thần đoàn kết của nhiều cá nhân để làm nên một đất nước đông đúc, lớn mạnh.

Câu 4. Thí sinh phải hiểu “chất lửa” là cách nói ẩn dụ, tượng trưng cho tinh thần nhiệt huyết, cho nhiệt tâm của con người (đặc biệt là tuổi trẻ) trước một việc gì đó. Thí sinh có thể nêu suy nghĩ của mình về “chất lửa”, tức nhiệt huyết, nhiệt tâm cống hiến của những người trẻ hôm nay theo hai hướng: Rất nhiều người trẻ có lòng nhiệt tình, tâm huyết, say mê học tập, lao động góp ích cho đời song cũng không ít bạn lại tự làm lụi, làm tắt nhiệt huyết sống của tuổi trẻ bằng những hành động, thói quen vô ích, vô nghĩa…

thắp mình để sang xuân ; Đọc hiểu Thắp mình để sang xuân

Câu 5. thắp mình để sang xuân ; Đọc hiểu Thắp mình để sang xuân

Đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về quan điểm “Hãy thắp mình cho đất nước sang xuân” có thể được triển khai theo hướng:

– Vì sao phải “thắp mình để đất nước sang xuân”? (Tuổi trẻ dồi dào sức khỏe, trí tuệ, nhiệt huyết, là tuổi có thể cống hiến được nhiều nhất cho cuộc đời; mỗi cá nhân là một thành tố góp phần làm nên đất nước, sự trường tồn của đất nước được làm nên từ đóng góp của mỗi cá nhân, đặc biệt là những người trẻ…).

– “Thắp mình” bằng cách nào? (Hăng say học tập, lao động để hoàn thiện bản thân, làm giàu cho bản thân, cho gia đình, cho quê hương, đất nước; nhiệt tình tham gia vào các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện của những người trẻ…)

thắp mình để sang xuân ; Đọc hiểu Thắp mình để sang xuân

Gợi ý. thắp mình để sang xuân ; Đọc hiểu Thắp mình để sang xuân

“Hãy thắp mình cho đất nước sang xuân” là một phương châm sống và triết lý trách nhiệm xã hội mà mỗi người trẻ nên tận dụng và thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Tuổi trẻ không chỉ là giai đoạn của sức trẻ, năng lượng và tài năng, mà còn là thời kỳ của niềm tin và khát vọng. Vì vậy, việc “thắp mình” để đất nước sang xuân không chỉ là việc cần thiết mà còn là trách nhiệm tự nguyện của mỗi cá nhân. Tuổi trẻ là giai đoạn mà con người có thể đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của đất nước. Với sức khỏe, trí tuệ và nhiệt huyết, họ có thể học tập, lao động và sáng tạo để tạo ra những giá trị mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của quốc gia. Mỗi cá nhân, dù nhỏ bé, đều là một thành phần quan trọng trong cấu trúc xã hội, và sự trường tồn của đất nước phụ thuộc vào đóng góp của từng người. “Thắp mình” cho đất nước sang xuân có thể thể hiện qua việc học tập chăm chỉ để có kiến thức và kỹ năng cần thiết, lao động với tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo, để hoàn thiện bản thân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Ngoài ra, sự tham gia tích cực vào các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện cũng là một cách tốt để “thắp mình” cho đất nước, góp phần vào việc xây dựng một cộng đồng đoàn kết và phồn thịnh. Nhìn vào những người trẻ năng động, tài năng và có tinh thần trách nhiệm, ta thấy rõ tầm quan trọng của việc “thắp mình cho đất nước sang xuân”. Chính họ sẽ là những nhân tố quan trọng, định hình tương lai của đất nước, và đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của xã hội. Đó là lý do tại sao, trong mọi hoàn cảnh, ta nên khuyến khích và ủng hộ những hành động tích cực của tuổi trẻ, để đất nước mãi mãi luôn sống động và phồn thịnh. thắp mình để sang xuân ; Đọc hiểu Thắp mình để sang xuân

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *