Đề: cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

Đọc văn bản sau: cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

CÂY SA MỘC CHẾT ĐỨNG

[…] Vào lúc Diu tưởng mình đã kiệt sức thì chân cô chạm vào một quầng lá khô đỏ sậm lưu cữu từ bao nhiêu mùa trải rộng trước mắt. Diu ngẩng mặt. Một tán lá đỏ rực che kín cả góc trời. Gốc cây to cả chục vòng tay ôm. Dưới tán cây, những cây khoai dại mọc từng vạt xanh um và những cái dây leo óng ánh mảnh mai bám quanh cọng lá. Diu mừng ứa nước mắt. Thuốc quý đây rồi. Diu mê mải gom lá thuốc đầy cái túi vải mang theo và chuẩn bị xuống núi. Trời sắp tối. Nhưng kìa…một con suối nhỏ, nước trong vắt, róc rách hiện ra trước mắt Diu, như níu kéo. Nhìn cái thân thể nhớp nhúa, lấm lem sau gần hai ngày chui rúc trong rừng, lại nhìn khung cảnh vắng lặng xung quanh, Diu bẽn lẽn cởi bỏ váy áo, cởi bỏ xà cạp và lội xuống suối. Cô lấy tay té nước lên người một cách sảng khoái…

Đã đeo túi thuốc lên vai, nhưng như người bị bỏ bùa, Diu không quay lại mà liều lĩnh tiến về phía gốc cây cổ thụ màu trắng và khẽ chạm tay vào những vết nứt lớn trên vỏ cây. Diu chưa từng thấy loài cây nào đẹp, to và vững trãi đến vậy. Triệu triệu chiếc lá đỏ lăn tăn kết với nhau thành một cái ô khổng lồ, to gấp trăm gấp nghìn lần cái bầu trời mướp đắng sân nhà cô. Những tia nắng cuối ngày lọt qua tán lá dầy rơi xuống mắt Diu đỏ lựng như những giọt máu. Mắt Diu hoa lên như không nhìn thấy gì nữa. Cô nhắm mắt lại, ngồi xuống. Không thể nào cưỡng được nỗi thèm muốn ngả lưng lên đệm nữa rồi. Thảm lá khô êm như đệm lau và cơn gió như được chén no đã thôi gầm gào, chỉ còn khẽ chờn vờn, mơn man, mát dịu. Diu chìm vào sự vỗ về kì diệu mà lần đầu tiên cô được tận hưởng.

[…] Cô băng mình qua biển lửa rừng rực với hi vọng dòng suối sẽ cứu được mình. Diu cũng không thể tin là tại sao mình sống sót. Có lẽ, khi ấy, Diu chết luôn đi, còn hơn là sống. Sống với một khuôn mặt và thân hình nhì nhằng, dúm dó những sẹo. Sống mà người yêu bỏ mình đi lấy người khác. Thì sống có khác gì chết. Nhưng mà Diu lại không thể chết được. Vì bố mẹ cô đã phải bán cả trâu, cả ruộng và vay mượn khắp nơi để lấy tiền chữa chạy và cứu sống cô. Trước đây, cô rất hận Châu. Nhưng thời gian qua đi, cô lại nghĩ khác. Châu không có tội tình gì mà phải sống trọn đời trọn kiếp bên một người vợ xấu xí như cô. Với khuôn mặt bị ngọn lửa trút giận lên đến tang thương, cô không còn là Diu xinh đẹp rực rỡ như bông chuối rừng. Với đôi bàn tay biến dạng, cô không còn là Diu khéo léo với những chiếc thắt lưng hay ống tay áo thêu tơ xanh mềm như mảng cỏ xuân. Diu không còn là nỗi niềm khao khát của bao nhiêu đứa trai Huổi Tào nữa. […]

[…] Hình như, Diu còn nghe thấy cả tiếng thở của con thú đang rình mồi. Nếu là con thú đói, nó đã lăn xả vào cô mà banh mà xé. Diu giơ hai bàn tay ra phía trước khua khoắng với bản năng tự vệ. Rồi tay Diu chạm vào vật gì đó giống như là bàn tay người. Diu vội vàng ngoi khỏi đám lá khô và vùng dậy chạy thì bị bóng đen vô hình đè xuống. Diu cố giãy giụa để thoát ra nhưng cô càng giãy lại càng bị trói chặt bởi hai cánh tay chắc khỏe. Diu dồn hết sức vào đôi chân và đạp mạnh. Bóng đen ngã xuống thảm lá khô rào rạo. Diu vùng chạy được vài bước thì lại bị bóng đen đuổi kịp ôm lấy từ phía sau. Những ngón tay của bóng đen mù mờ giống như những sợi dây rừng cứ xiết chặt Diu lại. Diu như con nai bị trói chặt, nằm quằn quại trên lá khô chờ chết. Cả mười ngón tay ma quái rờ rẫm, sục sạo không bỏ sót vết sẹo nào trên cơ thể khiến Diu căng cứng sợ hãi. […] Diu chợt quên đi những đớn đau, cay đắng suốt mười năm. Quên đi ánh mắt đe dọa mà một người đàn bà vẫn ném vào cô những lúc hai người tình cờ đi qua nhau. Cô có cảm giác mình giống như cành củi khô bị ném vào biển lửa tình rừng rực. Cô quàng tay lên lưng người đàn ông, ghì mạnh xuống…

[…] Mùi giật lấy con dao từ tay Châu mà dằn dọc. “Không đi đâu cả, không phát gì nữa. Sao nó không chết luôn trong rừng đi. Còn về làm gì? Tôi chỉ muốn rắn độc cắn chết nó. Rắn không cắn chết nó thì tôi cũng giết chết nó có ngày”. Châu đứng dậy, nhìn con dao trong tay Mùi, bặm môi. Trong đầu Châu là đoạn kí ức hãi hùng bất chợt chạy về. Đó là trận cháy rừng thảm khốc. Khi Châu và mọi người băng qua cánh rừng nghi ngút khói lửa đến được nương thảo quả nhà Diu thì không thấy Diu và bóng dáng căn lều đâu cả. Mọi người chạy bổ đi các ngả. Chính Châu nhìn thấy Diu gục đầu trên một phiến đá dưới lòng suối. Toàn thân bầm dập, mặt cháy nham nhở đen và hai mắt nhắm nghiền. Châu tưởng Diu đã chết…

Sau bốn tháng cầu cứu khắp các thầy lang trong vùng, Diu trở về Huổi Tào. Châu là người đầu tiên đến thăm Diu. Trước mặt Châu là một hình hài lạ hoắc với những vết sẹo chạy ngang dọc trên khuôn mặt kéo hai con mắt lại gần nhau trông rất sợ, là đôi bàn tay không còn đủ mười ngón. Đó không phải là Diu xinh đẹp. Đó càng không phải là người con gái mười tám tuổi Châu yêu tha thiết, say đắm. Châu thất thểu bỏ về. Cố gắng đoạn tuyệt với những giọt nước mắt đau đớn loang ra từ hai khóe mắt kì dị. Món tiền cưới mà nhà Diu nhận của nhà Châu phải năm năm sau nhà Diu mới trả hết vì có bao nhiêu trâu bò, thóc lúa, họ bán hết đi để cứu lấy cái mạng Diu rồi…Nhưng còn những thứ Châu nợ Diu mà nhà Diu không bao giờ đòi lại được.

(Lược một đoạn:Sán không ưa Diu, nhân lúc Diu có thai, Sán ép bố mệ chồng đuổi Diu bị đuổi ra khỏi nhà. Diu đã phải vào rừng để giữ lấy đứa con. Sau khi đi lấy thuốc theo sự mách bảo của Diu, Sán có thai. Sán kể cho Diu nghe chuyện mình đi lên lấy thuốc bị bọn thổ phỉ hãm hiếp)

Diu nghe em dâu kể mà lòng đau buốt. Nước mắt cô đọng trên những ghềnh sẹo như những giọt sương nằm trong lòng chiếc lá khô quăn queo không thoát ra được, ứ đầy nhức nhối. Thằng Sùng tỉnh giấc nhìn quanh ngỡ ngàng. Nó rời khỏi lòng người đàn bà đã làm mẹ nó khóc và len lén leo lên đùi Diu. Nó đưa cả hai bàn nhỏ xíu lên mặt Diu mà vét nước mắt trên những lõm sẹo. […]

Mùi buột miệng than thở. “Lạ thật, em dâu nó cũng đẻ được con trai”. Mọi khi Châu vẫn im lặng. Lần này, Châu bỗng nhiên nổi cáu, liệng cái búa đang bổ củi ra vườn. “Mày chỉ muốn người ta không có con thôi. Bụng mày xấu quá”. Rồi Châu quay ngoắt người đi xuống đường. Mùi chạy theo, tới đầu cổng thì vịn vào cây sa mộc mà dừng lại. Nước mắt Mùi ứa ra. Những lời nói như dòng nước lạnh mà Châu vừa xối lên đầu Mùi khiến Mùi choáng váng. Hồi con gái, Mùi từng định ăn lá ngón khi thấy Châu yêu và đòi cưới Diu. Mùi từng rất đau lòng khi thấy bản trên bản dưới bàn tán, ca tụng vẻ đẹp và nết na của Diu, trong khi Mùi cũng xinh đẹp không kém. Châu đã chọn Diu chứ không phải Mùi cho đến tận ngày rừng cấm bị gã đốt than làm cháy một vùng rất rộng. Bao nhiêu cây cổ thụ không có chân chạy, chết đứng. Bao nhiêu con chim có cánh bay, bao nhiêu con thú có bốn chân chạy nhanh như gió, chết nằm. Tất cả đều chết. Mà Diu lại không chết mới lạ. Sống thì sống, nhưng Mùi không muốn Diu có được hạnh phúc. Thậm chí Mùi còn cầu mong đứa con của Diu bị con thú gì đó ngoài rừng chạy vào cắn chết, hoặc tha đi nữa cơ. Mùi muốn Diu đau hơn cả khi bị lửa hành hạ, đau đến mức phải ăn lá ngón mà chết đi. Nhẽ ra, Mùi chỉ đẻ hai đứa con cho đỡ khổ, nhưng vì muốn Diu tức tối đến phát điên, nên Mùi đẻ đứa thứ ba đấy. Mùi từng bắt Châu thề độc rằng. Nếu mà Châu dan díu qua lại với Diu thì cái cây sa mộc này chết đứng. Mỗi bình minh thức dậy, Mùi bước ra sân, nhìn cái cây sa mộc trước, rồi mới nhìn mặt chồng con sau. Dạo này Châu ăn nói, khóc cười rất lạ. Triền miên say. Say rồi hát vu vơ những câu hát của bọn trai chưa vợ đang bập bùng yêu đương.

(Lược 1 đoạn: Có người xuất hiện trước Sùng, con trai Diu, nhận làm bố, khi đi tiêm thằng bé nhìn thấy người đàn ông là bố nên không khóc nữa).

[…] Mùi chĩa mũi dao lên ngọn cây sa mộc, quát lớn “tùa chi tùa?”. Hai đứa mếu máo gật đầu. Thế ra mắt Mùi nhìn không nhầm. Cây sa mộc đang chết. Chết từ ngọn mà xuống. Mùi nhăm nhăm con dao trong tay, nước mắt đầm đìa. Cô ngước nhìn tán lá sa mộc lần cuối cùng rồi vung dao chém tới tấp vào gốc cây. Cây sa mộc từ từ nghiêng về phía mặt trời đang lặn rồi ngã sóng soài xuống đất. Từ trên tán lá úa vàng héo hon của nó, những giọt sương đêm cuối cùng run rẩy tuột xuống.

(Tống Ngọc Hân sáng tác năm 2016, In tạp chí VNQĐ, Tập Kiều Mạch Trắng)

*Vài nét về tác giả: Tống Ngọc Hân tên thật là Tống Thị Ngọc Hân, sinh 02 tháng 9 năm 1976 tại xã Đông Lĩnh, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Chị từng theo học tại khoa Văn Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phú nay là Đại học Hùng Vương. Hơn hai mươi năm sống gắn bó với vùng núi Sa Pa, tỉnh Lào Cai, những tác phẩm của Tống Ngọc Hân mang những chất liệu, hơi thở cuộc sống của con người miền sơn cước. Sáng tác của Tống Ngọc Hân chủ yếu là thơ, truyện ngắn và tiểu thuyết.

 

cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng
Cây sa mộc

Câu 1. Xác định đề tài của truyện ngắn “Cây sa mộc chết đứng” của Tống Ngọc Hân. (0,5 điểm)

Câu 2. Sau vụ cháy rừng, ai là người tìm thấy Diu đầu tiên? (0,5 điểm).

Câu 3. Tại sao Mùi hận Diu đến vậy? Anh/chị có nhận xét gì về nỗi hận này?(1,0 điểm)

Câu 4. Chi tiết “cây sa mộc chết đứng” xuất hiện ở cuối tác phẩm có ý nghĩa như thế nào?

Câu 5. Em có đồng tình với hành động Châu bỏ Diu trong lúc cô gặp hoạn nạn để cưới Mùi hay không? Vì sao?

II.VIẾT (6,0 ĐIỂM) 

Câu 1. (2,0 điểm): 

Trong “Truyện Kiều”, Đại thi hào Nguyễn Du đã có vần thơ đúc kết đớn đau về thân phận người phụ nữ “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung“. Từ lời thơ của Nguyễn Du, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày những suy nghĩ về số phận của những người phụ nữ trong truyện “Cây sa mộc chết đứng” của Tống Ngọc Hân.

Câu 2. (4,0 điểm): 

Hãy viết bài văn nghị luận xã hội bàn về mối quan hệ giữa nhận thức và khát vọng.

cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

Gợi ý trả lời cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

Câu 1. Đề tài: tình yêu/hạnh phúc gia đình/ thân phận người phụ nữ vùng cao.

Câu 2. Sau vụ cháy rừng, người thấy Diu đầu tiên là Châu.

Câu 3. cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

– Mùi hận Diu vì:

+ Diu và Châu (chồng của Mùi) đã từng yêu nhau; mặc dù Mùi cũng đẹp, nhưng Châu lại để ý và say đắm trước vẻ đẹp và đức hạnh của Diu.

+ Trong thẳm sâu trái tim của Châu vẫn còn tình yêu dành cho Diu (say rượu về vẫn nhẩm theo lời bài hát, cười…)

+ Tất cả đo sự đố kị, tính sở hữu rất lớn của Mùi

=> Chính về thế, dẫn đến hận thù trong lòng Mùi.

– Nhận xét về nỗi hận này:

+ Nỗi hận rất mãnh liệt, như một ngọn lửa từ âm ỉ đến cháy dữ dội trong lòng Mùi (ngày nào cũng nguyền rủa, ngắm nhìn cây sa mộc).

+ Nỗi hận này thể hiện sự nhỏ nhen, ích kỉ, tính đố kị.

+ Nỗi hận khiến Mùi không được sống thanh thản, mặc dù so với Diu, Mùi đã có tất cả (có được Châu, người yêu cũ của Diu, có các con, có được mái ấm, có thân thể lành lặn) nhưng Mùi lại chưa bao giờ có được sự thanh thản, niềm hạnh phúc thực sự.

+ Nỗi hận khiến Mùi trở nên xấu xa hơn.

=> Chính nỗi hận này, khiến thân phận của những người phụ nữ vùng cao trở nên éo le hơn.

Câu 4. cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

– Chi tiết này ứng với lời nguyền của Mùi (có thể lời nguyền ngẫu nhiên trùng với hình ảnh cây sa mộc chết đứng; cũng có thể lời nguyền đó thành hiện thực).

– Chi tiết hé mở về nhiều điều:

+ Cha của con Diu là ai?

+ Tình yêu của Châu dành cho Diu vẫn âm thầm mà mãnh liệt.

+ Càng khắc thêm lòng hận thù của Mùi, càng làm cho Mùi đau hơn, khổ hơn.

+ Câu chuyện trở nên hấp dẫn mang màu sắc huyền thoại.

=> Đây là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Quả thật, chi tiết là hạt bụi vàng của tác phẩm. Chi tiết nhỏ những đã góp phần làm nên nhà văn lớn.

Câu 5. cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

– Nếu đồng tình với hành động của Châu bỏ rơi Diu để cưới Mùi trong lúc cô gặp hoạn nạn, có thể hiểu rằng mỗi người có quyền tự quyết định về cuộc sống và hạnh phúc của mình. Châu có thể đã chọn theo đuổi mối quan hệ mới với Mùi vì nó mang lại cho anh ta hạnh phúc và sự an ổn tinh thần mà anh ta không cảm thấy trong mối quan hệ với Diu. Đôi khi, trong cuộc sống, mọi người phải đưa ra những quyết định khó khăn và phải tự lo lắng cho bản thân trước tiên. Mặc dù hành động này có thể gây ra đau lòng và tổn thương cho Diu, nhưng nó cũng phản ánh quyền tự do và quyền lựa chọn của Châu.

– Nếu không đồng tình với hành động của Châu bỏ rơi Diu trong lúc cô gặp hoạn nạn để cưới Mùi, có thể hiểu đó là một hành động thiếu lòng nhân ái và trách nhiệm. Châu có thể được cho là không đảm bảo vai trò của một người đàn ông, không chịu trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc người phụ nữ mà mình từng hứa hẹn. Hành động này có thể được coi là bất công và ích kỷ, không đáng tin cậy và thiếu lòng trung thành. Đồng thời, nó cũng có thể tạo ra những hậu quả tiêu cực không chỉ cho Diu mà còn cho các thành viên khác trong cộng đồng.

cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

II.VIẾT (6,0 ĐIỂM) cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

Câu 1. (2,0 điểm): cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

– Nội dung: cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

+ Giải thích lời thơ của Nguyễn Du: Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung => Cuộc đời, số phận của đàn bà chịu rất nhiều đau đớn, bất hạnh, thiệt thòi => Đó là tình cảnh chung trong xã hội xưa.

+ Số phận của những người phụ nữ trong truyện “Cây sa mộc chết đứng” cũng vậy; cuộc đời họ thật đau đớn, bạc mệnh, mỗi người có một nỗi đau chung nhưng góp phần tạo nên số phận chung cho thân phận những người phụ nữ vùng cao.

* Diu: bị hủy hoại nhan sắc, mất người yêu, mang tiếng chửa hoang, bị hắt hủi phải nên rừng sống cuộc đời khép kín đơn côi.

* Mùi: mang thân phận nỗi đau của một người phụ nữ không biết đẻ (sinh con một bề), nỗi đau của một kẻ yếu luôn ghen tuông, đố kị nên lòng không bao giờ được thanh thảnh, nguôi ngoai. Hơn nữa, hình ảnh cây sa mộc chết đứng càng khắc sâu nỗi đau trong lòng Mùi, nỗi đau của một người vợ chỉ giữ được thân xác nhưng không thể chiếm trái ti của người mình yêu.

* Sán: Hết hạn mà không sinh được con, bị nguy cơ đuổi về nhà => lỗi không sinh được là do chồng nhưng đổ hết trách nhiệm, nguyên nhân lên đầu vợ. Đến khi muốn có con, thì thân xác bị chà đạp, làm nhục một cách hoen ố, đớn đau. Sán mang trong mình nỗi đau mà không dám ngỏ cùng ai, nỗi đau ấy sẽ còn lở loét theo năm tháng.

– Nghệ thuật: Ngôi kể thứ ba, giọng văn buồn thương chua chát; xây dựng câu chuyện với nhiều chi tiết hấp dẫn, có sức ám ảnh lớn; xây dựng nhân vật phụ nữ mỗi người một tính cách, một số phận khác nhau, nhưng họ đều gặp nhau tại một điểm: bất hạnh => Nỗi nhói đau cho thân phận của người phụ nữ vùng cao.

Câu 2. (4,0 điểm): cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

* Mở bài: cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

Dẫn dắt:

– Nhận thức và khát vọng bao giờ cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau.

* Thân bài: cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

1. Giải thích khái niệm: 

– Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ýtrí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.

– Khát vọng là ước mơ, hy vọng hoặc hoài bão để đạt được mục tiêu cuộc sống. Chúng có thể được coi là mục tiêu cuộc sống bao quát có thể giúp mang lại cảm giác về mục đích và phương hướng. 

2. Biểu hiện và phân tích vai trò của nhận thức và khát vọng:

– Biểu hiện vô cùng phong phú đa dạng; ở mỗi một giai đoạn, lứa tuổi và quốc gia con người lại có những khát vọng và nhận thức khác nhau.

– Tuổi trẻ có nhiều ước mơ, nhiều hoài bão, khát vọng: có bạn thì vọng lớn lao, ước mơ cháy bỏng có thể làm những điều kinh bang tế thế; có bạn lại có những mục tiêu rất bình dị, khiêm nhường; có bạn có những mục tiêu thiết thực; có bạn lại có những mong muốn viển vông và hão huyền.

– Mỗi một mục tiêu, ước mơ sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố như tình cảm, tác động của mọi người xung quanh đặc biệt là chi phối bởi nhận thức của con người.

+ Chính vì thế, các bạn trẻ, có điều kiện sung sướng, được bao bọc, được ăn bánh vẽ thường thiếu ý chí, động lực, thiếu mục tiêu để phấn đấu;

+ Ngược lại những bạn ý thức được về điều kiện, hoàn cảnh; nhận thức được sự xuất hiện của đời người chỉ có một lần, tuổi trẻ rất ngắn ngủi nên đã biết đặt ra những mục tiêu hoài bão lớn lao để chinh phục.

+ Nhận thức càng chín chắn thì mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể thiết thực.

+ Nhận thức sai lầm, thiển cẩn thì có thể khiến con người đi chệch hướng cả cuộc đời.

+ Nhưng bên cạnh đó, khát vọng cũng là động lực, là ngọn hải đăng để nhận thức của con người ngày càng hoàn thiện đầy đủ hơn.

=> Nhận thức và khát vọng có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Nếu tuối trẻ không có nhận thức đúng đắn thì khát vọng có lớn đến đâu cũng khó có thể trở thành hiện thực. Nhận thức có đúng đắn, sáng suốt mà khát vọng không đủ lớn thì cũng sẽ không bao giờ đạt được những thành tích cao, những thành công rực rỡ.

3. Chứng minh: 

Lấy dẫn chứng các bạn trẻ đã có sự nhận thức đúng đắn và khát vọng lớn lao đã làm được nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.

4. Bàn luận:

– Phản đề: Phê phán những kẻ không có ước mơ, khát vọng; những kẻ nhận thức ngây thơ, non nớt.

– Liên hệ: Lứa tuổi và thời đại để đưa ra các giải pháp giúp con người nhận thức chín chắn hơn để đạt được ước mơ trong cuộc sống.

* Kết bài: cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

– Nhận thức là cơ sở, là nền móng để biến ước mơ thành hiện thực.

– Khát vọng là đôi cánh để cho nhận thức được nâng tâm.

=> Hãy luôn nhớ: Nhận thức sẽ đả thông tư tưởng, tư tưởng đúng đắn sẽ làm được mọi việc bởi “tư tưởng không thông thì bình tông không vác được”.

Tham khảo 1. cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

Trong xã hội đương đại, mối quan hệ giữa nhận thức và khát vọng là một chủ đề phức tạp, ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển cá nhân và xã hội. Nhận thức, là sự nhận biết và hiểu biết về thế giới xung quanh, cũng như về bản thân, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và điều chỉnh khát vọng của con người, mà còn góp phần quan trọng trong việc xác định hướng đi và mục tiêu cuộc sống.

Sự nhận thức và hiểu biết về bản thân và thế giới xung quanh tạo ra nền tảng cho việc phát triển và hình thành khát vọng. Khi con người có một nhận thức sâu sắc về môi trường xã hội, về cơ hội và thách thức, họ có xu hướng phát triển những khát vọng phản ánh những mong muốn, ước mơ và mục tiêu của bản thân. Ví dụ, một người trẻ có thể có khát vọng trở thành một doanh nhân thành đạt nếu họ nhận thức được tiềm năng và cơ hội trong lĩnh vực kinh doanh.

Nhận thức về bản thân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khát vọng. Những người có nhận thức cao về bản thân thường có những khát vọng rõ ràng và khao khát phát triển bản thân. Họ có xu hướng đặt ra những mục tiêu cụ thể và làm việc hăng say để đạt được chúng. Sự tự tin và lòng quyết tâm của họ thường được nảy sinh từ sự hiểu biết về khả năng và giới hạn của mình.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa nhận thức và khát vọng cũng có thể gặp phải những mâu thuẫn. Đôi khi, những khát vọng không được dựa trên một nhận thức đúng đắn có thể dẫn đến kết quả không như mong đợi hoặc thậm chí là đe dọa đến sự cân bằng và hạnh phúc của con người. Sự hiểu biết hạn chế hoặc sai lầm về thế giới có thể làm cho những mục tiêu và ước mơ trở nên không thực tế và khó đạt được. Ví dụ, một người có khát vọng trở thành ngôi sao nổi tiếng mà không có nhận thức đúng đắn về các yếu tố cần thiết để đạt được thành công trong ngành giải trí có thể gặp phải thất bại và thất vọng.

Ngoài ra, khát vọng cũng có thể tác động đến nhận thức của con người. Khi có một mục tiêu cụ thể hoặc một ước mơ, con người có xu hướng tập trung vào việc thu thập thông tin và hiểu biết để đạt được mục tiêu đó. Nhu cầu và khát vọng cũng có thể kích thích sự phát triển của nhận thức, khiến con người tìm kiếm và học hỏi từ những trải nghiệm và nguồn thông tin mới.

Trong xã hội hiện đại, việc thúc đẩy sự phát triển cả về nhận thức và khát vọng là một ưu tiên quan trọng. Cung cấp giáo dục và thông tin đúng đắn giúp nâng cao nhận thức của con người, từ đó khuyến khích sự phát triển của những khát vọng tích cực và mang lại lợi ích cho cả cá nhân và xã hội. Đồng thời, việc khuyến khích sự linh hoạt và sẵn lòng thích nghi trong việc thay đổi nhằm đạt được những mục tiêu và ước mơ cũng là một phần không thể thiếu của quá trình phát triển cá nhân và xã hội.

Tóm lại, mối quan hệ giữa nhận thức và khát vọng là một quá trình phức tạp và đôi khi mâu thuẫn trong xã hội đương đại. Sự nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh tạo ra nền tảng cho việc phát triển và hình thành khát vọng, trong khi khát vọng cũng có thể tác động đến sự nhận thức của con người. Việc thúc đẩy sự phát triển cả về nhận thức và khát vọng là chìa khóa để tạo ra một xã hội phồn thịnh và phát triển. cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

Tham khảo 2. cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

Nhận thức và khát vọng, hai yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống, luôn tạo ra một mối quan hệ mật thiết trong xã hội đương đại. Điều này không chỉ là chủ đề của những bài văn nghiên cứu xa hội mà còn là vấn đề tác động sâu sắc đến cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân.

Nhận thức là quá trình tiếp thu kiến thức, từ thông tin đến sự hiểu biết, thông qua trí óc, kinh nghiệm và giác quan. Điều này bao gồm các khía cạnh như tri thức, chú ý, trí nhớ, đánh giá, lý luận, và sử dụng ngôn ngữ. Trái lại, khát vọng là những ước mơ, hoài bão về mục tiêu cuộc sống, tạo ra cảm giác về mục đích và phương hướng.

Biểu hiện của nhận thức và khát vọng rất đa dạng và phong phú. Ở mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi, và từng quốc gia, con người có những khát vọng và nhận thức riêng biệt. Tuổi trẻ thường có nhiều ước mơ và khát vọng đa dạng. Tuy nhiên, mức độ và tính chất của chúng có thể khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện sống và cảm nhận cá nhân.

Mỗi mục tiêu và ước mơ thường bị ảnh hưởng bởi nhận thức của con người về thế giới xung quanh. Nhận thức sai lầm có thể dẫn đến mục tiêu không thực tế hoặc không đạt được. Tuy nhiên, khát vọng cũng có thể là nguồn động lực, đẩy mạnh sự phát triển của nhận thức và tạo ra sự tiến bộ trong cuộc sống.

Có nhiều ví dụ về những người trẻ tuổi với nhận thức đúng đắn và khát vọng lớn đã đạt được những thành công lớn trong cuộc sống. Ngược lại, những người thiếu nhận thức và khát vọng thường gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu và hoài bão.

Trong bối cảnh xã hội đương đại, nhận thức và khát vọng không thể tách rời và luôn tạo ra một mối quan hệ tương hỗ. Sự nhận thức đúng đắn là nền tảng cho việc biến ước mơ thành hiện thực, trong khi khát vọng là động lực đẩy mạnh sự phát triển của nhận thức. Điều này chỉ rõ rằng, để đạt được mục tiêu và hoài bão trong cuộc sống, việc phát triển cả nhận thức và khát vọng là điều vô cùng quan trọng. cây sa mộc chết đứng ; đọc hiểu cây sa mộc chết đứng

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *