Đề: sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
SÔNG BẠCH ĐẰNG LỊCH SỬ
Sông Bạch Đằng là con sông nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Sông có “tên hiệu” là sông Vân Cừ và tên “dân dã” là sông Rừng. Người Quảng Yên trước đây từng lưu truyền câu “Con ơi, nhớ lấy lời cha / Gió nồm, nước rặc chớ qua sông Rừng” để nói lên sự hiểm yếu của con sông này.
Cha ông ta xưa kia hiểu rất rõ “thủy chế” của sông Bạch Đằng dưới tác động của thủy triều, nên đã vận dụng vào những trận chiến bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi kẻ thù ở nơi cửa ngõ này. Sông đã ba lần lập chiến công, là mồ chôn quân giặc từ phương Bắc tới.
- Trận Bạch Đằng năm 938
Năm 938, vua Nam Hán là Lưu Nghiễm phong cho con là Lưu Hoằng Tháo thống lĩnh hai vạn quân, tiến vào cửa sông Bạch Đằng, đánh chiếm nước ta. Ngô Quyền cho quân sĩ đóng cọc bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thủy triều lên, bãi cọc không bị lộ.
Quân Nam Hán tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân rút lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, quân ta đổ ra đánh. Nhiều thuyền chiến lớn của quân Nam Hán bị mắc cạn và bị cọc đâm thủng. Lúc ấy Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ.
- Trận Bạch Đằng năm 981
Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị ám hại. Nhân khi Đại Cồ Việt có nội loạn, mùa thu năm 980, nhà Tống đem quân chia làm hai đạo tiến vào theo đường bộ và đường thủy. Cánh quân thủy do Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến vào cửa sông Bạch Đằng.
Ngày 28-4-981, trận quyết chiến diễn ra trên sông. Lê Hoàn cho một cánh quân ra khiêu chiến với Hầu Nhân Bảo, giả thua nhử quân địch đuổi theo. Khi đoàn chiến thuyền của Hầu Nhân Bảo lọt vào trận địa mai phục, Lê Hoàn tung quân từ khắp các ngả tấn công quân Tống. Hầu Nhân Bảo bị giết chết trong cuộc hỗn chiến. Đám tàn quân hoảng sợ vội tháo lui ra biển. Nghe tin thất trận, các đạo quân Tống hoảng sợ rút lui, bị quân Đại Cồ Việt truy kích tiêu diệt quá nửa.
- Trận Bạch Đằng năm 1288
Năm 1287, nhà Nguyên mở cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người. Đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ bị thủy quân Trần do Trần Khánh Dư chỉ huy đánh tan trong trận Vân Đồn. Trước tình thế bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo các hướng khác nhau.
Trần Hưng Đạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng. Các cây gỗ lim, gỗ táu đốn từ trên rừng được kéo về bến sông, tại đây cây được đẽo nhọn và cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển, chỉ để trống sông Đá Bạc cho quân Nguyên kéo vào.
Nhân lúc nước lớn, Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng. Thủy quân Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế thúc quân đuổi theo, tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc. Quân Trần đợi cho thủy triều xuống, nhất loạt quay thuyền lại đánh thẳng vào đội hình địch. Quân Nguyên hoảng loạn, bỏ thuyền lên bờ tìm đường chạy trốn, nhưng lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần.
Hơn 4 vạn quân Nguyên bị loại khỏi vòng chiến, nhiều tướng Nguyên trong đó có Ô Mã Nhi bị bắt sống. Trận đại thắng trên sông Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.
Gắn liền với những chiến thắng oanh liệt của dân tộc, sông Bạch Đằng xứng đáng được vinh danh trong bảng vàng lịch sử. Năm 1835, vua Minh Mạng cho đúc Cửu đỉnh đặt ở Thái Miếu trong kinh thành Huế. Nhà vua đã – cho chạm chín dòng sông tiêu biểu của Việt Nam lên Cửu đỉnh, gồm các sông Bến Nghé, sông Hương, sông Gianh, sông Mã, sông Lô, Bạch Đằng, Thạch Hãn, sông Lam, sông Hồng. Trong đó sông Bạch Đằng được khắc lên Nghị đỉnh.
(Nguyễn Như Mai, Nguyễn Huy Thắng, Nguyễn Quốc Tín, Dạt dào sông nước, NXB Kim Đồng, 2015)
Câu 1. Văn bản trên có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Văn bản viết về đề tài gì?
Câu 3. Theo em, tác giả chủ yếu vận dụng kiến thức thuộc lĩnh vực nào để viết về con sông Bạch Đằng? Em hãy chỉ ra sự phù hợp giữa đề tài của văn bản và sự vận dụng kiến thức của lĩnh vực đó.
Câu 4. Việc vua Minh Mạng của nhà Nguyễn cho khắc tên chín dòng sông lên cửu đỉnh, trong đó sông Bạch Đẳng được khắc lên Nghị đỉnh, theo em có ý nghĩa gì?
Câu 5. Nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Việt Bắc” có viết:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng
Em hãy chỉ ra mối liên hệ giữa văn bản đọc hiểu và đoạn thơ trên, từ đó hãy rút ra cho mình một bài học lịch sử từ các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
II. PHẦN VIẾT sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
Câu 1. Từ văn bản đọc hiểu có thể thấy thấy tác giả không chỉ am hiểu lịch sử mà còn rất yêu quê hương đất nước. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về giá trị của tình yêu quê hương.
Câu 2. Cho đoạn trích sau
[…]Mùa xuân có thể định nghĩa là mùa mà toàn bộ cây nở thành hoa. Những ngọn đồi phía tây nam Huế bừng lên trong hương hoa cỏ, khiến người ta không thể ngồi yên cúi mặt lên trang sách. Hương cỏ tràn vào thành phố, như gần như xa, khiến tôi nghĩ rằng ở đâu đấy trên những sườn đồi, cánh cửa của vườn Địa Đàng đang mở ra, hoặc những nàng tiên đang múa hát dưới những gốc đào nở hoa, với mùi hương bát ngát như thể mùi tóc bay trong những chiều gió. Cỏ mọc ven những con đường trong thành phố, trên đó lưa thưa những chòm cây dại, như cây hoa ngũ sắc cười sặc sỡ dọc đường thơ ấu của tôi. Bay theo những bước chân lang thang của tôi là những con bướm, những cánh chuồn nghe ngày nắng lên tung tăng trong không gian, ghé cây này, vờn cây kia, trong một thành phố lúc nào cũng cổ xưa, văng vẳng điệu nhã nhạc của cung đình đã hoang phế. Đã nhiều năm, tôi chợt nhận ra rằng lũ chuồn chuồn, bươm bướm của tôi đã rời thành phố này mà đi đâu biệt tăm, chắc là chúng đã tìm đến một không gian khác yên tĩnh hơn, ít bị tiếng động làm choáng đầu hơn. Một hôm nhân có việc đi ra ngoại ô vào ban đêm, tôi gặp những đàn đom đóm mịt mù như một đám bụi sao bay trôi qua những khu vườn tối thẳm. Tôi lại nhớ ra rằng đã từ lâu, ở Huế người ta không còn thấy bóng con đom đóm, không còn thấy bóng những bầy trẻ con đang đuổi theo vầng bụi lửa đom đóm để cố bắt lấy “hạt ngọc nhà trời”. Và chính ra những cánh bướm, cánh chuồn chuồn thân mến của tôi đã rời bỏ những bụi cây hoang dại ven đường mà đi về nơi khu vườn địa đàng của chúng, trên những đồi cỏ kia, để lại tôi đứng một mình làm thằng bé lang thang cơ nhỡ thế này. Ôi! tôi muốn làm Liệt Tử cưỡi gió mà đi khắp nơi trên thành phố kinh xưa của tôi, thành phố nằm phơi mình giữa non xanh nước biếc, tỏa rộng linh hồn vô ưu thênh thênh trong hương cỏ.
Mùa xuân về, mặt đất công viên sáng bừng lên bởi ngàn vạn bông cỏ tím, mỗi bông cỏ lại ngậm trong lòng một hạt sương mai khiến vào buổi sáng sớm, cỏ ở ven sông Hương lấp lánh như những hạt ngọc. Những cô sinh nữ từng rủ nhau ra đấy ngồi chơi trên vạt cỏ; lâu ngày tâm hồn họ nhiễm phải căn bệnh trầm uất, sinh ra bởi những bụi phấn tím của bông cỏ mùa xuân. Một chút u hoài đã kết tinh trong đôi mắt khiến từ đó họ trở nên dè chừng với những cuộc vui trong đời, và dưới mắt họ, những trò quyến rũ đối với thế nhân tự nhiên nhuốm chút màu ảm đạm của cái mà bà Huyện Thanh Quan(1) khi xưa gọi là “hý trường”(2).
Mùa xuân, tự nhiên tôi muốn gác hết mọi việc bận rộn để lên rong chơi trên những đồi cỏ gần vùng mộ Vua. Ở đó tôi có thể nằm ngửa mặt trên cỏ, ngước mắt nhìn chùm hoa lê nở trắng muốt trên cao. Tôi đã tìm đến định sống ở nhiều đô thị bắc nam; ở đó tôi có thể tìm thấy mọi cái cần cho cuộc sống của tôi, chỉ thiếu một cái mà tôi không chịu nổi, là thiên nhiên.
Mùa hạ, trong những khu vườn Huế, khí đất xông lên hùng mạnh, cỏ mọc xanh lạ thường. Trái cây sắp chín nằm chờ trên cành, và khắp đây đó trong vùng Kim Long, khói đốt cỏ tỏa ra mịt mùng xanh mờ một vùng ven sông. Trên một chiếc bình phong cổ khuất trong cây lá của một khu sân vắng vẻ còn dấu chạm lỗ chỗ của một câu đối nói đến những bầy chim nhạn thường về đậu kêu om sòm trên bãi sông Hương trước mặt nhà. Tôi lớn lên không hề thấy bóng chim nhạn ven sông này. Chắc cũng giống như lũ côn trùng kia, chúng đã di trú về một vùng đất nào yên tĩnh hơn. Nhưng liệu có nơi nào gọi là “yên tĩnh hơn” trên hành tinh này. Hình như càng ngày nó càng trở nên ồn ào hơn xưa; và đó cũng là lỗi của chúng ta đã tước đoạt “quyền yên tĩnh” của thế hệ trẻ ngày mai. Mùa thu trời trở gió heo may lành lạnh làm người ta tự nhiên thấy nhớ nhung một quê hương nào không biết. Vào mùa này, các văn nhân thường mở hội leo núi, mang theo túi thơ bầu rượu lên các đỉnh núi cao mừng tiết “Trùng Cửu”(3). Núi đó có thể là núi Ngự Bình, núi Kim Phụng hoặc những rừng thông vùng đồi Thiên An(4), và văn nhân có thể là Bà Huyện Thanh Quan, Tuy Lý Vương(5), Hàn Mặc Tử(6). Những văn nhân ngồi uống rượu trên đầu núi, nghe tiếng chuông chùa thánh thót trên thành phố dầm mình trong sương khói; đi thăm núi trở về, băng qua sườn đồi, vó ngựa còn thơm nồng hương cỏ, gọi lũ bướm bay theo…
(Trích Miền cỏ thơm – Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Chú thích: sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
(1)bà Huyện Thanh Quan: tên thật là Nguyễn Thị Hinh (1805 – 1845) là một nữ thi sĩ nổi tiếng sống ở thời nhà Nguyễn, người đất Thăng Long, có nhiều năm sống ở Kinh thành Huế.
(2)hý trường: trong bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” của bà Huyện Thanh Quan có câu “Tạo hóa gây chi cuộc hý trường”. Hý trường là nơi biểu diễn các loại hình sân khấu. Câu thơ ý muốn nói đến những buồn vui lẫn lộn từ những thay đổi của hóa công.
(3)Trùng cửu: ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch.
(4)núi Ngự Bình, núi Kim Phụng, đồi Thiên An: những địa danh ở Huế.
(5)Tuy Lý Vương(1820 – 1897): hoàng tử nhà Nguyễn, một nhà thơ trung đại.
(6)Hàn Mạc Tử: tên thật là Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940), một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới, người Bình Định, quê gốc Quảng Bình, từng có vài năm gắn bó với mảnh đất cố đô.
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của cỏ trên mảnh đất cố đô qua cảm quan của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Qua đoạn trích, hãy nhận xét về cái tôi tài hoa của tác giả.
Gợi ý làm bài sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU sôn g bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
Câu 1: Văn bản trên có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt: Thuyết minh, tự sự.
– Thuyết minh: cung cấp những tri thức khách quan về con sông Bạch Đằng, như tên gọi khác, đặc điểm của con sông
– Tự sự: Kể lại quá trình xâm lược của các triều đại phương Bắc và diễn biến của những trận chiến trên sông Bạch Đằng
Câu 2: sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
Văn bản viết về đề tài sông Bạch Đằng, một dòng sông mang tính lịch sử.
Câu 3: sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
– Tác giả chủ yếu vận dụng những hiểu biết trên lĩnh vực lịch sử để giới thiệu về dòng sông
– Sự phù hợp giữa đề tài và sự vận dụng kiến thức: đề tài là viết về dòng sông lịch sử, vì vậy tác giả đã huy động những kiến thức lịch sử là chính.
Câu 4: sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
– Khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất nước dựa vào những con sông
– Việc sông Bạch Đằng được khắc trên một trong 9 đỉnh (Nghị Đỉnh) cho thấy tầm quan trọng của dòng sông này trong lịch sử và địa lí đất nước.
Câu 5:
– Mối liên hệ giữa văn bản đọc hiểu và đoạn thơ: cả 2 đều đề cập đến yếu tố địa lợi trong chiến tranh.
– Bài học lịch sử từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm: Biết lượi dụng địa hình, địa vật, biến địa hình địa vật trở thành một vũ khí lợi hại chống lại kẻ thù.
II. PHẦN VIẾT sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
Câu 1:
– Giải thích vấn đề: sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
Tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng cao quý được biểu hiện ở sự nặng lòng thương nhớ, gắn bó với nơi mình sinh ra và lớn lên
– Bàn luận về ý nghĩa, giá trị của tình yêu quê hương:
+ Tình yêu quê hương là cơ sở của lòng yêu nước
+ Tình yêu quê hương giúp cho con người luôn hướng về nguồn cội, tổ tiên vì thế nó có ý nghĩa tình thần to lớn khi giúp con người biết hiếu thảo, thành kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
+ Con người có tình yêu quê hương sẽ biết sống trách nhiệm hơn với cộng đồng, được mọi người tôn trọng và yêu quý.
+ Thiếu đi tình yêu quê hương con người sẽ trở thành kẻ mất gốc.
– Mở rộng vấn đề: sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
+ Phê phán những kẻ thờ ơ, vô cảm thiếu trách nhiệm với quê hương
– Bài học: thấy được vai trò của quê hương đối với mỗi con người; vun đắp cho mình tình yêu quê hương; góp công xây dựng quê hương giàu đẹp.
Câu 2: sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
1. Mở bài: sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
– Nêu vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của cỏ qua cảm nhận của tác giả và đánh giá về cái tôi tài hoa của tác giả
– Trích dẫn đoạn trích
2. Thân bài: sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
* Vẻ đẹp của cỏ qua cảm nhận của tác giả:
– Mùa xuân: sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
+ Hương hoa cỏ ngập tràn thành phố, khiến tác giả liên tưởng tới hương thơm của vườn địa đàng lúc mở cửa, hay hương thơm tỏa ra từ những nàng tiên kiều diễm.
+ Những bãi cỏ xanh bạt ngàn như tôn thêm vẻ đẹp của thành phố Huế, mang đến cho thành phố một nét vô tư, hồn nhiên: thành phố nằm phơi mình giữa non xanh nước biếc, tỏa rộng linh hồn vô ưu thênh thênh trong hương cỏ.
+ Cỏ làm bừng sáng cảnh vật, len lỏi vào tâm hồn những cô gái Huế mà để lại trong lòng họ những nhớ thương, xao xuyến: lâu ngày tâm hồn họ nhiễm phải căn bệnh trầm uất, sinh ra bởi những bụi phấn tím của bông cỏ mùa xuân.
+ Cỏ làm nên vẻ đẹp tự nhiên của xứ Huế, có sức lôi cuốn mãnh liệt đối với tác giả.
– Mùa hạ: Cỏ như có thêm sức mạnh, trở nên xanh tốt lạ thường.
– Mùa thu: Cỏ như gợi cảm hứng sáng tác cho các thi nhân.
* Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:
– Tác giả sử dụng kết hợp đa dạng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ khiến hình tượng cỏ trong đoạn trích hiện ra sinh động, gợi cảm.
– Kết hợp giữa tự sự, miêu tả, với biểu cảm khiến cho đoạn văn vừa giàu chất tạo hình, vừa giàu cảm xúc.
– Câu văn miêu tả vừa nhẹ nhàng, vừa tinh tế
* Nhận xét về cái tôi tài hoa của tác giả:
– Cái tôi tài hoa ý muốn nói tới sự am hiểu, tinh tế, tài năng của Hoàng Phủ Ngọc Tường được bộc lộ qua những trang văn.
– Biểu hiện cái tôi tài hoa của tác giả:
+ Cảm nhận thiên nhiên sâu sắc và tinh tế.
+ Vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật để miêu tả và cảm nhận thiên nhiên.
+ Vận dụng những tri thức về địa lí và văn hóa trong cảm nhận về thiên nhiên.
+ Xây dựng hình tượng độc đáo, không phải con người mà lại mang những phẩm chất của con người: cỏ trong cảm nhận của nhà văn vừa có nét quyến rũ, tươi trẻ của một thiếu nữ, lại vừa mạnh mẽ như một chàng trai tuổi đôi mươi.
+ Vừa miêu tả thiên nhiên tác giả vừa bộc lộ cảm xúc.
– Nhận xét: sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
+ Cái tôi tài hoa của tác giả là một biểu hiện của tâm hồn nghệ sĩ, khát khao khám phá và hưởng thụ cái đẹp.
+ Cái tôi tài hoa trong sự cảm nhận của tác giả về thiên nhiên cho thấy tình cảm sâu đậm mà tác giả dành riêng cho Huế.
+ Cái tôi tài hoa thể hiện chất trí tuệ của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
+ Cái tôi tài hoa làm nên phong cách viết kí rất riêng của tác giả.
3. Kết bài: sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử
Đánh giá chung về tài năng tác giả và giá trị tác phẩm.
sông bạch đằng lịch sử ; đọc hiểu sông bạch đằng lịch sử