ĐỀ: đọc hiểu giáo dục ;  giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất ; loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng ; đọc hiểu giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất

PHẦN ĐỌC HIỂU đọc hiểu giáo dục ;  giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất ; loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng ; đọc hiểu giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

GIÁO DỤC

Thay đổi là hằng số duy nhất

Loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng chưa từng có tiền lệ, tất cả các câu chuyện cũ của chúng ta đang vụn vỡ, và đến giờ chưa có câu chuyện mới nào xuất hiện để thay thế chúng. Làm sao ta có thể chuẩn bị cho bản thân và con cái trước một thế giới đầy những biến chuyển chưa từng có và các bất định đến tận gốc rễ như vậy? Một đứa trẻ sinh ra ngày hôm nay sẽ chừng ba mấy tuổi vào năm 2050. Nếu mọi thứ suôn sẻ, đứa trẻ đó sẽ vẫn còn ở đây vào năm 2100 và thậm chí có thể vẫn là một công dân tích cực của thế kỷ 22. Ta nên dạy đứa trẻ đó điều gì để giúp nó tồn tại và phát triển trong thế giới năm 2050 hay thế kỷ 22? Nó sẽ cần loại kỹ năng gì để kiếm được việc làm, để hiểu được những gì đang xảy ra xung quanh nó và tìm hướng đi trong mê cung cuộc đời?

Thật không may, chẳng ai biết thế giới sẽ ra làm sao vào năm 2050 chứ đừng nói đến năm 2100 nên chúng ta không có câu trả lời cho những câu hỏi trên. Dĩ nhiên, con người không bao giờ có thể dự đoán tương lai một cách chính xác. Nhưng ngày nay, việc ấy lại càng khó hơn bao giờ hết bởi một khi công nghệ cho phép chúng ta điều chỉnh cơ thể, não bộ và tâm trí, chúng là không còn có thể chắc chắn về bất cứ thứ gì nữa, bao gồm cả những thứ trước giờ có vẻ như cố định và vĩnh hằng.

[…]

Hiện tại, quá nhiều trường học vẫn tập trung vào việc nhồi nhét thông tin vào não trẻ. Trong quá khứ, điều này là hợp lý vì thông tin là hiếm hoi và ngay cả nguồn thông tin nhỏ giọt hiện hữu lúc đó cũng liên tục bị kiểm duyệt chặn lại. Chẳng hạn nếu bạn sống trong một thị trấn tỉnh lẻ ở Mexico vào năm 1800, bạn khó lòng biết nhiều về thế giới rộng lớn hơn. Không có phát thanh, truyền hình, nhật báo hay thư viện công cộng. Ngay cả nếu bạn biết chữ và được đến một thư viện tư, cũng chẳng có nhiều thứ để đọc ngoài tiểu thuyết và các bài luận tôn giáo. Đế chế Tây Ban Nha kiểm duyệt mạnh tay tất cả các văn bản được in trong nước và chỉ cho phép một nhúm nhỏ các nhà xuất bản có chọn lọc kỹ được nhập các văn bản bên ngoài vào. Tương tự, nếu bạn sống trong một thị trấn tỉnh lẻ nào đó ở Nga, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ hay Trung Quốc. Khi các trường học hiện đại xuất hiện, dạy cho mọi đứa trẻ biết đọc biết viết và phổ biến các kiến thức căn bản về địa lý, lịch sử và sinh học, đấy là một sự tiến bộ vượt bậc.

Trái lại, vào thế kỷ 21, chúng ta bị ngập trong một lượng thông tin khổng lồ và ngay cả các nhà kiểm duyệt cũng không cố chặn điều ấy. Ta có thể nhận được thông tin sai sự thật và bị phân thân bằng thông tin không có liên quan. Nếu bạn sống trong một thị trấn tỉnh lẻ nào đó ở Mexico và có một cái điện thoại thông minh, bạn có thể mất mấy đời chỉ để đọc Wikipedia, xem các bài nói chuyện TED và học các khóa học trực tuyến miễn phí. Khó có chính phủ nào có thể hy vọng che đậy tất cả thông tin mà nó không thích. Mặt khác, việc “bơm” cho công chúng các báo cáo trái ngược và các vấn đề không liên quan để đánh lạc hướng lại dễ dàng một cách đáng báo động. Mọi người ở khắp nơi trên thế giới chỉ cần một cú nhấp chuột là đến các thông tin mới nhất về vụ giội bom Aleppo hay các chỏm băng đang tan ở vùng Cực, nhưng các báo cáo trái ngược nhau nhiều đến nỗi họ chẳng biết nên tin vào đâu. Thêm nữa, vô số những thứ khác cũng chỉ cách một cái nhấp chuột khiến ta khó mà tập trung; khi chính trị hay khoa học trông có vẻ quá phức tạp thì rất dễ dụ người ta chuyển sang một vài video buồn cười về mèo, các vụ ngồi lê đôi mách về các sao hay nội dung khiêu dâm.

Trong một thế giới như thế, điều cuối cùng một người thầy cần đưa cho học sinh của mình là thêm thông tin. Chúng đã có quá nhiều thông tin rồi. Thay vào đó, người ta cần khả năng hiểu được thông tin, biết được sự khác biệt giữa cái quan trọng và cái không quan trọng; trên tất cả là khả năng tổng hợp nhiều mẫu thông tin thành một bức tranh lớn về thế giới.

Trên thực tế, đây vẫn là lý tưởng của nền giáo dục tự do phương Tây nhiều thế kỷ nay, nhưng đến tận bây giờ, nhiều trường học phương Tây vẫn còn thực hiện việc đó một cách lỏng lẻo. Các thầy cô giáo cho phép mình tập trung vào việc nhồi nhét dữ liệu trong khi khuyến khích học sinh “tự nghĩ cho mình”. Các trường tự do có một nỗi sợ hãi đặc biệt đối với các câu chuyện to tát. Họ cho rằng miễn là cho học sinh thật nhiều dữ kiện và một chút tự do, học sinh sẽ tự tạo nên bức tranh về thế giới của riêng mình; ngay cả nếu thế hệ này thất bại trong việc tổng hợp tất cả dữ liệu thành một câu chuyện liền mạch và có nghĩa về thế giới, sẽ vẫn còn rất nhiều thời gian để xây dựng một tổng hợp tốt hơn trong tương lai. Giờ thì chúng ta đã hết thời gian. Các quyết định chúng ta đưa ra trong vài thập kỷ tới sẽ định hình chính tương lai của sự sống và chúng ta chỉ có thể đưa ra các quyết định này dựa vào thế giới quan hiện tại của chúng ta. Nếu thế hệ này thiếu một quan điểm toàn diện về vũ trụ, tương lai sự sống sẽ được quyết định một cách bừa bãi.

(Trích 21 bài học cho thế kỷ 21, Yuval Noal Harari (Dương Ngọc Trà dịch), NXB Thế giới, 2021, tr. 319 – 322)

Câu 1. Tác giả đã trình bày quan điểm về vấn đề gì?

Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra sự trái ngược của lượng thông tin tiếp nhận trước và sau thế kỷ 21 là gì?

Câu 3. Hãy nêu tác dụng của cách so sánh tương phản được tác giả sử dụng trong văn bản.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình hay không với quan điểm “Các quyết định chúng ta đưa ra trong vài thập kỷ tới sẽ định hình chính tương lai của sự sống và chúng ta chỉ có thể đưa ra các quyết định này dựa vào thế giới quan hiện tại của chúng ta.” không? Vì sao?

Câu 5. Anh/chị rút ra được thông điệp gì ý nghĩa với bản thân từ văn bản trên? Vì sao?

 PHẦN VIẾT đọc hiểu giáo dục ;  giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất ; loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng ; đọc hiểu giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất

Câu 1.

Trước xu hướng bùng nổ thông tin như hiện nay, việc xử lí và tiếp nhận thông tin rất quan trọng với mọi người.

Hãy viết đoạn nghị luận đề xuất biện pháp của anh/chị trong việc tiếp nhận thông tin thông minh trong học sinh hiện nay.

Câu 2: Cho văn bản

ĐƯỜNG MÒN

Đặng Anh Đào

Có một người học trò thỉnh thoảng hay đèo tôi bằng xe máy ở cuộc họp về. Anh ta hơn bốn mươi tuổi, nhưng nhiều lúc, anh cứ lái xe theo một hướng cố định, bị lộn đường. “Ồ! Em quen đi về hướng ngôi nhà cũ, phố Hàng Khoai… Dọn nhà hơn một năm rồi mà em vẫn nhầm. Cứ theo một phản xạ tự nhiên, toàn ngoặt theo hướng cũ. Đêm nằm mơ, em vẫn thấy mình đang ở nhà phố Hàng Khoai, chứ không phải nhà mới. Em ở nhà cũ từ năm lên tám mà…”.

Đầu óc của tôi giờ đây cũng vậy. Nó đi theo một con đường mòn, ngoằn ngoèo, lan man, để rồi vẫn trở lại điểm ban đầu của cuộc đời. Tuy nhiên, mỗi khi nhớ lại những ngày còn nhỏ, hình như tôi chỉ nhớ những kỉ niệm vui. Thực ra, có những kỉ niệm buồn. Ví dụ, khi những ngày hòa bình đầu tiên tới vào năm 1954, tôi đang ở một làng nhỏ của tỉnh Thanh. Giờ đây, thỉnh thoảng nhớ lại cái cổng Tam quan đầu làng, tôi không thể quên đứa trẻ sơ sinh đỏ hỏn như một con chuột nhăn nheo, trụi lông, bên cạnh mẹ nó – người con dâu địa chủ trắng nhễ nhại – nằm dưới gầm cái chõng kê dưới vòm cửa. Có một cảm giác bất nhẫn, bất lực, khiến tôi bước rảo chân, quay mặt đi… Thế nhưng, rất ít khi tôi nhớ lại những hình ảnh u ám.

Nhiều lúc tôi tự hỏi: Vì sao giờ đây tôi không thể có cảm giác hạnh phúc tràn trề khi một kì nghỉ hè, một ngày trời đẹp bắt đầu như thời trẻ nữa? Chỉ cần nằm sấp giữa những bụi cỏ, ngửi mùi thơm ẩm ướt bốc lên dưới ánh nắng ban mai, đã thấy vui lạ. Rồi ao sen ở làng Yên Lộ, nhà ông Lê Chủ – nơi gia đình tôi tản cư tới đó, khi ba tôi làm Chủ tịch tỉnh Thanh và ông Lê Chủ là Phó Chủ tịch. Hàng tre bao quanh khu vườn rộng có lẽ tới mấy mẫu. Những gốc cam quả vàng rụng cả xuống gốc. Góc vườn, sát rặng tre là cái chuồng xí – một thứ thư viện chỉ có một chỗ ngồi của tôi – ở đó, tôi đọc sách quên cả thời gian, chỉ bất đắc dĩ rời chỗ khi có người đứng ngoài giục. Nhà xí lộ thiên và “hạ thổ” ngay xuống một cái hầm. Đó là một chỗ ngồi đọc truyện không bị người lớn tóm được để sai vặt. Gió lồng lộng, có thể ngồi hàng giờ trong đó, chỉ thấy chung quanh hương sen thơm ngát, mà không hạ mắt nhìn xuống khoảng dưới đất, qua cái lỗ vuông bao giờ! Có lẽ đó chính là hạnh phúc của tuổi trẻ: ta không hề nhìn thấy những cái bẩn thỉu… Rồi những ngày vẹt gót, đi guốc từ Thanh Hóa lên Việt Bắc, kể cả những phút giây căng thẳng từ chợ Bờ lên Dốc Cun, không chỉ có đau chân và mệt, mà nhất là nỗi sợ hãi. Khi máy bay địch xuất hiện, chúng có những cái tên hồi đó nghe rất sợ – nào King Cobra (Vua Rắn Mang Bành), hoặc Spit Fire (Khạc Ra Lửa)… Đúng lúc tôi đang ở lưng chừng dốc, đột nhiên ngửa mặt lên, thấy chúng cứ như đi trên đỉnh dốc đâm xuống thẳng vào mình, chứ không phải là ở trên trời nữa… Vậy mà gần 40 năm sau, khi lên Sông Đà thăm thủy điện Hòa Bình, nghe nói chợ Bờ đã chìm sâu trong lòng hồ thủy điện, không còn cái địa danh chợ Bờ nữa, tôi cảm thấy như một mảnh đời chói chang ánh nắng đã chìm xuống lòng hồ. Còn hình ảnh đáng sợ thì đã biến hẳn trong trí nhớ.

Lại một lần khác, nỗi kinh hoàng cũng trôi đi, mà chỉ còn lại hình ảnh những thác nước ánh bạc. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một cái đập nước, đập Bái Thượng ở Thanh Hóa. Gia đình tôi vừa chân ướt chân ráo chạy từ một làng đồng bằng lên, đồ đạc gánh gồng vừa hạ xuống công viên ngay trước đập để chờ con đò chở qua sông, đi sâu hơn vào vùng sơn cước. Sau 50 năm, giờ đây, tôi mới thấy “công trình thế kỉ” thủy điện Hòa Bình, rồi Yali… Nhưng vào năm 1947, Bái Thượng, cái đập bé tí ấy lại là một Niagara đối với tôi. Tôi ngây người ngắm nó, và nhớ lại câu hát trong một bài hát Pháp thuở nhỏ:

Nếu tôi chết, tôi muốn người ta chôn tôi

Dưới những ngọn thác Niagara”

(Si je meurs, je veux qu’on m’enterre

Sous les chutes du Niagara).

Quả là cầu được ước thấy, chưa kịp thở sau chặng đường tản cư mỏi mệt, bom đạn ào ào trút xuống ngay chính tại chỗ gia đình chúng tôi đứng: máy bay Pháp bắt đầu đánh phá đập Bái Thượng. Tiếng đạn rít, bom nổ nghe không to như khi mình đứng ở xa – đó là điều thật lạ, nhưng tiếng xé không khí và lá cây rụng, trút xuống thật dễ sợ. Tôi thấy ba tôi đứng dưới một gốc cây, bận bộ bà ba bằng vải màu nâu mới nhuộm, ba-toong, điếu thuốc lá muôn thuở kẹp giữa hai ngón tay thanh tú, nét mặt đăm chiêu nhưng bình tĩnh. Có lẽ vì thế sau này, trong những ngày Mĩ trút bom B52 ở Hà Nội, do yếu tim nên tôi rất mệt, nhưng không để lộ nỗi sợ hãi ra ngoài. Trong đợt ấy, có lần, tôi đứng cạnh một bạn đồng nghiệp nam, người cùng quê với Nguyễn Văn Trỗi và cũng có gương mặt đẹp, khắc khổ, đôi mắt sáng như thế. Nhưng cứ mỗi lần B52 ào tới, thì anh phót ra hầm rất lẹ, mặt xanh nhợt. Anh cũng trạc tuổi tôi, và giải thích nỗi sợ hãi không thể kiếm chế được của mình: vào năm 11, 12 tuổi, anh đã cùng gia đình bị chôn sống. Khi đất lấp lên cổ, thì một sự can thiệp thần kì vừa kịp tới, và anh sống sót… Tôi hiểu rằng những trận bom của kẻ thù mà tôi thể nghiệm – cũng vào khoảng tuổi thiếu nhi như anh – đã không hề để lại những ấn tượng rùng rợn, không gây những vết chấn thương, những trauma (để dùng một từ hiện đại) như cái điều mà anh đã phải trải qua. Cho nên, giờ đây nhớ lại, tôi chỉ nhớ những thác nước trắng xoá với kích thước khác thường. Nếu tôi trở lại thăm chốn cũ, hắn tôi sẽ rất ngạc nhiên khi thấy chúng chỉ là những dải nước oặt oẹo (nghe nói giờ đây lại còn bị khô cạn đi nữa).

…Vào tiết Thanh Minh, tôi mới lên thăm mộ mẹ, vì mộ mẹ ở xa, tận Bát Bạt. Nhìn thấy cái đồi toàn những bia mộ bằng đá, một đứa cháu năm ấy vừa được đi xem triển lãm tượng của Điềm Phùng Thị, nên nó hỏi “Sao lắm Điềm Phùng Thị thế?”. Còn một đứa khác, ít văn hóa hơn, lại bập bẹ “Ghế… nhiều ghế…”. Chắc nó thấy bia mộ giống những cái ghế. Các con tôi đốt cho bà ngoại nó nhiều vàng thoi, đô la, vòng xuyến… những thứ mà cả đời, mẹ tôi không hề có. Đó là một cách thể hiện tình cảm rất thịnh hành hiện nay. Còn em gái tôi, bất chấp sự quấy nhiễu của một đoàn gồm trẻ con, người lớn cứ xông vào chực cuốc cỏ, chực “sơn xi” (xi măng), chực đòi xây lại mộ, nó vẫn nhận xét khi ngắm bia mộ mẹ: – Chị đã xem bức tranh của Lêvitan vẽ “Sự yên lặng vĩnh cửu” chưa? Chỉ có mấy ngôi mộ và mấy cái cây…

Quanh đây, quả là vẫn có tiếng rì rào của cây lá. Đêm đến, nơi đây hẳn vô cùng quạnh hiu.

Nhưng ý nghĩ đó chỉ thoáng qua. Ngày nào, tôi cũng vẫn nhớ về điểm ban đầu của con đường đời. Bởi thế, tôi chỉ thấy ba mẹ tôi của thời trẻ. Ở một góc đường phố, ở một ngôi nhà, tôi thấy lại hình ảnh những người thân đang sống, hoạt động. Đêm nằm mơ, tôi cũng mơ thấy họ khi đang còn sống, tỉnh dậy mới nhớ ra là họ đã chết rồi.

Đứa cháu tôi giờ đây có thể nghe kể truyện Sọ Dừa cả chục lần không biết chán. Tôi đã hiểu ra được vì sao ta luôn có cảm giác hạnh phúc tràn trề khi còn bé: bởi vì tất cả đối với đứa trẻ đều là một thế giới đang phát hiện. Tất cả đều mới mẻ. Năm 1946, anh Phạm Văn Đồng đi hội nghị Fontainebleau về, cho chị cả tôi một cái áo mưa bằng nilông. Tôi ngạc nhiên nhìn cái áo trong suốt, mềm mại có thể gấp lại bé tí, cứ như là cái áo dệt bằng mưa trong truyện Công chúa Da Lừa… Rồi một ngày nào đó, xa hơn nữa, khi chị em tôi đứng ở ngôi nhà gần chân núi Người đàn bà chết đuối ở Sầm Sơn. Không biết khoảng cách xa bao nhiêu, mà thấy rõ cả hình hài con rắn đang múa đôi, cái đầu ngỏng lên, rất đều đặn và đối xứng, in trên nền vách núi. Một buổi chiều kì diệu, ánh sáng và không khí trong vắt.

Có một bài đồng dao mà những đứa trẻ thế hệ tôi thường hát khi chơi chuyền với một bó que kem và quả bóng vải:

“Cái mốt, cái mai, cái cò, sò măng, thằng Chăng, con Chít, chuột chít, sang bàn đôi.

Hai củ mài, hai củ mật, hai quả cật, hai sang ba.

Ba lá đa, ba lá đề, ba củ kề, một sang tư.

Tư củ từ, tư củ tỏi, hai sang năm. 

Năm rau răm, năm sang sáu.

Sáu chìa tư, tư sang bảy.

Bảy chìa ba, ba sang tám.

Tám chìa hai, hai sang chín.

Chín chìa một, một sang mười…”

Đời người như được biểu thị bằng bài hát trên: những năm đầu, thật đa dạng và phong phú. Càng về sau, đặc biệt từ câu “sáu chìa tư…” thì chẳng thêm được gì mới, chỉ là lặp lại, đơn điệu.

Chính vì vậy mà tuổi trẻ không hề cần tới quá khứ. Hiện tại là đủ. Tuy nhiên, trong thời gian thoáng qua ở Pháp, tôi đã nhận thấy một sự khác biệt khiến tôi rất khó hòa đồng với con người ở đó: thời gian đối với họ, cũng chỉ có một chiều. Họ chỉ sống với thời hiện tại. Có lẽ thế kỉ XXI, đó sẽ là xu hướng chung của cả trẻ lẫn già ở ta nữa? Nếu vậy thì những mảnh ký ức này sẽ là một hạt bụi còn vướng trên những con đường cao tốc của thế kỉ sau.

15-30 tháng Tư, 1998

(Trích Tầm xuân và những kí ức muộn, Đặng Anh Đào, NXB Lao động và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, 2010, tr. 128 – 133)

* Đặng Anh Đào sinh năm 1934, mất năm 2023. Quê ở Thanh Chương, Nghệ An. Bà là nhà nghiên cứu, phê bình văn học, nhà văn, dịch giả nổi tiếng của Việt Nam với các tác phẩm như Tài năng và người thưởng thức, Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX, Tấn trò đời (Balzac) và nhiều truyện ngắn phương Tây, đặc biệt là văn học Pháp. Các tác phẩm hồi ký của bà gồm có Tầm xuân (tái bản có bổ sung và đổi thành Tầm xuân và những kí ức muộn, 2010), Hoài niệm và mộng du, Nhớ và quên (viết chung)…

Viết bài nghị luận ngắn trình bày những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản hồi kí trên.

…..Hết….

đọc hiểu giáo dục ;  giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất ; loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng ; đọc hiểu giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất
Giáo dục

Gợi ý làm bài  đọc hiểu giáo dục ;  giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất ; loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng ; đọc hiểu giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất

PHẦN ĐỌC HIỂU đọc hiểu giáo dục ;  giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất ; loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng ; đọc hiểu giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất

Câu 1. đọc hiểu giáo dục ;  giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất ; loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng ; đọc hiểu giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất

–  Trong văn bản, tác giả đã trình bày quan điểm về cách giáo dục cho học sinh tiếp nhận thông tin trong nhà trường phổ biến hiện nay.

Câu 2.

– Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra sự trái ngược của lượng thông tin tiếp nhận trước và sau thế kỷ 21 là:

+ Trước thế kỉ 21, “thông tin là hiếm hoi và ngay cả nguồn thông tin nhỏ giọt hiện hữu lúc đó cũng liên tục bị kiểm duyệt chặn lại.”

+ “Vào thế kỷ 21, chúng ta bị ngập trong một lượng thông tin khổng lồ và ngay cả các nhà kiểm duyệt cũng không cố chặn điều ấy.”

Câu 3.

– Trong văn bản, tác giả đã sử dụng lối so sánh tương phản cho lập luận của mình: ngay ở phần mở đầu văn bản khi nói về việc cần làm gì để phù hợp với năm 2050, sau đó là về chất lượng thông tin ở trước thế kỉ 21 và từ thế kỉ 21 trở đi.

– Việc sử dụng lối so sánh tương phản ấy vừa tạo mạch liên kết chặt chẽ cho lập luận của tác giả, vừa tăng thêm tính thuyết phục cho lập luận bởi tác giả không nhìn ở một cuộc gia, một thời điểm mà có đầu tư nghiên cứu, tổng hợp thông tin để suy luận… để người đọc cùng trăn trở về giải pháp cho hiện tại.

Câu 4. đọc hiểu giáo dục ;  giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất ; loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng ; đọc hiểu giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất

Có đồng tình với quan điểm đã nêu. Vì: Tất cả những quyết định của chúng ta đều phản ánh nhận thức của ta về mọi vấn đề đang diễn ra. Và quyết định đó sẽ là tiền đề liên quan trực tiếp tới việc xây dựng tương lai của ta. Bởi vậy, thế giới quan càng sắc bén thì quyết định càng hợp lí và tương lai càng phát triển.

Câu 5.

Hãy tự trau dồi hiểu biết của mình bằng việc sàng lọc thông tin khi tiếp nhận. Vì trong giai đoạn bùng nổ và nhiễu thông tin như hiện nay, nếu không sàng lọc kiểm chứng thì dẫn đến thông tin tiếp nhận sẽ bị sai lệch khiến ta cũng sẽ có nhận thức lệch lạc và hành động thiếu đúng đắn.

PHẦN VIẾT đọc hiểu giáo dục ;  giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất ; loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng ; đọc hiểu giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất

Câu 1 đọc hiểu giáo dục ;  giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất ; loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng ; đọc hiểu giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất

– Giải thích vấn đề: Tiếp nhận thông tin là việc chúng ta tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và thu nhận thành hiểu biết của mình.

Bình luận: Việc tiếp nhận thông tin vô cùng quan trọng nhưng không phải ai cũng có cách tiếp nhận đúng đắn, nhất là đối với học sinh. Vậy cần phải có những biện pháp phù hợp:

+ Với những nguồn thông tin trên internet, với mục đích “câu view” nên sẽ có thể cùng một nội dung nhưng được “xáo trộn” lên để gây chú ý của bạn đọc. Bởi vậy, không vội tin ngay vào những trang báo mạng mà cần theo dõi, tổng hợp lại.

+ Tìm đến những trang web uy tín, chính thống về học thuật trong những lĩnh vực mà mình quan tâm. Ở đó sẽ có độ tin cậy cao hơn, làm cơ sở việc tiếp nhận tiếp theo.

+ Các thông tin trong sách, nhiều thông tin đúng theo từng giai đoạn, thời kì do hạn chế về nghiên cứu hoặc là phát hiện cá nhân nên không mặc định đó là đúng 100%. Các thông tin khoa học và phát hiện nghiên cứu sẽ có sự thay đổi theo thời gian nên cần đánh giá theo góc nhìn lịch sử phát triển vấn đề.

+ Tìm đến những người có kiến thức chuyên môn tin cậy để hỏi, kiểm chứng thông tin nếu cần.

+ Quan trọng nhất, vẫn là tự trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản làm nền tảng để có thể phát hiện những vấn đề chưa hợp lí trong quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin.

Mở rộng: Phê phán những người không chịu mở mang thông tin hoặc những người tung những thông tin sai lệch.

Bài học: Hãy làm giàu thông tin cho bản thân và hướng dẫn những người xung quanh tiếp nhận đúng đắn thông tin.

đọc hiểu giáo dục ;  giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất ; loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng ; đọc hiểu giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất
Giáo dục

Câu 2 đọc hiểu giáo dục ;  giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất ; loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng ; đọc hiểu giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất

  1. Mở bài đọc hiểu giáo dục ;  giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất ; loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng ; đọc hiểu giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất

– Dẫn dắt giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.

– Khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bản.

  1. Thân bài đọc hiểu giáo dục ;  giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất ; loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng ; đọc hiểu giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất

a) Khái quát đặc điểm thể loại hồi kí

– Hồi kí là thể loại thuộc loại hình kí, kể lại từ điểm nhìn chủ quan về những sự kiện, biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là nhân vật trung tâm hoặc là người tham dự, chứng kiến. Trong hồi kí, tác giả là người kể chuyện ngôi thứ nhất, trực tiếp trình bày, mô tả về con người, sự việc. Cùng với điều đó, quy luật vận động riêng của trí nhớ đã làm cho hồi kí mang tính chủ quan – một đặc điểm quan trọng tạo nên sức hút riêng của thể loại này.

b) Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Đường mòn”

– Cách mở đầu đầy tự nhiên, từ việc thỉnh thoảng lộn đường của người học trò lúc đèo tác giả về mà liên hệ tới những kí ức của mình: “Nó đi theo một con đường mòn, ngoằn ngoèo, lan man, để rồi vẫn trở lại điểm ban đầu của cuộc đời”.

– Khi viết hồi kí, người ta thường quay trở về với thời thơ ấu, tuổi trẻ để ôn lại những vui – buồn, được – mất trong cuộc đời của mình, cũng là để tìm ra những kinh nghiệm trong cuộc sống. Nhưng với tác giả Đặng Anh Đào lại khác: “mỗi khi nhớ lại những ngày còn nhỏ, hình như tôi chỉ nhớ những kỉ niệm vui”.

+ Đó là những ngày nghỉ hè được nằm giữa cỏ, đó là những lần đọc truyện ở “một thứ thư viện chỉ có một chỗ ngồi”.

+ Hay đó là những sợ hãi tưởng như máy bay địch đâm thẳng vào mình đã “biến hẳn” mà thay vào đó là sự ngậm ngùi khi chìm khuất địa danh chợ Bờ trước đây.

+ Đó là sự ngất ngây khi thấy đập Bái Thượng ở Thanh Hoá trước khi bị bắn phá mà ngỡ như thác Niagara – một thác nước vĩ đại ở Bắc Mĩ mặc cho sau đó bom rơi, đạn trút như nào. Rồi thêm hình ảnh người cha với “nét mặt đăm chiêu nhưng bình tĩnh” khi máy bay Pháp bắn phá.

– Hồi ký “Đường mòn” được triển khai không tuân thủ tuyệt đối theo lối truyền thống (thường đi theo trật tự biên niên) mà các mảng hồi ức được lắp ghép bởi những suy tư của tác giả “Vì sao giờ đây tôi không thể có cảm giác hạnh phúc tràn trề khi một kì nghỉ hè, một ngày trời đẹp bắt đầu như thời trẻ nữa?” Và rồi xen kẽ những kí ức cũng là câu trả lời: “bởi vì tất cả đối với đứa trẻ đều là một thế giới đang phát hiện. Tất cả đều mới mẻ

– Không chỉ tự nhiên ở cách mở đầu mà tác giả còn thể hiện sự độc đáo ở cách kết thúc khiến hồi ký không chỉ đơn thuần là những lời kể dông dài, đầy rẫy sự việc mà còn là sự chiêm nghiệm của mình từ bài đồng dao của trò chơi chuyền thuở nhỏ để đi tới nhận định rằng “tuổi trẻ không hề cần tới quá khứ. Hiện tại là đủ”

– Thêm một sự đặc sắc nữa trong hồi ký này là ta thấy có sự đan xen của nhiều sắc thái giọng điệu khác nhau như giọng thủ thỉ tâm tình, chậm rãi, dí dỏm,với giọng suy tư.

c) Nhận xét về cái “tôi” tác giả

– Tác giả là một người lưu giữ rất nhiều những kí ức, đi nhiều và quan sát nhiều. Đồng thời, qua giọng điệu ta nhận ra tác giả cũng là một người rất gần gũi.

  1. Kết bài đọc hiểu giáo dục ;  giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất ; loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng ; đọc hiểu giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất

– Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

– Có thể liên hệ so sánh với tác giả, tác phẩm khác để thấy được nét riêng có.

đọc hiểu giáo dục ;  giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất ; loài người đang đối mặt các cuộc cách mạng ; đọc hiểu giáo dục thay đổi là hằng số duy nhất

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *