Đề: người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

NGƯỜI ĐÀN BÀ TÓC TRẮNG

(Nguyễn Quang Thiều)

(Nhân vật xưng tôi đi đám ma bà Nhim về, đây là đám ma đặc biệt khi không có điếu văn. “Tôi” nghĩ về cuộc đời của bà Nhim, người bán cao gia truyền nổi tiếng trong vùng, đôi mắt bà trong và lạnh như nước giếng khơi. Bà đã nhận nuôi một cô bé mồ côi tên Nhút, sau bà đổi tên là Gừng. Gừng lớn lên, đi chợ, vô tình gặp Mô và yêu Mô. Phát hiện ra Gừng có quả thị, gương bà Nhim cay nghiến, nguyền rủa là hư đốn, là đĩ)

Gừng cầm lấy gương nhỏ đưa lên. Lần đầu tiên cô được nhìn thấy gương mặt mình. Gừng đỏ mặt. Cô vội ấp chiếc gương vào ngực. Cô nhìn sang Mô thẹn thùng nói:

– Gớm xóc chết người ta mà cứ bảo êm.

Buổi chiều Gừng ra bờ giếng. Cô kín đáo lấy chiếc gương nhỏ ra soi. Cô vừa ngỡ ngàng, vừa thích thú với gương mặt mình trong gương. Cô cười. Cô bĩu môi. Cô chun mũi. Cô thì thầm trò chuyện với chính mình. Bỗng giật mình nhận thấy sau gương mặt mình trong gương có một gương mặt khác, một gương mặt già quăn queo, tóc bạc trắng. Cô hoảng hốt quay lại, bà Nhim đang đứng nhìn cô. Cô sợ hãi giấu chiếc gương sau lưng.

– Hừ thật không ngờ. Đồ ăn xin ăn mày mà cũng ngắm vuốt. Con gái soi gương trộm là đồ lẳng lơ. Mày đưa cái gương đây. Đưa!

Vừa nói bà vừa sấn tới giằng chiếc gương. Gừng không hề chống cự. Chưa bao giờ trong đời cô có ý thức chống cự người khác. Bà Nhim ném mạnh chiếc gương xuống nền gạch lát bên bờ giếng.

Chiếc gương vỡ vụn.

– Đồ gian dối – Bà Nhim chì chiết – Tao đưa tiền cho mày đi chợ. Mày bớt gạo, bớt muối để mua gương.

Mày không nhớ mày là kẻ đầu đường xó chợ ngửa tay xin ăn à. Tao cấm mày không được ăn uống gì cả ba ngày để trừ vào tiền mày mua gương. Nhớ chưa.

– Bà! Gừng kêu lên. Giọng cô đầy nước mắt – Cháu không lấy tiền của bà.

– Mày có của riêng chắc?

– Người ta cho cháu.

Bà Nhim mở to mắt nhìn cô. Bao nhiêu năm nay bà đinh ninh rằng Gừng không biết ai ngoài bà. Bà là người không hề thân thiện với ai, và bà cũng không muốn cho Gừng thân thiện với ai. – À ra thế. Mày đã biết theo trai rồi đấy. Từ nay mày không được bước ra khỏi nhà. Nói rồi bà bước đi. Gừng nấc lên.

(Lược: Gừng và Mô yêu nhau, người có thai)

Cái thai trong bụng cô ngày một lớn dần lên. Cô cố ém giữ cũng không giấu được bà Nhim. Một bữa ngồi ăn cơm bà nhận ra điều đó. Bà bỏ bát xuống mâm nhìn cô chằm chằm và nói:

– Bụng mày làm sao thế kia? Đứng dậy tao xem.

Gừng ngừng ăn. Cô ngồi im không nói:

– Đứng dậy – Bà Nhim thét lên.

Gừng nhìn bà rồi chống tay từ từ đứng dậy. Bà Nhim bước lại gần cô. Cô như một con chim đã kiệt sức trước một con mèo già. Con mèo bước những bước ma mãnh đến trước cô. Con mèo đưa bàn chân đầy móng cứng đặt lên lưng con chim bé bỏng. Con chim nằm ép xuống đất run rẩy.

– Giỏi thật. Gái không chồng mà chửa thì giỏi thật. Nhưng mày đã làm nhơ bẩn nhà tao. Sự nhơ bẩn ấy đã giết tao.

Nói đến đó bà Nhim bật khóc. Lần đầu tiên trong những tháng năm sống với bà Nhim, Gừng thấy bà khóc. Bao nhiêu sự sợ hãi và căm ghét bỗng tan biến trong cô. Giờ đây cô hoang mang trước tiếng khóc của bà. Cô bỗng thấy thương bà và cô oà khóc theo. Một lúc sau bà Nhim thôi khóc. Bà lấy vạt áo lau nước mắt. Bà vào nhà thắp ngọn đèn dầu và lọm cọm trèo từng bậc thang lên cái gác xép làm bằng những cây tre đực già đen bóng. Bà lôi một chiếc bình sứ nhỏ từ trong hòm ra. Bà giữ chặt cái bình sứ trong tay và ngồi bệt xuống sàn gác mà thở.

(Lược một đoạn: Bà Nhim kể cho Gừng nghe lấy chồng từ 12 tuổi, chồng chết, người nhà chết, bố chồng nhiều lần định xâm hại không thành, bố chồng chết. Trước khi chết ông dặn thờ cúng nhà chồng, không để ai động chạm vào thân thể là có tội với tổ tiên họ Vũ. Ông ông bố chồng bắt bà uống thuốc khiến tóc trắng từ đó. Bà Nhim bắt Gừng uống thuốc phá thai, tình mẫu tử trỗi dạy, cô đã bỏ chạy. Bà Nhim căm hận, gào thét trong đau đớn)

– Vào một buổi chiều, Gừng quay lại ngôi nhà khi nghe tin bà Nhím ốm nặng. Bàn chân Gừng run lên khi cô bước vào đến chiếc sân gạch quen thuộc. Gió chiều thổi những đám lá khô dạt từ góc sân này đến góc sân kia. Tiếng lá khô lăn sân gạch nghe như tiếng một bầy trẻ con đang xao xác gọi mẹ, Gừng bước từng bước một đến chiếc giường nơi bà Nhim nằm. Ngôi nhà tối lạnh và xông lên mùi ẩm mốc của vôi tường đã quá cũ. Chỉ có một vệt sáng duy nhất của nắng chiều chiều qua ô cửa nhỏ vào nhà. Bà Nhim nằm như một tàu chuối khô trên giường. Mái tóc trắng đổ vung vãi.

– Bà ơi! Gừng run gọi. Hai bàn tay cô ấp lên ngực mình như sợ hãi – Bà, bà ơi.

Không có tiếng trả lời dù chỉ là một tiếng ú ớ, không một tiếng của mình và cả như một hơi thở. Chỉ có ngôi nhà im ắng và vệt nắng chiều đang nhợt nhạt dần dần. Gừng ngồi xuống mép giường và cầm lấy cánh tay bà. Cô cảm thấy tay bà như một cành củi cháy dở đã nguội lạnh. Một lát sau cô đứng dậy xuống bếp rửa nồi nấu cháo.

Sáng hôm sau đột nhiên bà Nhim tỉnh hẳn tựa như người ngủ dậy thường ngày. Gừng gọi bà,. Bà nhìn cô một lúc lâu rồi thì thào.

– Con đỡ bà ngồi dậy một chút.

Gừng đỡ bà ngồi dậy. Cô để bà dựa vào lòng mình.

– Con xin lỗi bà. Con bỏ bà đau ốm thế này – Nói thế rồi cô khóc.

– Con trốn… đi… như thế… là … đúng. Nếu không… thì … Nói đến đó bà Nhim thở hổn hển – Bây giờ con mở cái hòm gỗ kia… lấy cho bà… bộ … quần áo… trắng.

Gừng đỡ bà nằm xuống và lấy bộ quần áo bằng lụa trắng.

– Con thay quần áo cho bà.

Gừng khẽ khàng cởi bộ quần áo cũ bằng vải đen và mặc cho bà bộ quần áo lụa trắng mà lần đầu tiên cô nhìn thấy. Tấm thân bà Nhim mỏng như một tờ giấy và trắng như thạch cao.

– Con ơi! Chợt bà Nhim gọi Gừng – Con sống với ta từng ấy năm nhưng con không biết gì về ta cả. Ở đây, cái làng Chùa này cũng chẳng ai biết rõ về ta. Trước kia, ta cũng là một cô gái như con. Ta được ăn học và thạo việc gia đình. Nhưng gia đình ta đã gả chồng cho ta khi ta chưa hiểu biết gì về cuộc đời cả. Ta có chồng, nhưng thực ra ta vẫn là người đàn bà trinh tiết. Chồng ta là người ốm yếu và bệnh tật. […]

Bà Nhim chợt ngừng nói. Đôi mắt bà mở to, tưởng chỉ thêm một chút nữa là đỗi mắt ấy vỡ tung ra. Đôi mắt đục trắng của bà nhoè ướt.

– Và… sau khi uống thứ thuốc đó vào người, ta không còn là ta nữa. Tóc ta cứ thế mà đổ trắng, nhưng không hề rụng. Ta dần dần mất đi tính nết của một người đàn bà. Nhìn thấy đàn ông ta kinh tởm, nhìn thấy đàn bà ta căm ghét. Ta cũng không hiểu tại sao ta lại cho con ở lại với ta. Nhưng đúng là ta đã nhìn thấy đôi mắt con hôm ấy, đôi mắt mà không một ai trong gia đình nhà chồng ta có được. Mãi sau này ta mới hiểu được nỗi đau của ta… vì thế mà ta đã trút lòng đau khổ và căm thù người khác vào con. Khi con có chửa thì nỗi bất hạnh, đau thương của đời ta cào xé hơn bao giờ hết. Ta đã quyết định giết con… con ơi, thật đấy… ta định giết con thật đấy.

Bà Nhim bật khóc. Bà khóc như một đứa trẻ.

Gừng cũng oà khóc theo. Lúc này cô thấy bà Nhim như bà cô. Trong ký ức xa vời và buồn bã của cô hiện về hình ảnh người bà nhân hậu và tội nghiệp. Khi bà Nhim ngừng khóc thì cũng là lúc bà tắt thở.

Gừng gào thét gọi bà. Tiếng cô dội lên trong ngôi nhà âm u và ẩm mốc. Ngoài sân gió thổi mạnh. Tiếng lá khô lăn trên sân gạch như tiếng trẻ con xào xạc gọi mẹ.

            Làng Chùa – Hà Đông, 3/1990

người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM) người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

Câu 1. Xác định ngôi kể của truyện. (0,5 điểm)

Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả số phận bất hạnh của bà Nhim. (0,5 điểm)

Câu 3. Phân tích sự giống nhau và khác nhau về số phận của nhân vật Gừng và bà Nhim. (1,0 điểm)

Câu 4. Tại sao bà Nhim luôn dùng những lời đay nghiến, chì chiết Gừng? Qua đó, em thấy bà Nhim là người như thế nào? (1,0 điểm)

Câu 5. Phân tích thông điệp, ý nghĩa của truyện qua phần kết thúc? Theo em thông điệp có tác động như thế nào đối với mọi người về nhận thức, về thái độ trước cuộc đời? (1,0 điểm)

PHẦN II. VIẾT (6,0 ĐIỂM) người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích những nét đặc sắc về tình huống truyện trong truyện ngắn “Người đàn bà tóc trắng” của Nguyễn Quang Thiều.

Câu 2 (4,0 điểm): Định kiến, thành kiến đã hủy hoại cuộc đời của biết bao người. Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận xã hội trình bày quan điểm của mình về những thành kiến, định kiến trong xã hội ngày nay.

người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều
Nguyễn Quang Thiều

Gợi ý trả lời người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi” 

Câu 2. người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

+ 12 tuổi đi làm dâu xứ người.

+ 14 tuổi chồng mất => Bố chồng định nhiều lần giở trò đồi bại.

+ 14-70 tuổi: sống trong cô đơn, góa bụa, cặn cỗi về tâm hồn, héo hon thể xác.

+ 70-80 tuổi: Sống cùng cô bé Gừng, mồ côi: bà có những quy tắc chặt chẽ ngăn cấm, yêu cầu Gừng sống âm thầm, khép kín; bà có những lời lẽ ném vào Gừng nhiều lúc rất cay đắng, độc địa.

Câu 3. người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

Gợi ý: người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

Bà Nhim Cái Gừng
Lạnh lùng của một bà già góa bụa, hà khắc, độc đoán. Cái rạo rực, cái rộn rã trong lòng của một cô gái mới lớn đang yêu đương hẹn hò

=> tạo nên khoảng cách, sự đối lập rất lớn giữa Gừng và bà Nhim

=> Thời gian Gừng đến sống cùng bà Nhan, hai người thực sự có rất nhiều điều khác biệt như lửa với nước:  Một trẻ – một già; một tóc đen – một tóc trắng; một ngây thơ, trong sáng, nhân hậu – một già nua, kì dị, độc địa; một cam chịu, chấp nhận – một phũ phàng, lấn lướt, áp đặt

=> Sự đối lập đó, càng nhấn mạnh sự kì dị, quái đản của bà Nhim (từ mái tóc trắng như cước khi còn thanh xuân, đến việc sống cô độc không giao lưu với ai; quanh quẩn trong không gian hoang lạnh, kì bí; buông những lời chì chiết độc địa). Bà Nhim ra sức giữ gìn thủ tiết với chồng- Gừng lại có mang trước hôn nhân; bà Nhim khép kín không giao lưu với ai – Gừng lại quen thân Mô

=> Tuy nhiên, nhìn sâu xa, thì hai người đều có những nét chung tương đối: đều cô đơn, đều bất hạnh.

Qua truyện, người đọc hiểu hơn về số phận đơn độc, bất hạnh của những con người bị những định kiến phong kiến ràng buộc, hủy hoại để sống khổ, sống hoài phí cả một đời người.

Câu 4. người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

+ Vì bà Nhim sống một mình, đơn côi, bà chấp nhận cuộc sống thiếu vắng đàn ông, không gần gũi với đàn ông => khi thấy Gừng có quả thị, gương… nên bà đã cay đắngm chì chiết.

+ Bà bị ám ảnh bởi lời dặn, lời nguyền của ông bố chồng => với những cử chỉ, hành động của Gừng, chiếu theo bảng tham chiếu quy chuẩn của bà Nhim => Gừng đĩ, mất nết. Nghĩa là bà đã lấy tham chiếu của một người già, cổ quái để nhìn nhận đánh giá về một bạn trẻ mới lớn; hơn nữa cuộc đời bà lại cô độc, lẻ loi bà vẫn thấy bình thường, yên ổn; trong khi đó, Gừng lại có những biểu hiện trái bà.

=> Qua đây, ta thấy bà Nhim là người khó tính, cay độc.

Câu 5. người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

– Gừng biết tin bà Nhim ốm đã quay lại chăm sóc bà. Bà Nhim đã kể cho Gừng nghe về cuộc đời đầy bão giông của mình. Kết thúc là bà Nhan khóc trong đau đến đến chết.

– Thông điệp: Chính những định kiến sẽ hủy hoại cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Chính vì thế, cần phải đấu tranh phá bỏ những định kiến phong kiến hà khắc để giải phóng số phận của người phụ nữ khỏi những bất hạnh, khổ đau.

– Truyện giúp mọi người nhận thức: Con người luôn bị ám ảnh bởi những định kiến, lời nguyền nào đó mà nhiều khi không đủ tỉnh táo, dũng khí để vượt qua.

– Thái độ: Đồng cảm, xót thương cho những người phụ nữ bất hạnh.

người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều
Nguyễn Quang Thiều

PHẦN II. VIẾT (6,0 ĐIỂM) người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

Câu 1 (2,0 điểm): người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

– Tình huống xảy ra câu chuyện là từ khi bà Nhim nhận nuôi Gừng, truyện phát triển khi Gừng quen Mô, câu chuyện thành mâu thuẫn, xung đột khi Gừng có thai.

– Qua tình huống đó, ta thấy bà Nhim là người kì quái khi luôn dùng lời lẽ chì chiết cay nghiệt (bà mắng thẳng mặt, đưa ra những quan niệm mang thành kiến rất cao, ném thẳng cái gương của Gừng, định phá cái thai Gừng đang mang).

– Từ huống thấy được cái đáng thương, sự khổ đau của bà Nhim.

– Kết luận: Truyện thuộc tình huống hành động. Qua tình huống, khiến cho câu chuyện hấp dẫn, giúp nhà văn thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện: Cảm thông sâu sắc cho nỗi khổ bất hạnh của bà Nhim bởi định kiến phong kiến vô cùng hà khắc.

Câu 2 người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

Gợi ý chung: người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

Mở bài: người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

– Dẫn dắt

– VĐNL: Những thành kiến, định kiến trong xã hội hiện nay vẫn để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, là vấn đề chưa dễ dàng giải quyết.

Thân bài: người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

  1. Giải thích khái niệm và biểu hiện:

– Giải thích: Định kiến là ý nghĩ cố định về người hay vật, xuất phát từ cách nhìn sai lệch hoặc dựa trên cảm tính và thường xuyên có chiều hướng đánh giá thấp; thành kiến là những định kiến (nghĩa là cái “ý kiến” đã “thành” sẵn rồi) xuất hiện trong thời gian dài, thành nếp suy nghĩ cố chấp.

Có thể dễ dàng thấy rằng định kiến rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Định kiến có thể dựa trên nhiều yếu tố bao gồm giới tính, chủng tộc, tuổi tác, quốc tịch, khuynh hướng tình dục, địa vị kinh tế xã hội và tôn giáo…. Một số dạng định kiến mà chúng ta thường gặp nhất bao gồm:

+ Sự phân biệt chủng tộc, sắc tộc.

+ Phân biệt đối xử về phương diện giới tính.

+ Phân biệt giai cấp, tầng lớp xã hội.

+ Hội chứng ghê sợ, khinh thường đồng tính.

+ Chủ nghĩa tự tôn dân tộc.

+ Định kiến sâu sắc về tôn giáo.

+ Chủ nghĩa phân biệt tuổi tác giữa người với người.

+ Hội chứng bài ngoại hoặc sính ngoại.

+ Định kiến về những khuôn mẫu có sẵn.

Lấy các ví dụ về định kiến xã hội: Khi gặp một người xăm trổ đầy mình thì bản thân cá nhân nhiều người sẽ có định kiến rằng họ là dân anh chị, tính cách hổ báo, dân xã hội đen chuyên đâm thuê, chém mướn. Đây chính là định kiến về con người, chỉ thông qua vẻ bề ngoài đã đưa ra đánh giá mà không cần biết tính cách họ ra sao. Còn đối với những người thuộc thế giới thứ 3 thì định kiến xã hội với họ còn nặng nề hơn cả. Định kiến xã hội thường cho rằng những người này có vấn đề về mặt tâm lý, nam không ra nam mà nữ cũng không ra nữ.

  1. Nguyên nhân, nguồn gốc của các định kiến:

– Ban đầu có thể là vì muốn giữ vị thế có lợi nhất cho bản thân mình nên người ta đã đặt ra những luật lệ, quy tắc hà khắc và có phần cảnh giác với một nhóm hoặc một cộng đồng khác. Ví dụ, những người đàn ông luôn muốn được giữ vị thế thống trị trong gia đình của mình và xã hội nên đặt ra các quy tắc khắt khe hơn cho người phụ nữ và tạo thành thái độ không tôn trọng phụ nữ => Định kiến về giới. Có đôi khi, người ta cũng cảm thấy nó rất vô lý nhưng do nó đã tồn tại quá lâu đời nên ăn sâu vào tiềm thức con người. Thậm chí ăn sâu vào tiềm thức của chính người bị gán cho định kiến ấy. Thế nên, muốn xóa bỏ đi định kiến này thì cần phải có thời gian rất dài.

Quan niệm không chính xác về một vấn đề xã hội hoặc về một nhóm người nào đó cũng chính là nguồn gốc để dẫn đến định kiến xã hội. Ví dụ, người ta vẫn quan niệm rằng: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” nên không thể hi vọng rằng con dâu sẽ thương bố mẹ chồng hay con rể thương bố mẹ vợ. Do có quan niệm như vậy nên đã dẫn đến những định kiến với con dâu, con rể (những người được cho là khác máu tanh lòng).

Họ thường cho rằng con dâu, con rể sẽ không bao giờ yêu thương mình như con ruột nên cũng không dại gì mà thương lại họ cả. Nhưng thực tế lại khác, có rất nhiều cô con dâu sống có tình cảm và trách nhiệm với bố mẹ chồng. Tuy nhiên, do những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện được truyền miệng từ xa xưa làm cho người đời hiểu sai lệch đi và dần dần hình thành nên những quan niệm không đúng dẫn đến định kiến về người làm dâu, làm rể.

  1. Tác hại của định kiến đối với xã hội hiện nay

– Không muốn nhìn thấy người khác sống tốt hơn mình, khác biệt với mình chính là một trong những tội ác lớn nhất đến từ bản chất con người. Từ đó, con mắt của chúng ta sẽ bị che mờ bởi những định kiến về bề ngoài mà quên mất rằng chỉ có tính cách bên trong mới là giá trị cốt lõi quan trọng nhất làm nên một con người.

– Điều đáng sợ nhất của bộ phận số đông đang duy trì cái nhìn định kiến này chính là ở chỗ họ luôn coi định kiến của bản thân mình là sự thường thức, là suy nghĩ có tính phổ thông, phổ biến với tất cả mọi người xung quanh. Sau đó, họ sẽ tự cho mình cái quyền được đánh giá, phán xét, chỉ trỏ về hành động của người khác một cách dĩ nhiên.

– Những người mang trong mình những tư tưởng định kiến thường chỉ sống trong vốn kinh nghiệm và nhận thức hạn hẹp của chính bản thân mình. Họ chỉ nhìn một khía cạnh của sự vật nhưng lại nghĩ rằng bản thân mình đã nhìn thấu tất cả toàn bộ bản chất của nó.

– Khi đánh giá không đúng, từ đó sẽ dẫn đến những hành xử hoặc quyết định sai lầm, gây nên những tổn hại đến lợi ích vật chất cũng như tinh thần của người khác, của chính mình và cũng có thể của tất cả mọi người xung quanh.

– Người bị hiểu nhầm nặng nề thì bị ức chế tâm lý và dần thui chột tài năng…

– Đối với người đánh giá sai về người khác cũng không thể nào giao tiếp tốt với những người khác được nữa, từ đó các mối quan hệ xã hội sẽ dần có nguy cơ bị rạn nứt hoặc đổ vỡ không thể cứu vãn.

  1. Những giải pháp:

– Cần biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.

– Tôn trọng sự khác biệt.

– Mở mang nhận thức, sự hiểu biết.

Kết bài: người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

– Định kiến để lại những hậu quả nghiêm trọng, là vòng kim cô làm hại mình, hại người. Chỉ khi nào định kiến, thành kiến được gỡ bỏ, khi đó con người mới được sống một cuộc sống thực sự.

Tham khảo 1. người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

Trong thế giới đa dạng và phức tạp của chúng ta, định kiến và thành kiến vẫn là những ẩn số nguy hiểm, đang tạo ra những sóng gió trong xã hội và gây ra những hậu quả không lường trước được. Thậm chí, chúng đã và đang cản trở sự phát triển và tiến bộ của con người cũng như xã hội. Nhìn vào hiện thực, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng những định kiến và thành kiến không chỉ là vấn đề của một nhóm hay một cá nhân, mà là một thách thức đối với toàn bộ xã hội, đòi hỏi sự thay đổi và nhận thức sâu rộng từ mọi người.

Định kiến và thành kiến không chỉ là những quan điểm cá nhân, mà còn là những rào cản cứng nhắc, không linh hoạt, ngăn chặn sự thấu hiểu và tương tác tích cực giữa các cá nhân và các nhóm trong xã hội. Định kiến có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như giới tính, chủng tộc, địa vị kinh tế xã hội, hoặc thậm chí là nền văn hóa và truyền thống. Chúng có thể thể hiện qua việc phân biệt đối xử, kỳ thị, hoặc thậm chí là bạo lực và xung đột.

Nguyên nhân của các định kiến và thành kiến có thể xuất phát từ sự thiếu thông tin và hiểu biết đúng đắn, từ việc lạm dụng quyền lực, hay đơn giản chỉ là do sự mê muội và sợ hãi trước sự khác biệt. Quan niệm không chính xác, thông tin sai lệch từ các phương tiện truyền thông, hay thậm chí là từ những truyền thống cổ hủ có thể góp phần làm phát sinh và duy trì các định kiến trong xã hội.

Định kiến gây ra sự phân biệt đối xử, gây ra sự gắn kết kém và xung đột trong xã hội. Nó cũng làm suy yếu sự đoàn kết và tương tác tích cực giữa các tầng lớp xã hội và các nhóm dân tộc. Hậu quả tệ hại nhất của các định kiến là sự mất mát của con người, khi họ bị cô lập, bị tách biệt khỏi xã hội vì những lý do không công bằng và không chính đáng.

Để vượt qua các định kiến và thành kiến, chúng ta cần một cách tiếp cận toàn diện. Đầu tiên, giáo dục và tăng cường nhận thức thông qua các chương trình giáo dục và thông tin công cộng là cần thiết. Thứ hai, cần tạo ra môi trường giao tiếp và tương tác tích cực, nơi mọi người có thể chia sẻ và thấu hiểu nhau hơn. Cuối cùng, cần thúc đẩy sự tôn trọng và sự đa dạng, khuyến khích sự chia sẻ và hợp tác trong xã hội.

Trong cuộc sống, định kiến và thành kiến là một thách thức lớn đối với sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Chỉ khi chúng ta đặt lòng nhân ái và sự hiểu biết lên hàng đầu, chỉ khi chúng ta dám đối diện với những định kiến của chính mình và dám thay đổi, chúng ta mới có thể vượt qua được những rào cản này và xây dựng một xã hội công bằng và hòa bình. Điều này không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là nhiệm vụ của toàn bộ xã hội.

người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

Tham khảo 2. người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp phải những định kiến và thành kiến – những quan điểm cố định và hẹp hòi về một người, một nhóm, hoặc một tình huống. Những định kiến này có thể hình thành từ nền văn hóa, giáo dục, truyền thông, hoặc trải nghiệm cá nhân, và chúng có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn trong xã hội. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về những định kiến và thành kiến trong xã hội ngày nay, cũng như tầm ảnh hưởng của chúng và những cách tiếp cận để vượt qua chúng.

Thứ nhất, định kiến và thành kiến có thể tạo ra sự chia rẽ và phân biệt đối xử trong xã hội. Khi chúng ta áp đặt những quan điểm cố định lên người khác mà không chấp nhận sự đa dạng và sự khác biệt, chúng ta dễ dàng rơi vào thái độ phân biệt đối xử và kỳ thị. Điều này không chỉ gây ra tổn thương cho những người bị phân biệt đối xử mà còn tạo ra sự phân chia và xung đột trong xã hội.

Thứ hai, định kiến và thành kiến có thể ngăn chặn sự tiến bộ và phát triển cá nhân. Khi chúng ta bị giới hạn bởi những quan điểm hẹp hòi, chúng ta không thể mở rộng tầm nhìn và khám phá tiềm năng của bản thân. Việc này có thể làm mất đi cơ hội phát triển cá nhân và tạo ra sự tiêu cực trong cuộc sống.

Thứ ba, định kiến và thành kiến có thể gây ra sự tổn thương và khổ đau cho những người bị ảnh hưởng. Người bị kỳ thị, phân biệt đối xử, hoặc bị cô lập do định kiến có thể trải qua những đau khổ tinh thần và cảm xúc tiêu cực. Hậu quả này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý cá nhân mà còn có thể lan rộng ra cả xã hội.

Để vượt qua định kiến và thành kiến, chúng ta cần phải xây dựng một môi trường xã hội thân thiện và đa dạng, nơi mọi người được đánh giá dựa trên phẩm chất và khả năng cá nhân, không phụ thuộc vào nhóm dân tộc, giới tính, hoặc địa vị xã hội. Chúng ta cũng cần phải tăng cường giáo dục và tạo ra những cơ hội để mọi người có thể hiểu và tôn trọng nhau, và đánh giá mọi người dựa trên sự khác biệt tích cực mà họ mang lại.

Trong tổng thể, việc vượt qua định kiến và thành kiến là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự cống hiến từ cả cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, chỉ khi chúng ta có thể vượt qua những quan điểm cố định và hẹp hòi này, chúng ta mới có thể xây dựng một xã hội công bằng, hòa bình và phát triển bền vững. người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng ; đọc hiểu người đàn bà tóc trắng nguyễn quang thiều

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

 

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *