Đề: đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu: đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
Đất quên (Nguyễn Huy Thiệp)
Lò Văn Pành là ông già nổi tiếng ở bản Hua Tát. Hơn tám mươi tuổi, hàm răng của ông vẫn còn đều tăm tắp như răng chàng trai mười bảy tuổi. Cối đá giã gạo, ông dùng một tay cử lên như bỡn. ông làm bằng ba người khác. Uống rượu cũng vậy, sức ông có thể chấp nổi muôn người. Tráng đinh trong bản Hua Tát nhìn ông kiêng nể. Ông Pành có ba vợ, tám đứa con và khoảng ba chục đứa cháu. Họ sống hòa thuận và khá sung túc. Gia đình cũng giống như những lò than, các cục than có sức tỏa ấm cho nhau nhưng rồi sau đó lại thiêu đốt nhau. Gia đình nào mà chẳng thế?
Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu như ông Pành chỉ sống quanh quẩn ở trong thung lũng Hua Tát. Nhưng đùng một cái, ông bỗng nảy sinh ý định đi về Mường Lưm mua trâu. Thực ra nếu chỉ mua trâu chẳng phải vất vả nhiều đến thế, chỉ cần sang bản Chi, bản Mạt, ông Pành có thể mua được những con trâu cày hạng nhất. Nhưng Mường Lưm là nơi thời trẻ ông Pành ở đó. Ký ức xa xưa sống dậy trong ông.
Mường Lưm là vùng đất xa xôi hẻo lánh tận cuối Châu Yên. Tiếng Thái Mường Lưm nghĩa là đất quên. ở đây có những khu rừng nguyên sinh từ thời thượng cổ, cây cối bạt ngàn, chim thú nhiều vô kể.
Hôm ấy, ông Pành cưỡi ngựa đến gần Mường Lưm thì trời đã tối. Một cơn mưa đá dữ dội ập đến. Ông Pành nhìn quanh xem có chỗ nào trú được nhưng chỉ mênh mông rặt đồi cỏ gianh lá sắc như dao. Đá ở trên cao ào ào trút xuống. Con ngựa sợ hãi không chịu đi nữa, miệng nó hý vang, móng cào xuống đất.
Ông Pành nhảy vội xuống ngựa, miệng chửi rủa, ông chưa bao giờ thấy trận mưa nào dữ dội đến thế. Gió to quá, những giọt mưa đá quất vào người ông đau điếng. Đêm dần ập xuống, sấm sét rền vang làm đất rung chuyển, con ngựa dứt đứt dây cương chạy vụt xuống đồi. ông Pành định đuổi theo thì bỗng nhiên thấy có bóng đen nhỏ chạy về phía minh. ông định thần lại. Đấy là cô gái đi làm nương về, gặp mưa bất thần, nàng sợ hãi vừa chạy vừa ngã, luôn miệng kêu trời. Gặp ông Pành, nàng kiệt sức ngã quỵ vào tay ông.
Mưa như trút, những cục đá văng như đạn ghém. ông Pành đứng lom khom che chở cho cô gái, cô gái úp mặt vào hai bàn tay, toàn thân run rẩy. Cô tựa vào bộ ngực trần vạm vỡ của ông tin cậy. ông Pành an ủi:
– Đừng sợ…đừng sợ…Cơn giận của Then sẽ qua đi thôi…
Họ đứng như thế giữa đồi cỏ gianh, xung quanh mưa đá sấm rền. ông Pành ngợp trong diệu huyền. Cả cuộc đời từng trải của ông, ông chưa bao giờ có cảm giác ấy. ông biết đây chính là điều ông vẫn hằng khao khát mong tìm. Hơn cả tình yêu, hơn cả những người phụ nữ mà ông đã gặp, cảm giác này như là hạnh phúc.
Khi trời mưa tạnh thì trên cao bắt đầu le lói một thứ ánh hồng mờ ảo. Cô gái ngượng ngập rút tay ra khỏi bàn tay ông Pành. ông chưa bao giờ thấy ai lại đẹp như vậy. Nàng vùng chạy. ông luống cuống đuổi theo, vấp ngã nhưng rồi cuối cùng ông nắm được tay nàng.
– Em tên là gì? – Ông hỏi. – Ngày mai ta đến cầu hôn… Em có bằng lòng ta không? Cô gái bối rối, mãi sau nàng mới ấp úng:
– Em là Muôn… Ở bản Mường Lưm…
Nàng đẩy ông ra rồi chạy xuống đồi, đôi bắp chân trắng nõn nà. ông Pành ngồi thụp xuống đất, mồ hôi vã ra, bủn rủn. Một niềm sung sướng tràn ngập lòng ông. ông nằm vật ra giữa đám cỏ gianh ướt sũng, mặc cho những con kiến đen to tướng bò lung tung trên tấm ngực trần. ông thiếp đi cho đến lúc con ngựa tinh khôn tìm thấy ông, lấy cái miệng nóng hổi nhay nhay vào cái tai to, có những chùm lông đen loăn xoăn của ông để lôi dậy.
Trưa hôm sau, ông Pành dắt ngựa vào bản tìm đến nhà Muôn. ông quỳ xuống, chồng cả đống bạc hoa xòe dự định mua trâu cho ông bố Muôn. Biết lời cầu xin của khách, bố Muôn cười vang, ông gọi vợ con và dân bản đến. Mọi người cười cợt bàn tán. Ông Pành vẫn cứ trơ trơ giữa lời nhạo báng sắc tựa dao chích. Muôn nấp sau khe cửa nhìn ra. Nàng thấy hay hay và thấy câu chuyện còn có vẻ buồn cười nữa. Quả thật, nàng đã quên khuấy đi cơn mưa đá đêm qua, những giọt nước mắt và cuộc gặp gỡ trên đồi.
Một mực khăng khăng, ông Pành nhắc đi nhắc lại những lời cầu hôn. Thực quá đáng, mọi người không thể còn cười được nữa. Cuối cùng, bố Muôn đành phải đặt ra điều kiện:
– Thôi được, ông muốn làm rể tôi thì ông ở đây làm sao hạ được cây gỗ lim to nhất ở đỉnh Phu Luơng mang về. Cây gỗ ấy sau này sẽ là căn nhà của ông và con Muôn đấy…
Mọi người lại cười phá lên. Không ai ở đây không biết cây gỗ lim ấy, vòng gốc của cây gỗ lim tám người đứng ôm không xuể. Nó mọc trên đỉnh núi đá vôi cao đến nỗi đứng ở trên ấy nhìn xuống thì bản Mường Lưm chỉ bé như mái nhà sàn.
– Được! Xin ông hãy giữ lấy lời! – ông Pành trả lời như dao chém đá.
Người ta đồn rằng hôm sau ông Pành leo lên đỉnh núi, bập được nhát rìu đầu tiên vào gốc cây lim thì ông kiệt sức. ông chết vì bị vỡ tim.
Đám tang ông Pành, Muôn không đi đưa. Hôm ấy nàng bận đi chợ Yên Châu xem đám chọi gà. Chiều về nàng cũng gặp mưa, nhưng mà lần này trời không mưa đá.
———HẾT——–
I. Đọc hiểu (4,0 điểm) đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
Câu 1. Xác định thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện. (0,5 điểm).
Câu 2. Mường Lưm là mảnh đất có ý nghĩa như thế nào đối với ông Pành? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra tình huống truyện. Tác dụng của việc xây dựng tình huống đó. (1,0 điểm)
Câu 4. Nhận xét của anh/chị về quyết định chấp nhận thử thách “chặt cây gỗ lim to nhất trên đỉnh Phu Luơng” của ông Pành. (1,0 điểm).
Câu 5. Nhan đề “Đất quên” có liên quan đến các chi tiết nào trong truyện? Nhan đề gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
Phần II. Viết (6,0 điểm) đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 12 câu để trình bày những cảm nhận của bản thân về khát vọng của ông Pành trong truyện ngắn “Đất quên” của Nguyễn Huy Thiệp.
Câu 2a (4,0 điểm):
– Ông Pành có ba vợ, tám con, hai mươi tư người cháu; sức khỏe vô biên, dáng hình trẻ trung dù đã ngoài tám mươi tuổi; gia đình kinh tế khá giả. Cuộc sống ở tuổi tám mươi như ông có ai viên mãn bằng!
– Cuộc sống vốn dĩ vậy, đủ và chưa đủ vẫn luôn tồn tại những mâu thuẫn làm con người đau khổ và có nguy cơ đánh mất chính mình.
Từ những điều trên, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
Câu 2b (4,0 điểm): Quên và nhớ là hai cặp phạm trù đối lập luôn tồn tại trong cuộc sống. Có người bảo quên đi để sống. Có người bảo nhớ kĩ vào để sống cho tốt.
Anh/chị chọn cách sống nào? Hãy viết bài văn nghị luận xã hội lí giải vì sao mình lựa chọn cách sống đó.
Gợi ý đáp án đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
I. Đọc hiểu (4,0 điểm) đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
Câu 1. đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
– Thời gian nghệ thuật: Từ buổi chiều đi mua trâu đến khi ông Pành mất (đây là khoảng thời gian những ngày cuối đời của ông Pành)
– Không gian nghệ thuật: Chủ yếu được miêu tả ở bản Mường Lưm (mảnh đất quên).
Câu 2.
– Mường Lưm đại diện cho một phần của quá khứ và những kỷ niệm đầy ý nghĩa của ông Pành. Nó là nơi ông từng trải qua tuổi trẻ và mang đến cho ông cảm giác huyền diệu và hạnh phúc mà ông luôn khao khát. Mường Lưm là biểu tượng của quá khứ và những ước mơ, mong muốn của ông về hạnh phúc và tình yêu.Đó là mảnh đất để thương, để nhớ.
Câu 3. đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
Trong cuộc gặp gỡ giữa ông Pành, một người già đã trải qua nhiều cuộc sống, và Muôn, một cô gái trẻ đẹp, lần đầu tiên gặp nhau, tạo ra một tình huống đặc biệt. Ông Pành, một người lạnh lùng và vô tình, bắt đầu cảm nhận được nhịp đập của trái tim và thiên chức của một người đàn ông chân chính.
Từ cuộc gặp này, câu chuyện đã phát triển sang một hướng khác. Từ việc ông đến Mường Lưm mua trâu, câu chuyện chuyển sang việc ông cầu hôn Muôn, dẫn đến việc ông chấp nhận thách thức và kết thúc bằng cái chết. Qua tình huống này, ông Pành trở nên mạnh mẽ, can đảm và khát khao yêu đương. Ông cũng thể hiện sự dũng cảm sẵn sàng đối mặt với thử thách lớn, vượt qua khả năng của một người bình thường. Tình huống này khiến nhân vật có những hành động và quyết định quan trọng.
Tình huống này tự nhiên, bất ngờ, nhưng lại hợp lý. Cách tạo ra tình huống này thể hiện sự sáng tạo độc đáo của tác giả và làm nổi bật các tư tưởng về giá trị của cuộc sống và tình yêu.
Câu 4. đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
Quyết định của ông Pành chấp nhận thách thức “chặt cây gỗ lim to nhất trên đỉnh Phu Luơng” là một biểu hiện của lòng dũng cảm và quyết tâm. Tuy nhiên, quyết định này cũng mang tính rủi ro và không cần thiết, khiến ông phải đối mặt với nguy hiểm và cuối cùng làm mất mạng. Đây là một hành động dũng cảm, thể hiện sự kiên định, khao khát tận cùng của hạnh phúc. Cho nên dù phải đối diện với hiểm nguy, với cái chết thì đó cũng là hành trình đến với hạnh phúc của ông Pành.
Câu 5. đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
– Nhan đề “Đất quên” có liên quan đến hai chi tiết:
+ Mường Lưm có nghĩa là đất quên.
+ Trước cái chết của ông Pành, Muôn vẫn đi chợ Yên Châu.
– Ý nghĩa nhan đề:
+ Mảnh đất Mường Lưm (Đất quên) nhưng đối với ông Pành là mảnh đất của nỗi nhớ, của những kí ức thời trai trẻ.
+ Cuộc gặp gỡ của Muôn và ông Pành => Đối với ông Pành là định mệnh là dấu ấn khó phai; nhưng đối với Muôn đã tan chảy trong trí nhớ không còn chút hoài niệm bâng khuâng.
Tóm lại: Nhan đề “Đất quên” trong truyện liên quan đến Mường Lưm, một vùng đất hẻo lánh và xa xôi, được gọi là “đất quên”. Nó tượng trưng cho quá khứ, những kỷ niệm bị lãng quên, nhưng lại quan trọng trong cuộc sống của các nhân vật. Nhan đề này gợi lên ý nghĩa về việc nhớ lại và chấp nhận quá khứ trong việc tạo dựng tương lai.
Phần II. Viết (6,0 điểm) đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
Câu 1: đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
Câu 2a: Gợi ý
Câu 2b : đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
1.Gợi ý chung đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
* Mở bài: đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
– Dẫn dắt: Quên và nhớ là hai cặp phạm trù đối lập luôn tồn tại trong cuộc sống. Có người bảo quên đi để sống. Có người bảo nhớ kĩ vào để sống cho tốt.
– Vấn đề nghị luận: Người viết lựa chọn cách sống.
* Thân bài: đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
1. Giải thích khái niệm:
– Nhớ là gì?
– Quên là gì?
2. Tại sao phải nhớ?
– Phải nhớ để ghi nhớ những bài học, ghi nhớ những thất bại, sai lầm => để con người ta làm tốt hơn, sống tốt hơn, không đi vào vết xe đổ của người khác, hay dẫm lên chính vết chân của mình.
– Phải nhớ những nỗi đau, hi sinh mất mát: để biết trân trọng, niềm vui, sự sống và niềm hạnh phúc.
– Phải nhớ những ơn nghĩa để mình sống có tình người hơn, có trách nhiệm hơn. Đó là sợi dây kết nối các thế hệ, các trái tim giúp cho người với người trở nên thắm thiết bền chặt hơn.
– Nhớ một người nào, thương một người nào đó làm cho cuộc sống trở nên thi vị, lãng mạn và giàu chất thơ hơn.
3. Tại sao phải quên? đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
– Quên đi nỗi đau, để nó ngủ quên cho đời đỡ mỏi mệt, tâm lí đỡ nặng nề để bước tiếp mà sống.
– Quên đi những lỗi lầm của người khác gây ra cho mình để lòng được thanh thản bao dung.
– Quên đi những kí ức đau thương để có cơ hội vẽ lại những bức tranh cuộc đời bằng những gam màu đẹp đẽ hơn.
– Quên đi hận thù để ta có thêm những người bạn, những đối tác trong thời đại mới.
– Quên đi những điều ta đã giúp đỡ người khác để một ngày nào đó ta không biến mình thành kẻ kể công nhỏ nhoi.
4. Bàn luận: đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
– Quên và nhớ là hai thứ luôn tồn tại; biết nhớ để mà quên, biết quên để mà nhớ thì cuộc sống mới thực sự bình yên, thanh thản và hạnh phúc.
– Nếu cái gì cũng phải nhớ đầu óc ta sẽ nổ tung.
– Nếu cái gì ta cũng quên thì thật vô tình, đãng trí.
– Cuộc đời xấu hay đẹp, hạnh phúc hay khổ đau cũng do ta có biết phối màu “quên” và “nhớ” ra sao mà thôi.
* Kết bài: đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
– Hãy nhớ những ai đã giúp đỡ mình và hãy quên những gì mình đã giúp đỡ người khác để cuộc đời có ý nghĩa hơn. Tôi xin được khắc ghi tôi là … tôi ở…tôi là con người Việt Nam.
– Tôi xin được khắc tôi đã có từng một ước mơ, ước mơ quên đi mọi khổ đau nếu mình phải trải qua.
– Còn bạn thì sao?
2. Tham khảo 1. đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên
3. Tham khảo 2. đất quên nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên của nguyễn huy thiệp ; đọc hiểu đất quên