Đặc tả Ngữ văn 12

1. Đọc hiểu Đặc tả Ngữ văn 12

 

Thể loại  Mức độ đánh giá

Truyện truyền kỳ

Nhận biết:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Nhận biết được nhân vật người kể chuyện, ngôi kể trong truyện truyền kỳ.

– Nhận biết được đề tài, nhân vật, cốt truyện, chi tiết tiêu biểu trong truyện truyền kì.

– Nhận biết được các thủ thủ pháp nghệ thuật trong truyện truyền kì.

– Nhận biết được yếu tố hoang đường, kì ảo đặc trưng của truyện truyền kì.

Thông hiểu: Đặc tả Ngữ văn 12

– Tóm tắt được cốt truyện.

– Lí giải được vai trò của những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

– Lí giải được vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì, liên hệ với vai trò của yếu tố này trong truyện cổ dân gian.

– Phân tích được những đặc điểm của nhân vật truyện truyền kì; lí giải vai trò, ý nghĩa của nhân vật với chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

– Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

– Phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.

–  Phát hiện và lí giải được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ; giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ tác phẩm.

– Phân tích được quan điểm của người viết về lịch sử, văn hoá, được thể hiện trong văn bản.

Vận dụng: Đặc tả Ngữ văn 12

– Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản văn học, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về văn bản văn học.

– Đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của tác phẩm.

Vận dụng cao: Đặc tả Ngữ văn 12

– Đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để có đánh giá phù hợp. Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa để lí giải quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản.

– Liên hệ, so sánh, đánh giá được sự giống và khác nhau giữa truyện truyền kì và truyện dân gian.

– Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc và tiến bộ xã hội theo quan điểm cá nhân.

Truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại / hậu hiện đại

 

Nhận biết:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Nhận biết được nhân vật người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn trong truyện ngắn và tiểu thuyết (hiện đại hoặc hậu hiện đại).

– Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngắn và tiểu thuyết (hiện đại hoặc hậu hiện đại) như: diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật.

– Nhận biết được đề tài, đặc điểm ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật của truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại / hậu hiện đại.

– Nhận biết được các dấu hiệu hiện đại hoặc hậu hiện đại trong tiểu thuyết và truyện ngắn.

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện.

– Phân tích được những đặc điểm của nhân vật truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại / hậu hiện đại.

– Lí giải vai trò, ý nghĩa của nhân vật với chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

– Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của những chi tiết quan trọng trong tác phẩm; phân tích được tác dụng của những yếu tố hậu hiện đại (nếu có) trong tác phẩm.

– Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được sự phù hợp giữa người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.

– Phát hiện và lí giải được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ; giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ tác phẩm.

– Phân tích được quan điểm của người viết về lịch sử, văn hoá, được thể hiện trong văn bản.

– Hiểu và lí giải được một số đặc điểm cơ bản của phong cách văn học (nếu có) thể hiện trong tác phẩm.

Vận dụng:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản truyện ngắn và tiểu thuyết (hiện đại / hậu hiện đại), thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm.

– Đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của tác phẩm.

Vận dụng cao:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

– Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa để lí giải quan điểm của tác giả thể hiện trong tác phẩm.

– Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc và tiến bộ xã hội theo quan điểm cá nhân.

Thơ trữ tình hiện đại

 

Nhận biết:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Nhận biết được nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ.

– Nhận biết được đề tài, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật trong thơ hiện đại.

– Nhận biết được những hình ảnh tiêu biểu, trung tâm của bài thơ.

– Nhận biết được các biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong văn bản thơ.

Thông hiểu:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Lí giải được vai trò của những chi tiết quan trọng, hình tượng trung tâm của bài thơ.

– Phân tích, lí giải được mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

– Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ; phân tích được sự phù hợp giữa chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo trong bài thơ.

– Hiểu và lí giải được vai trò, tác dụng của hình ảnh, biểu tượng đặc biệt là các yếu tố tượng trưng, siêu thực (nếu có) trong bài thơ.

– Phát hiện và lí giải được các giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ; giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh trong bài thơ.

Vận dụng:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản thơ, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm.

– Đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ trong bài thơ.

Vận dụng cao:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa để lí giải quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản thơ.

– Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc và tiến bộ xã hội theo quan điểm cá nhân.

Hài kịch

 

 

Nhận biết:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Nhận diện được cốt truyện, đề tài, chi tiết tiêu biểu trong hài kịch.

– Chỉ ra được tình huống kịch, mâu thuẫn, xung đột và diễn biến xung đột kịch trong hài kịch.

– Nhận biết được lời chỉ dẫn sân khấu, lời nhân vật và hành động kịch trong hài kịch.

– Chỉ ra được các thủ pháp trào phúng trong hài kịch.

Thông hiểuĐặc tả Ngữ văn 12

– Tóm tắt được cốt truyện của vở kịch.

 – Phân tích được vai trò, tác dụng của những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

– Phân tích được những đặc điểm của nhân vật kịch thể hiện qua hành động, ngôn ngữ, xung đột.

– Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc; phân tích sự phù hợp giữa chủ đề, tư tưởng trong vở kịch.

–  Phát hiện và lí giải được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ; giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ tác phẩm.

Vận dụng:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản kịch, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm.

– Đánh giá được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của vở kịch.

Vận dụng cao:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa để lí giải quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản.

– Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc và tiến bộ xã hội theo quan điểm cá nhân.

Phóng sự, hồi kí, nhật kí.

 

 

Nhận biết:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật trong phóng sự, hồi kí, nhật kí.

– Nhận biết được những dấu hiệu phân biệt giữa phóng sự, hồi kí và nhật kí.

– Nhận biết được yếu tố phi hư cấu trong tác phẩm. Chỉ ra được những thông tin tri thức mang tính hiện thực, khách quan và cách nhìn riêng, thái độ, quan điểm mang tính chủ quan của người viết.

Thông hiểu Đặc tả Ngữ văn 12

– Nêu được các sự kiện chính trong tác phẩm.

– Phân tích được những đặc điểm của hình tượng trung tâm trong phóng sự, hồi kí, nhật kí; lí giải được vai trò, ý nghĩa của hình tượng này trong tác phẩm.

–  Lí giải được vai trò của những chi tiết quan trọng, tính phi hư cấu và một số thủ pháp nghệ thuật như: miêu tả, trần thuật; sự kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, yếu tổ chủ quan của người viết trong việc thể hiện nội dung văn bản.

– Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc; phân tích sự phù hợp giữa chủ đề, tư tưởng trong văn bản. Phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.

–  Phát hiện và lí giải được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ; giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ tác phẩm.

Vận dụng:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình tác phẩm, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm.

– Rút ra bài học từ tác phẩm; thể hiện quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

Vận dụng cao:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa để lí giải quan điểm của tác giả thể hiện trong tác phẩm.

– Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm với người đọc và tiến bộ xã hội theo quan điểm cá nhân.- Mở rộng liên tưởng về vấn đề đặt ra trong bài thơ để hiểu sâu hơn bài thơ.

Văn bản nghị luận

 

 

 

Nhận biết:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản.

– Nhận biết được một số thao tác nghị luận (chẳng hạn chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích hoặc bác bỏ).

– Chỉ ra được được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản.

– Nhận biết được cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.

Thông hiểu:  Đặc tả Ngữ văn 12

Lí giải được mối liên hệ giữa nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản.

– Đánh giá được mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản.

– Tiếp cận và đánh giá được nội dung với tư duy phê phán; nhận biết được mục đích.

– Phân tích và đánh giá được cách tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận (chẳng hạn chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích hoặc bác bỏ) trong văn bản để đạt được mục đích.

– Phân tích được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hình thức này.

– Lí giải được cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận để đạt được mục đích.

Vận dụng:  Đặc tả Ngữ văn 12

Rút ra bài học từ tác phẩm; thể hiện quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

Vận dụng cao:  Đặc tả Ngữ văn 12

Thể hiện được quan điểm riêng trong tiếp nhận, đánh giá văn bản.

Văn bản thông tin

 

 

Nhận biết:  Đặc tả Ngữ văn 12

Nhận diện, xác định được các chi tiết, dữ liệu trong văn bản

– Nhận biết được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản.

–  Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản.

– Nhận biết được các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,… được sử dụng trong văn bản.

Thông hiểu:  Đặc tả Ngữ văn 12

Phân tích, lí giải được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.

 – Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; lí giải được thái độ và quan điểm của người viết.

Phân tích, lí giải được sự phù hợp giữa nội dung và nhan đề văn bản.

– Chỉ ra được hiệu quả, tác dụng của cách chọn lọc, sắp xếp các thông tin trong văn bản. Phân biệt được dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; nhận biết và đánh giá được tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong văn bản.

– Phân tích được vai trò và cách sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản.

Vận dụng:  Đặc tả Ngữ văn 12

Đánh giá được mức độ chính xác, tin cậy, tính hữu ích của thông tin, tri thức trong văn bản.

Vận dụng cao:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Có quan điểm riêng trong đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm của cá nhân.

– So sánh được hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin chỉ dùng ngôn ngữ và văn bản thông tin có kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ.

 

2.Viết

Kiểu bài

Mức độ đánh giá  

Bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội.

 

 

Nhận biết:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Xác định được nội dung và mục đích chính của văn bản.

– Viết đúng thể thức bài diễn văn; kết hợp được những kính ngữ và nội dung phát động; đảm bảo bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Trình bày rõ hệ thống các luận điểm; có cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng.

– Sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.

Vận dụng:  Đặc tả Ngữ văn 12

Đặt ra được các ý kiến phản bác để trao đổi, tranh luận lại.

– Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị đối với người đọc, người nghe về nội dung phát động.

Vận dụng cao:

– Sử dụng kết hợp các yếu tố thuyết minh và biểu cảm để tăng sức hấp dẫn cho bài phát biểu.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 12 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài phát biểu.

Nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ.

 

 

Nhận biết:  Đặc tả Ngữ văn 12

Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.

– Nêu được cụ thể vấn đề xã hội có liên quan đến tuổi trẻ.

– Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận.

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:

– Phân tích được lí do và các phương diện liên quan đến tuổi trẻ của vấn đề.

– Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.

– Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Vận dụng:  Đặc tả Ngữ văn 12 Đặc tả  Ngữ văn 12

– Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với tuổi trẻ.

– Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận.

Vận dụng cao:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 12 lớp để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

Nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.

 

Nhận biết:

Giới thiệu được ngắn gọn, đầy đủ về hai tác phẩm văn học.

– Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.

– Sử dụng các thao tác lập luận chính gồm so sánh, đánh giá trong bài viết.

Thông hiểu:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Lựa chọn được những cơ sở, căn cứ hợp lí, khoa học để so sánh.

– Phân tích, chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm.

– Lí giải được lí do dẫn tới sự giống và khác nhau giữa hai tác phẩm.

Vận dụng:

Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của sự giống và khác nhau giữa hai văn bản theo quan điểm riêng của cá nhân.

Vận dụng cao:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 12 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.

 

Thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm.

 

 

Nhận biết:

– Xác định được nội dung trao đổi trong bức thư là công việc hoặc vấn đề đáng quan tâm.

– Viết đúng thể thức thư trao đổi và đảm bảo bố cục của một văn bản nghị luận.

Thông hiểu:  Đặc tả Ngữ văn 12

– Trình bày rõ hệ thống các luận điểm; có cấu trúc chặt chẽ.

– Sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục để trao đổi công việc hoặc vấn đề đáng quan tâm.

– Đề xuất được những giải pháp hợp lí trước vấn đề; đánh giá được mức độ, tầm quan trọng của giải pháp.

Vận dụng:  Đặc tả Ngữ văn 12

Sử dụng ngôn ngữ trao đổi, thuyết phục hợp lí, phù hợp với đối tượng người nhận.

Vận dụng cao:

– Sử dụng kết các yếu tố thuyết minh và biểu cảm để tăng sức hấp dẫn cho bức thư.

– Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bức thư.

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *