ĐỀ: chùa bạch hào ; đọc hiểu chùa bạch hào
PHẦN ĐỌC HIỂU chùa bạch hào ; đọc hiểu chùa bạch hào
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Chùa Bạch Hào
01/04/2016 10:04
Chùa Hào Xá hay chùa Hào (gọi theo Hán-Việt là Bạch Hào cổ thiền tự), là một ngôi chùa nằm giữa lòng huyện Thanh Hà – Hải Dương. Đây là ngôi chùa có phong cảnh sông nước hữu tình xếp vào hàng độc đáo nhất vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý. Năm 1011 nhân dân trong ấp đã dựng một ngôi chùa 3 gian bằng tranh tre lợp lá gồi, lá cọ để thờ Phật cầu khấn cho trời Phật độ bình an. Đến đời Trần, ngọc phả còn ghi: “Khi Trần Nhân Tông làm vua thì vợ chồng cụ ông Nguyễn Danh Doãn và cụ bà là Phạm Thị Phương quê ở Hoan Châu – Thanh Hóa sinh hai người con trai là Nguyễn Danh Quang, Nguyễn Danh Nguyên, lớn lên hai ông học giỏi lại khôi ngô tuấn tú, tuổi học trò hai ông kết bạn với Lý Đình Khuê cùng lớp cùng tuổi, họ coi nhau như anh em ruột, cả 3 ông đều học giỏi thi đỗ tuyển vào cung làm Học sĩ chuyên lo việc giáo huấn trong cung. Khi Thoát Hoan đem quân sang xâm lược nước ta, 3 ông theo vua đi đánh giặc ở Phả Lại, Vạn Kiếp. Giặc tan, vua hết lời ca ngợi, bia đá còn ghi lời vua nói: “Từ ngày nước nhà xảy ra chiến sự Tam Công ngày đêm miệt mài tu thân luyện chí tìm phương kế cứu nước, cứu dân”. Khi đất nước thanh bình, Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con và đi tu ở chùa Yên Tử lập ra Thiền Phái Trúc Lâm, ba ông cũng theo vua đi đầu Phật tu luyện, lúc nhàn rỗi ba ông cùng Trần Nhân Tông dành thời gian đi du ngoạn, một chuyến du ngoạn qua Hạ Hào Trang (Thanh Xá, Hào Xá ngày nay), Trần Nhân Tông dừng lại ngắm cảnh, thấy sông nước hữu tình, địa mạch thế hình cảnh quan tuyệt sắc, vua liền hạ lệnh cho dựng lại chùa, làm hoành phi câu đối, lập bệ thờ bằng đá hình tòa sen để thờ Phật và giao cho 3 ông ở lại tu tại chùa, đặt tên gọi là chùa Hào. Dựa thế hình khu đất với dáng hình đại bàng xòe cánh, đầu có một số lông trắng nên tên hiệu là Bạch Hào. Ba ông tu tại chùa dạy cho dân hiểu Kinh Phật và tăng gia sản xuất cấy trồng lúa nước, dạy cho dân trồng dâu nuôi tằm. Khi nông nhàn ba ông dạy dân thi bơi trải, thi nấu cơm, bắt vịt, thi đấu vật… Khi ba ông thác, vua hạ lệnh cho dân làng lập miếu thờ và phong thành hoàng đại vương, và khắc vào đại tự “Tướng Hào tỏa sáng”.
Vào những năm 1540, Tăng phó Trần Như Thừa đã quyên góp tiền của công đức xây dựng lại chùa gồm 60 gian lớn nhỏ theo kiểu nội công ngoại quốc. Do mai một bởi thời gian, thiên nhiên, bão lũ cũng như các cuộc chiến tranh thời Lê, thời Mạc, thời Nguyễn, chùa cũng được tu sửa nhưng kiến trúc cổ không còn được giữ lại bao nhiêu. Đến những năm đầu thế kỉ 19-20 chùa Hào lại phải kinh qua cuộc chiến tranh ác liệt của thực dân Pháp, chùa phải tiêu thổ kháng chiến, bom đạn Pháp bắn thả quanh chùa nên các nét độc đáo, vật cổ giữ lại quá ít. Vào những năm cuối thập kỉ 90, đầu những năm 2000 các Tăng Ni, chư tôn Thiền đức trụ tại chùa, các tín đồ Phật tử và nhân dân đã tôn tạo chùa. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ tam tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông và 3 vị cư sĩ là Nguyễn Danh Nguyên, Nguyễn Danh Quang và Lý Đình Khuê. Ba ông có công đánh giặc Mông Nguyên thời Trần. Khi thắng trận Vạn Kiếp vua hết lời ca ngợi, khi nước nhà xảy ra chiến sự tam công (Nguyễn Danh Nguyên, Nguyễn Danh Quang, Lý Đình Khuê) cùng ta đánh giặc cứu nước cứu dân.
Ngôi chùa hiện nay bao gồm Tiền đường 5 gian, Hậu cung 2 gian, Nhà tổ 3 gian. Tiền đường, được xây dựng theo kiểu chồng rường đấu sen. Các vì kèo đều có chạm khắc hoa lá, trúc hoá long, kỳ 4 thuật chạm bong kênh. Trong chùa, có nhiều hiện vật quý, trong đó, có hệ thống tượng Phật, bệ đá hoa sen thời Trần. Đặc biệt, có 10 bia đá ghi lại công lao của 3 vị cư sĩ, trong đó, có 3 bia đá thời Lê, 7 bia đá thời Nguyễn, vườn tháp 7 mộ sư, có ao cá, vườn cây ăn quả.
Lễ hội chùa Bạch Hào, xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương được tổ chức ngày mồng 5 – 6 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Đây là lễ hội đầu tiên trong năm và cũng là lễ hội lớn của huyện Thanh Hà với nhiều trò chơi dân gian độc đáo.
Lễ rước trước đây là rước “long đình” của các dòng họ. Ngày nay, lễ hội rút ngắn trong thời gian hai ngày, việc rước “long đình” được thay bằng rước “cỗ” do long đình của nhiều dòng họ bị hỏng, không thể di chuyển. Cỗ là các mâm quả, được bày theo các tích khác nhau, tạo nên các thế vừa uy nghiêm, vừa đẹp mắt. Ngoài 5 cỗ của 5 thôn, người ta còn rước bài vị của 3 vị thành hoàng, cũng là 3 vị tướng đời Trần có công dẹp giặc, mở ấp, dựng làng và dạy dân Thanh Xá nghề tằm tơ thuở trước. Lễ rước từ đình Sụn tới sân chùa. Sau đó là các nghi lễ khác của lễ hội như dâng hương, tế tổ… được thực hiện ngay tại chùa.
Lễ hội chùa Hào thu hút được nhiều khách thập phương đến dự còn bởi phần hội có rất nhiều trò chơi dân gian độc đáo. Trong đó hội bơi thuyền truyền thống mà người dân quen gọi là bơi chải là một nét đẹp văn hoá. Hội đua thuyền được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng (ngày chính hội) kỷ niệm ngày Vua Trần Nhân Tông trong lần Kinh lý tại Hải Dương đã dừng lại thăm chùa. Ngoài các hoạt động thể thao, vào buổi tối mồng 5 tháng Giêng, Lễ hội chùa Hào còn diễn ra các hoạt động văn nghệ. Những tiết mục “cây nhà lá vườn” do đội văn nghệ các thôn tự biên tự diễn mang đến giao lưu trong đêm hội chung của xã hết sức rôm rả…
Trần Hoàng
(http://thegioidisan.vn/vi/chua-bach-hao.html)
Câu 1. Văn bản trên có kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Theo văn bản, vì sao nhà chùa chọn ngày mồng 6 tháng Giêng là chính hội?
Câu 3. Hãy đánh giá tính hiệu quả của việc đưa phương tiện phi ngôn ngữ vào văn bản.
Câu 4. Hãy nhận xét về cách đưa tin và cách thể hiện quan điểm của tác giả trong bài viết.
Câu 5. Qua nội dung bài viết, em có rút ra bài học gì đối với việc giữ gìn các di sản văn hoá?
PHẦN VIẾT chùa bạch hào ; đọc hiểu chùa bạch hào
Câu 1: Trong văn bản, có nói tới việc “Lễ hội chùa Hào thu hút được nhiều khách thập phương đến dự còn bởi phần hội có rất nhiều trò chơi dân gian độc đáo.” cũng có thể hiểu là nếu chỉ có phần “lễ” thì sẽ ít người đến hơn. Anh/chị hãy viết đoạn nghị luận để nêu suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn những giá trị văn hoá mà cha ông để lại?
Câu 2. Cho văn bản sau
PHÁP DU HÀNH TRÌNH NHẬT KÝ (trích)
– Phạm Quỳnh –
Thứ hai, mồng 5 tháng 6.1922
Ở Paris có một cái cảnh lạ, là cảnh các hàng bán sách cũ ở bờ sông Seine. Trong Anatole France(1) đã có tả cái cảnh ấy một cách rất lý thú, vì cụ thân sinh ra tiên sinh khi xưa có làm nghề bán sách ấy. Nói hàng sách chớ tưởng là những cửa hàng lồng mặt kính, thắp đèn điện đâu. Số là trên bờ sông Seine có xây dẫy tường thâm thấp như dẫy bao lơn. Về bên tả ngạn sông, suốt một dọc chạy dài từ cầu Saint Michel cho đến Cộng hoà trường (la Concorde), những người buôn sách cũ bày la liệt những sách cùng tranh vào trong những cái tủ dèm dẹp như hình cái hòm hay cái tráp đóng liền ở trên bao lơn, sáng mở ra, tối lại khoá lại. Sách bán đây toàn là sách cổ hoặc sách cũ cả, khác nào như ở ngõ Hàng Quạt Hà Nội ta mấy năm xưa. Người mua là những học trò, những ông lão nho, ông đồ cổ, những người ham mê các đồ thư cổ bản. Ở đời tàu bay ôtô này mà trông thấy giữa nơi đô thành phồn hoa náo nhiệt những ông cụ già giương nhỡn kính lên đứng hàng giờ dở những chồng sách cũ kỹ rách nát, lấy làm khoái lạc đến quên cả ngày giờ không muốn dứt ra đi nữa, đó là một cái cảnh rất nên thơ cho con nhà hiếu cổ. Chắc lấy con mắt vô tình của người nông nổi mà xem thời(2) những chồng sách rách nát ấy không phải là một cái vẻ mĩ lệ gì cho chốn danh đô và không khỏi làm bề bộn phố phường. Nên nghe đâu hội đồng thành phố Paris có hồi đã bàn nên cấm không cho hàng sách bày ở bờ sông nữa, bắt phải đem ra ngoại ô. Nhưng bấy giờ những nhà hiếu cổ, muốn bảo tồn lấy một cái cảnh tượng của Paris cổ thời, hết sức phản đối, nên lời bàn ấy thôi không thi hành nữa. Ngày nay khách du quan đến Paris, muốn nghỉ cái cảnh huyên náo những nơi đường phố đông người, đi dạo qua dẫy bờ sông này mà xem mớ sách cũ, cũng có một cái thú đặc biệt vậy.
Cả buổi sáng sớm hôm nay mình thơ thẩn ở chỗ này, đi hết dẫy sách ấy sang dẫy sách khác, đồng hồ đã điểm mười hai giờ mới sực nhớ đi ăn cơm. Mua được mấy quyển hay, có một quyển đề là La Guerre du Tonkin (Trận Bắc kỳ), đã rách nát mất cả bìa, không biết của ai làm, sách thuật tường về việc nước Pháp can thiệp sang Bắc kỳ ta, đánh với quân nhà vua ta và quân Cờ Đen, trong có hình vẽ nhiều lắm, như hình Đức Dực Tôn (vua Tự Đức), hình quan Phụ chính Nguyễn Hữu Độ, v.v…, xem ra thì có lẽ là sách của một viên quan võ Pháp nào đã tòng quân về trận Bắc kỳ.
Tối đi xem nhà hát Folies Bergère, ở đường Richer. Nhà này là thuộc về hạng music halls (nhạc quán), có tiếng lắm, người ngoại quốc đến xem rất đông. Có ca nhạc, nhảy múa, trò vè và bày cảnh rất là trang hoàng. Trong nhà chia ra từng khu một, mỗi khu một trò, vào cửa mất tiền, rồi xem trò gì lại mất tiền riêng về trò ấy. Người xem trò cũng đông mà người vào chơi để kiếm chuyện trăng hoa lại nhiều hơn, vì ở đây cũng không khác gì như ở Mông mạc vậy. Cũng những ả mày ngài, cũng những khách làng chơi, và cũng một cái không khí khói thuốc lá như vậy. Trò thời ngoài những cuộc đờn ca, là những trò khoả thân khiêu vũ, các hoạt kịch chia ra từng cảnh, v.v… Tối hôm nay diễn bản hoạt kịch đề là Folies sur folies (Hết cái cuồng ấy đến cái cuồng khác) của Louis Marchand, có hai hồi, 40 cảnh, bản này dài lắm, nhưng chỉ diễn có một mục về Les Folies du jour (Những cái cuồng hiện đương lưu hành), là: cái cuồng để cổ trần (la folies des décolletés), cái cuồng thể thao (la folies des sports), cái cuồng đeo trân châu (la folies des perles), cái cuồng khiêu vũ (la folies des danses), mỗi cảnh đến mấy chục con trai con gái tuyệt đẹp ra nhẩy múa, thật là choáng mắt. Lại diễn một bản hoạt kịch nữa ngắn hơn, đề là “Các cách hôn nhau”: cái hôn vô tình, cái hôn của vợ chồng, cái hôn của mẹ con, cái hôn của gái kỹ nữ, cái hôn phong tình, cái hôn dâm dục, cái hôn vũ phu, cái hôn ma quái; toàn bày cảnh hoạt động, không có lời nói. Đại khái những trò này là chỉ chủ ý làm cho người xem vui mắt, choáng mắt, chứ không có thú vị văn chương gì, không hiểu tiếng Pháp cũng xem được, nên người ngoại quốc đến đông lắm. Song vui thì vui thật, choáng thì choáng thật, mà nó vẫn có cái khí vị tục tằn, không thú gì.
(Trích Pháp du hành trình nhật ký, Phạm Quỳnh, NXB Hội Nhà văn, 2002)
——-
* Phạm Quỳnh (1892 – 1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (thời phong kiến Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt – thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp – để viết lý luận, nghiên cứu.
* Về Pháp du hành trình nhật ký:
+ Tháng 3-1922, tác giả Phạm Quỳnh đã đại diện Hội Khai Trí Tiến đức tham gia đoàn đại biểu An Nam (tên nước Việt Nam khi ấy) đi dự cuộc đấu xảo (hội chợ quốc tế) ở Marseille – Pháp. Trải qua hàng tháng lênh đênh trên biển, ông đến Marseille tham gia triển lãm, tiếp đó có ba tháng ở Paris. Ngoài những chuyến tham quan, còn có nhiều buổi tiếp xúc với một số trí thức, cũng như những buổi thuyết trình về văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam ở Viện Hàn lâm và một số trường đại học tại Paris. Chuyến đi đáng nhớ này đã được ông ghi lại trong loạt bài Pháp du hành trình nhật ký từng đăng trên Nam Phong tạp chí – do ông chủ bút – trong ba năm (từ số 58, tháng 4/1922, tới số 100, 10 -11/1925). Đến năm 2002, sách được xuất bản do nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn thực hiện việc biên soạn và chú giải.
+ Qua Pháp du hành trình nhật ký, người ta nhận ra hình ảnh một người Việt Nam trước khi đi xa đã có những hiểu biết chắc chắn về xứ sở mình sẽ tới, nên có thể đi vào đó một cách đàng hoàng, nhất là con người ấy có lòng tự trọng, muốn giúp những người nước ngoài kia hiểu thêm về đất nước mình và nếu như đối tác có gì chưa hiểu thì kiên nhẫn thuyết phục…
Chú thích
(1) Anatole France (1844-1924) là một nhà văn vĩ đại của nước Pháp, từng giữ chức vụ trong Viện Hàn lâm và được giải thưởng Nobel về Văn học năm 1921.
(2) thời: tức thì
——
Viết bài nghị luận về nghệ thuật trần thuật trong trích đoạn nhật ký trên.
Gợi ý trả lời chùa bạch hào ; đọc hiểu chùa bạch hào
PHẦN ĐỌC HIỂU chùa bạch hào ; đọc hiểu chùa bạch hào
Câu 1. chùa bạch hào ; đọc hiểu chùa bạch hào
– Thuyết minh, tự sự.
Câu 2.
– Vì đó là ngày “kỷ niệm ngày Vua Trần Nhân Tông trong lần Kinh lý tại Hải Dương đã dừng lại thăm chùa”
Câu 3.
– Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản này là hình ảnh liên quan đến lễ hội tại chùa Bạch Hào: lễ khai mạc, lễ rước, hội đua thuyền. Những hình ảnh này làm tăng tính sinh động cho bài viết, tăng tính thuyết phục và sự tò mò thú vị cho người đọc.
Câu 4.
– Có thể thấy người viết tìm hiểu rất kĩ về nội dung mình viết là gì, thông tin đưa ra khá chắc chắn có độ tin cậy và mang tính khách quan cao. Tuy nhiên, phần kết thúc như một sự bỏ ngỏ khiến người đọc có cảm giác chưa đầy đủ thông tin.
Câu 5.
– Ví dụ bài học rút ra: Tìm hiểu những di sản văn hoá, công trình văn hoá của địa phương để thêm yêu những nét đẹp văn hoá của quê hương mình.
——–
PHẦN VIẾT chùa bạch hào ; đọc hiểu chùa bạch hào
Câu 1 chùa bạch hào ; đọc hiểu chùa bạch hào
– Giải thích vấn đề: Bảo tồn những giá trị văn hoá là bảo vệ, giữ gìn những nét đẹp mà cha ông đã để lại từ bao đời. Những nét đẹp văn hoá ấy có thể được biểu hiện qua những công trình kiến trúc, hay những nghi lễ thiêng liêng.
– Bình luận: Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá thì trách nhiệm bảo tồn những giá trị văn hoá mà cha ông để lại có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết đối với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ của đất nước. Bởi vậy thế hệ trẻ cần:
+ Tìm hiểu về những công trình kiến trúc văn hoá như chùa, đình, đền… của địa phương nói riêng và các vùng nói chung bởi trong những cách kiến trúc ấy đều ghi lại dấu ấn của từng thời kì lịch sử và những nơi đó đều thờ tự những nhân vật có liên quan đến đời sống tâm linh của địa phương.
+ Tìm hiểu những nghi lễ dân gian bởi trong những nghi lễ ấy ngoài việc cáo trời đất, tế thần linh thì còn tái hiện phần nào chặng được lịch sử gắn với địa phương và phản ánh ước mơ, ý chí của nhân dân.
+ Sẵn sàng giới thiệu để lan toả những nét đẹp văn hoá tới mọi người xung quanh hoặc bạn bè quốc tế.
+ Cùng nghiên cứu, tìm cách để tôn tạo, trùng tu các công trình văn hoá đã xuống cấp hoặc có nguy cơ sụp đổ.
– Mở rộng:
+ Phê phán những người thờ ơ, quay lưng với những giá trị văn hoá mà cha ông để lại.
+ Lên án những người mượn danh “trùng tu, tôn tạo” để trục lợi hoặc phá huỷ những dấu ấn văn hoá còn lại.
– Bài học: Phải tự trau dồi kiến thức và tuyên truyền ý thức giữ gìn đến mọi người.
—–
Câu 2 chùa bạch hào ; đọc hiểu chùa bạch hào
- Mở bài chùa bạch hào ; đọc hiểu chùa bạch hào
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu đoạn trích và nêu vấn đề nghị luận (nghệ thuật trần thuật)
- Thân bài chùa bạch hào ; đọc hiểu chùa bạch hào
a) Khái quát về thể loại và nghệ thuật trần thuật
– Nhật kí là một tiểu loại của kí. Nhật kí ghi chéo theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện của đời sống mà tác giả là người trực tiếp tham gia hay chứng kiến; thường bộc lộ suy nghĩ, thái độ và đánh giá của người viết về con người, cuộc đời và chính bản thân mình. Do bản chất là ghi chép những sự kiện xác thực của đời sống nên ở nhật kí có sự kết hợp giữa tính phi hư cấu với một số thủ pháp nghệ thuật như miêu tả, trần thuật… giúp cho tác phẩm sinh động hơn.
– Trần thuật (narration) là hành vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện và nhân vật theo một thứ tự nhất định trong không gian, thời gian, theo một cách nhìn nào đó… Nghệ thuật trần thuật bao gồm một số yếu tố cơ bản như: người kể/trần thuật, ngôi kể, vai kể và điểm nhìn, giọng điệu, yếu tố phân tích, bình luận…
b) Biểu hiện của nghệ thuật trần thuật trong đoạn trích
– Người kể trong đoạn trích không trực tiếp xưng “tôi” nhưng căn cứ vào cách tự xưng là “mình” trong chi tiết “Cả buổi sáng sớm hôm nay mình thơ thẩn ở chỗ này, đi hết dẫy sách ấy sang dẫy sách khác, đồng hồ đã điểm mười hai giờ mới sực nhớ đi ăn cơm.” giúp ta xác định được người kể là người chứng kiến và ngôi kể là ngôi thứ nhất.
– Với cách nói bỏ lửng không xưng “tôi” và kiểu câu tỉnh lược chủ ngữ ở ngôi thứ nhất khiến cho văn bản có thêm sự gần gũi, thân mật. Đọc nhật kí mà tựa như đang được người bạn của mình kể chuyện trực tiếp lại cho nghe.
– Điểm nhìn của người kể là điểm nhìn của một du khách lần đầu đặt chân đến Paris nên tất cả những điều quan sát thấy đều mang tính mới mẻ, tạo nên sự bất ngờ đối với cả người đọc: từ những dẫy hàng sách cũ bên bờ sông Seine đến việc đi xem nhà hát Folies Bergère, ở đường Richer. Và dù có tò mò nhưng người đọc cũng không thể đoán trước được điều gì sẽ diễn ra tiếp theo.
– Các yếu tố phân tích, bình luận cũng đan xen giữa những tả, kể. Điều đó đã xoá đi cảm giác lê thê dông dài của lối biên niên thông thường. Những cảm nghĩ cũng đến rất tự nhiên và làm nên sự sinh động, hấp dẫn cho tác phẩm.
– Giọng điệu trong đoạn trích khá linh hoạt, không đơn điệu mà thay đổi theo từng góc quan sát, theo từng không gian: có giọng điệu hào hứng, sôi nổi khi xem những hàng bán sách cũ, có giọng điệu say mê khi mua được cuốn sách cũ mà mình ưng ý, có giọng điệu nghiêm túc chê bai, thất vọng khi xem nhà hát Folies Bergère bởi không hợp không khí ấy.
c) Hình tượng cái tôi – tác giả thông qua nghệ thuật trần thuật
– Thông qua những biểu hiện phong phú của nghệ thuật trần thuật nêu trên, người đọc có thể hình dung được về một con người ưa khám phá, tìm tòi, có vốn hiểu biết rộng và sâu, có quan điểm sống rõ ràng và thấy cả một tấm lòng “hiếu cổ” của một người yêu nước chứ không phải sính ngoại, hời hợt bên ngoài.
- Kết bài chùa bạch hào ; đọc hiểu chùa bạch hào
– Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
– Có thể mở rộng với những tác phẩm nhật ký cùng thời để thấy sự riêng biệt.
chùa bạch hào ; đọc hiểu chùa bạch hào