Đề: một bữa no ; đọc hiểu một bữa no ; đọc hiểu một bữa no bà lão ấy hờ con suốt một đêm ; đọc hiểu truyện một bữa no
Phần I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm) một bữa no ; đọc hiểu một bữa no ; đọc hiểu một bữa no bà lão ấy hờ con suốt một đêm ; đọc hiểu truyện một bữa no
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
MỘT BỮA NO
NAM CAO
Bà lão ấy hờ con suốt một đêm. Bao giờ cũng vậy cứ hết đường đất làm ăn là bà lại hờ con. Làm như chính tự con bà nên bây giờ bà phải đói. Mà cũng đúng như thế thật. Chồng bà chết từ khi nó mới lọt lòng ra. Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi nó từ tấm tấm, tí tí giở đi. Cũng mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ. Thế mà chưa cho mẹ nhờ được một li, nó đã lăn cổ ra nó chết. Công bà thành công toi. Con vợ nó không phải giống người. Nó có biết thương mẹ già đâu! Chồng chết vừa mới xong tang, nó đã vội vàng đi lấy chồng ngay, nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà. Thành thử bà đã già ngót bảy mươi, lại còn phải làm còm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Hết xương, hết thịt vì con, vì cháu, mà nào được trông mong gì?
Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào hết sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà đã bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ.
Tuy vậy mà bà vẫn phải ăn. Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao? Thức ăn không bao giờ tự nhiên chạy vào mồm. Có làm thì mới có. Nhưng bây giờ yếu đuối rồi, bà không còn kham được những việc nặng nề, cũng không còn chịu đựng được nắng sương. Bà phải kiếm việc nhà, việc ở trong nhà. Ở làng này, chỉ có việc bế em, như một con bé mười một, mười hai tuổi. Mới đầu còn có nhiều người muốn thuê. Ai cũng nghĩ rằng: những bà già tính cẩn thận và chẳng bao nhiêu, bữa lưng bữa vực thế nào cũng đủ no; mà đã không no các cụ cũng chỉ lặng im, không ấm ức như những đồ trẻ nhãi, hơi một tí cũng đem chuyện nhà chủ đi kể với đủ mọi người hàng xóm…Nhưng thuê bà được ít lâu, tự nhiên người ta chán. Người ta nhận ra rằng: thuê một đứa trẻ con lại có phần thích hơn. Trẻ con cạo trọc đầu. Những lúc tức lên, có muốn cốc nó dăm ba cái thì cứ cốc. Chẳng ai kêu: ác! Nhưng bà lão đầu đã bạc. Người ta tức bà đến gần sặc tiết ra đằng mũi cũng không thể giúi đầu bà xuống mà cốc. Cũng không thể chửi. Mắng một câu, đã đủ mang tiếng là con người tệ. Mà bà thì lẩm cẩm, chậm chạp, lì rì. Bà rờ như thể xẩm rờ. Tay bà, đưa bát cơm lên miệng cũng run run. Cơm vương vãi. Tương mắm rớt ra mâm, rớt xuống yếm bà, rớt cả vào đầu tóc, mặt mũi, quần áo đứa bé nằm ở lòng bà. Rồi hơi trái gió, trở trời, bà lại đau mình. Suốt đêm bà thở dài với rên rẩm kêu trời. Có khi bà lại khóc lóc, hờ con. Nghe rợn cả người. Như vậy thì chịu làm sao được? Ấy thế là người ta lại phải tìm cớ tống bà đi. Bà lại phải gạ gẫm ở cho nhà khác… Không đầy một năm trời bà thay đổi đến năm, sáu chủ. Mỗi lần đổi chủ là một lần hạ giá. Thoạt tiên cơm nuôi tháng một đồng. Rồi cơm nuôi tháng năm hào. Rồi cơm nuôi, một năm bốn đồng. Rồi hai đồng. Rồi chẳng có đồng nào. Đến nước ấy mà cũng chẳng ma nào chịu được. Một hôm, người chủ cuối cùng sai bà xách hai cái lọ đi kín nước. Bà bào: bà chỉ có thể mang một lọ. Y đã lấy sự ấy làm khó chịu, nhưng cố nhịn. Nhưng một lọ cũng không xong. Bà xách một lọ nước đầy, ở dưới cầu ao bước lên bờ, chẳng biết bẩy rẩy thế nào mà ngã khuỵu xuống, vỡ tan cái lọ và què một bên tay. Nghe tiếng bà kêu, chủ nhà phải chạy ra đỡ bà về. Không ai có thừa cơm nuôi báo cô bà. Y bèn đãi bà năm hào cho bà về hưu trí. Từ ngày ấy đến nay tính ra đã hơn ba tháng rồi.
*
Hơn ba tháng, bà lão chỉ ăn toàn bánh đúc. Mới đầu, còn đuợc ngày ba tấm. Sau cùng thì một tấm cũng không có nữa. Tiền hết cả. Mỗi sáng, bà ra chợ xin người này một miếng, người kia một miếng. Ai lấy đâu mà ngày nào cũng cho như vậy? Lòng thương cũng có hạn. Mấy hôm nay bà nhịn đói. Bởi thế bà lại đem con ra hờ. Bà hờ thê thảm lắm. Bà hờ suốt đêm. Bà khóc đến gần mòn hết ra thành nước mắt. Đến gần sáng, bà không còn sức mà khóc nữa. Bà nằm ẹp bụng xuống chiếu, nghĩ ngợi. Có người nói: những lúc đói, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thế thật. Bởi vì bà lão bỗng tìm ra một kế. Bà ra đi.{…}
(Trích “Một bữa no” của Nam Cao)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên? (0.5 đ)
Câu 2: Người kể chuyện trong “Một bữa no” là ai? ở ngôi kể thứ mấy? (0,5 đ)
Câu 3: Theo anh/chị, nhân vật bà lão trong đoạn trên có cuộc đời, số phận như thế nào? Tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó? (1,0 đ)
Câu 4: Nhà văn thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào với nhân vật bà lão? (1,0 đ)
Câu 5: Theo anh/chị, đoạn truyện mang những giá trị nào về mặt nội dung? Biểu hiện của những giá trị đó? (1,0 đ)
PHẦN II. VIẾT (6,0 điểm) một bữa no ; đọc hiểu một bữa no ; đọc hiểu một bữa no bà lão ấy hờ con suốt một đêm ; đọc hiểu truyện một bữa no
Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ bàn về vai trò của lòng tự trọng.
Câu 2 (4,0 điểm). Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 500 chữ) phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích trên.
Gợi ý trả lời một bữa no ; đọc hiểu một bữa no ; đọc hiểu một bữa no bà lão ấy hờ con suốt một đêm ; đọc hiểu truyện một bữa no
- ĐỌC – HIỂU một bữa no ; đọc hiểu một bữa no ; đọc hiểu một bữa no bà lão ấy hờ con suốt một đêm ; đọc hiểu truyện một bữa no
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2: Người kể chuyện trong “Một bữa no” là tác giả Nam Cao, ở ngôi kể thứ ba
Câu 3:
– Cuộc đời, số phận của nhân vật bà lão: Nghèo đói, túng quẫn, khổ đau, bất hạnh.
– Chi tiết chứng tỏ điều đó
+ Chồng bà chết từ khi con trai bà mới lọt lòng.
+ Bà thắt lưng buộc bụng, nuôi con từ tấm bé mong để khi mình già, tuổi yếu mà nhờ nhưng con trai bà chưa cho mẹ nhờ được một li, nó đã lăn cổ ra nó chết.
+ Con dâu bà khi chồng chết vừa mới xong tang, nó đã vội vàng đi lấy chồng ngay, nó đem đứa con gái lên năm giả lại bà.
+ Ngót bảy mươi, lại còn phải làm còm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó.
+ Không nuôi nổi cháu thì cho cháu đi làm con nuôi người ta lấy 10 đồng.
+ Cải mả cho con trai đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân.
+ Bị trận ốm thập tử nhất sinh, không còn sức lực, đi làm thuê làm mướn dần già người ta cũng tìm cách đuổi đi.
+ Hết tiền, bà phải ra chợ xin ăn, khi người ta không cho nữa thì bà phải nhịn đói.
Câu 4:
Tình cảm, thái độ của nhà văn Nam Cao với nhân vật bà lão:
+ Đồng cảm, xót thương trước cuộc đời khổ đau, bất hạnh bị cái đói dồn đuổi đến bước đường cùng của nhân vật bà lão.
+ Ca ngợi bà lão – một người nông dân nghèo nhưng đã hết lòng vì con, vì cháu.
Câu 5:
– Đoạn truyện mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
– Biểu hiện của những giá trị đó :
+ Gía trị hiện thực: Truyện phản ánh hiện thực về nỗi thống khổ của người lao động nghèo trong nạn đói 1945.
+ Giá trị nhân đạo: Đồng cảm, xót thương trước tình cảnh thê thảm và nỗi thống khổ, bất hạnh của người lao động nghèo trong nạn đói; Lên án, tố cáo thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gián tiếp gây ra nạn đói, đấy người dân vô tội vào bước đường cùng không lối thoát.
PHẦN II. VIẾT một bữa no ; đọc hiểu một bữa no ; đọc hiểu một bữa no bà lão ấy hờ con suốt một đêm ; đọc hiểu truyện một bữa no
Câu 1. Vai trò của lòng tự trọng
– Giải thích: Lòng tự trọng là một đức tính của con người. Người có lòng tự trọng biết nhìn nhận và đánh giá sự vật, hiện tượng. Từ đó giúp xử lý giữ gìn nhân phẩm, danh dự cho bản thân mình. Ở mỗi chúng ta, lòng tự trọng đều đã tồn tại sẵn.
– Vai trò và ý nghĩa của lòng tự trọng đối với cuộc sống con người:
+ Giúp chúng ta biết cách tôn trọng bản thân cũng như tôn trọng người khác. Nhìn nhận các quyền lợi, tiếp cận hiệu quả trong nhu cầu và giới hạn của quyền lợi đó.
+ Tạo động lực để chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống. Mang đến nhìn nhận tích cực, để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong mục tiêu và động thái sẵn sàng. Tự trọng là động lực để chúng ta mạnh mẽ bước tiến và gặt hái nhiều thành công. Qua đó, con người tìm kiếm được các lý tưởng và có thái độ sống tích cực hơn.
+ Nâng cao phẩm giá và sự uy tín cho bản thân mỗi con người. Từ đó cũng đánh giá và nhìn nhận trực quan hơn về con người trong xã hội.
+ Được nhiều người yêu quý, nể phục và tôn trọng. Có được tiếng nói, giá trị cống hiến cũng như bài học cho người khác. Trở thành các tấm gương về nhận thức và thái độ sống tích cực đối với cộng đồng.
+ Sự tự trọng giúp họ xác định được giới hạn của công việc, của mối quan hệ. Cũng như không cho phép các khó khăn, trở ngại tác động đến sự cố gắng, sáng tạo của họ. Tạo động lực và tự tin vững bước trên con đường của chính mình. Sẵn sàng thích ứng và thay đổi trong hoạt động cuộc sống.
+ Lòng tự trọng còn giúp ta sống đúng lương tâm, trách nhiệm, đúng chuẩn mực. Không làm những việc sai trái, vi phạm đạo đức, pháp luật,… Chính sự tự trọng mang đến thước đo trong giới hạn bản thân con người. Họ đặt mình trong vị thế của người khác để điều hòa các mối quan hệ xung quanh.
+ Lòng tự trọng giúp ta nhận ra phần hạn chế của chính mình. Nhìn nhận, thay đổi là tất yếu để con người được hoàn thiện, được tốt hơn. Để từ đó không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên, giúp bản thân hoàn thiện hơn.
+ Trong gia đình, nếu thiếu lòng tự trọng, các thành viên sẽ không biết tôn trọng lẫn nhau. Nhờ có tự trọng mà vai vế được xác định. Có sự tôn trọng, kính trên nhường dưới, lắng nghe và chia sẻ với nhau. Đặc biệt khi gia đình là nơi để về, gia đình sẽ che chở cho con người.
+ Trong xã hội, nếu có quá nhiều người thiếu lòng tự trọng thì không sớm thì muộn cũng đầy những kẻ dối trá, sẵn sàng chà đạp lên những nguyên tắc tốt đẹp giữa người với người. Thông qua pháp luật và các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức mà lòng tự trọng được nâng lên.
– Chứng minh: Lấy 3 -4 tấm gương về lòng tự trọng: Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu…
– Phản đề:
+ Người thiếu lòng tự trọng thường hành vi giả dối, lừa gặt sẽ được ngăn chặn và biến mất dần trong xã hội. Họ sẽ chịu những hậu quả gì?
– Liên hệ:
+ Một học sinh biết tự trọng sẽ không gian dối trong học tập thi cử. Sẽ nghiêm túc thực hiện công việc học tập, rèn luyện.
Câu 2. một bữa no ; đọc hiểu một bữa no ; đọc hiểu một bữa no bà lão ấy hờ con suốt một đêm ; đọc hiểu truyện một bữa no
- Mở bài: một bữa no ; đọc hiểu một bữa no ; đọc hiểu một bữa no bà lão ấy hờ con suốt một đêm ; đọc hiểu truyện một bữa no
Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm và phương diện nghệ thuật của tác phẩm mà bài viết sẽ tập trung làm rõ hoặc dẫn dắt từ vấn đề lí luận
– Giới thiệu về tác giả Nam Cao và truyện ngắn “ Một bữa no”: Nam Cao là nhà văn hiện thực, nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sự nghiệp sáng tác chia làm 2 giai đoạn trước và sau Cách mạng. Trước cách mạng ông đặc biệt thành công ở hai mảng đề tài lớn là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. “Một bữa no” là truyện ngắn tiêu biểu thuộc đề tài người nông dân nghèo
– Giới thiệu vấn đề mà đề bài yêu cầu: Truyện để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi người đọc bởi giá trị nhân văn sâu sắc và tài năng sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.
- Thân bài: một bữa no ; đọc hiểu một bữa no ; đọc hiểu một bữa no bà lão ấy hờ con suốt một đêm ; đọc hiểu truyện một bữa no
* Mô tả và đánh giá cách nhà văn kiến tạo truyện (câu chuyện, cách tổ chức mạch truyện)
– Truyện thuộc mảng đề tài người nông dân nghèo trước Cách mạng.
– Câu chuyện kể về cuộc đời, số phận của nhân vật “bà lão” – một người nông dân nghèo khổ, bất hạnh: chồng mất sớm khi con trai vừa mới lọt lòng. Bà chắt chiu, dành dụm nuôi con khôn lớn với hy vọng sau này về già có chỗ tựa nương. Nhưng trớ trêu là anh con trai bà chưa trả nghĩa được gì cho mẹ đã “lăn cổ ra nó chết”. Con trai chết vừa mới hết tang thì con dâu bỏ đi lấy chồng và đem trả lại bà đứa cháu nhỏ lên năm. Thế là, dẫu đã gót bảy mươi tuổi bà còn phải làm còm cọm, làm mà nuôi đứa con gái ấy cho chúng nó. Không nuôi nổi cháu thì cho cháu đi làm con nuôi người ta được mười đồng lo cải mả cho con trai hết 8 còn vài đồng dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Bà bị cái đói dồn đuổi đến tận chân tường khi bị trận ốm thập tử nhất sinh, không còn sức lực, đi làm thuê làm mướn dần già người ta cũng tìm cách đuổi đi khiến bà càng túng quẫn phải xin ăn, người ta không cho nữa thì phải nhịn đói.
* Chỉ ra đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn (ngôi kể, điểm nhìn)
– Truyện được kể ở ngôi thứ ba, cuộc đời của nhân vật “bà lão” được kể lại bằng lời văn của tác giả Nam Cao
– Điểm nhìn trần thuật là điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ 3 (điểm nhìn toàn tri) và có sự dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngoài đến điểm nhìn bên trong.
* Phân tích vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc họa nhân vật
– Vừa nắm được các sự kiện khách quan, thấu hiểu bí mật thầm kín của nhân vật.
– Nắm bắt toàn bộ câu chuyện từ diễn biến sự kiện đến nội tâm nhân vật.
– Người kể chuyện có thể bình luận hay nêu suy nghĩ về những sự việc đó.
* Đánh giá hiệu quả của nó (Chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong tác phẩm và nhà văn)
– Nhà văn đã sử dụng hết quyền năng toàn tri (biết hết mọi chuyện) của mình từ đó có thể thấu hiểu thế giới nội tâm của nhân vật, nách sâu vào từng góc khuất trong thế giới nội tâm của nhân vật.
- Kết bài: một bữa no ; đọc hiểu một bữa no ; đọc hiểu một bữa no bà lão ấy hờ con suốt một đêm ; đọc hiểu truyện một bữa no
Khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm truyện và rút ra thông điệp/ lời khuyên cuộc sống.