Đề: cho em từng ngày bình yên y phương ; cho em từng ngày bình yên đọc hiểu ; đọc hiểu cho em từng ngày bình yên y phương
CHO EM TỪNG NGÀY BÌNH YÊN
– Y Phương
Ở đấy
có trái tim bình yên đang đập
trong ngực một người
ở đấy
có một người
đang bình yên ngủ say trong một căn nhà
ở đấy
có một căn nhà
đang bình yên nổi lửa trong một khu rừng
ở đấy
có một khu rừng
bao nhiêu lá bấy nhiêu tình yêu
bình yên anh dành cho em
tình yêu anh dành cho em
bình yên vẹn nguyên
óng ánh nắng từng ngày
từng ngày từng ngày bình yên…
chưa bao giờ thấm mệt.
Nguồn: Báo Nhân dân số Tết 2011
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM) cho em từng ngày bình yên y phương ; cho em từng ngày bình yên đọc hiểu ; đọc hiểu cho em từng ngày bình yên y phương
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ. (0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, sự bình yên có ở trong những đâu, những điều gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Phân tích dấu hiệu đặc biệt trong hình thức trình bày của bài thơ? Nêu tác dụng của việc sử dụng dấu hiệu đặc biệt đó. (1,0 điểm)
Câu 4. Nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình “anh” dành cho “em” trong bài thơ. (1,0 điểm)
Câu 5. Phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ. (1,0 điểm).
PHẦN II. VIẾT (6,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm).
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm xúc của bản thân sau khi đọc xong bài thơ “Cho em từng ngày bình yên” của Y Phương.
Câu 2 (4,0 điểm).
Bình yên là mong ước thẳm sâu trong lòng của mỗi người. Tuy nhiên, giống như biển, có những ngày giông bão sẽ nổi lên.
Theo anh/chị bình yên đến từ nơi đâu? Hãy viết bài văn nghị luận xã hội để trả lời cho câu hỏi trên.
…..Hết…..
Gợi ý trả lời cho em từng ngày bình yên y phương ; cho em từng ngày bình yên đọc hiểu ; đọc hiểu cho em từng ngày bình yên y phương
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM) cho em từng ngày bình yên y phương ; cho em từng ngày bình yên đọc hiểu ; đọc hiểu cho em từng ngày bình yên y phương
Câu 1.
– Thể thơ: tự do
– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Câu 2. cho em từng ngày bình yên y phương ; cho em từng ngày bình yên đọc hiểu ; đọc hiểu cho em từng ngày bình yên y phương
Sự bình yên có trong: trái tim, ngôi nhà, khu rừng và có trong tình yêu anh dành cho em.
Câu 3. cho em từng ngày bình yên y phương ; cho em từng ngày bình yên đọc hiểu ; đọc hiểu cho em từng ngày bình yên y phương
– Bài thơ chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên, chỉ dùng dấu chấm câu duy nhất ở cuối bài.
– Tác dụng: Tạo nên sự liền mạch về cảm xúc, cả bài thơ như một dòng chảy không ngừng tình cảm, niềm khát khao mang lại sự bình yên và hạnh phúc của “anh” dành cho “em”. Qua đó, nhân vật trữ tình muốn thể hiện tình yêu đắm say, niềm hạnh phúc vô biên khi muốn “em” được sống trong những ngày bình yên do chính tình yêu của anh mang lại. Cách thức trình bày như này rất phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ, giúp người đọc hình dung ra được chuỗi ngày bình yên.
Câu 4. cho em từng ngày bình yên y phương ; cho em từng ngày bình yên đọc hiểu ; đọc hiểu cho em từng ngày bình yên y phương
– Tình cảm của nhân vật trữ tình “anh” dành cho “em” là tình yêu chân thành, đằm thắm thiết tha, xuất phát từ một trái tim yêu đương đậm sâu với quan niệm yêu là mang lại cho nhau những phút giây bình yên.
– Tình cảm này được diễn đạt bằng một hình thức thơ đặc biệt, ngôn từ giàu sức gợi cùng với giọng thơ nhẹ nhàng mà nồng ấm yêu thương. Chính vì thế, bài thơ đã hay và hấp dẫn hơn, dễ dàng chạm đến trái tim người đọc để họ nhận ra rằng: tình yêu thực sự là phải mang lại bình yên cho nhau.
Câu 5.
– Điệp ngữ: Ở đấy …Có… được lặp lại 4 lần thật đặc biệt biết bao nhiêu.
– Tác giả đã sắp xếp Ở đấy đứng riêng một dòng thơ tạo nên nhịp thơ ngắn, gọn khiến cho lời khẳng định “có” thêm chắc chắn, tự tin hơn. Điệp ngữ đã tạo nên âm hưởng nhịp nhàng, tha thiết những những nốt luyến láy trong bản sonata “Bình yên”. Qua phép điệp ngữ, nhà thơ nhấn mạnh, bình yên có ở trong trái tim, thì sẽ có ở trong căn nhà và rộng hơn nữa cả trong khu rừng, trong tình yêu thẳm sâu. Qua đó, ta thấy trái tim yêu đương chân thành, tha thiết, lời yêu đắm say của nhân vật trữ tình “anh” muốn mang lại cho em những ngày bình yên.
PHẦN II. VIẾT (6,0 ĐIỂM) cho em từng ngày bình yên y phương ; cho em từng ngày bình yên đọc hiểu ; đọc hiểu cho em từng ngày bình yên y phương
Câu 1 cho em từng ngày bình yên y phương ; cho em từng ngày bình yên đọc hiểu ; đọc hiểu cho em từng ngày bình yên y phương
Gợi ý:
– Dẫn dắt, nêu ấn tượng, cảm xúc ban đầu về bài thơ.
– Trình bày ấn tượng về nội dung của bài thơ (Đối tượng trữ tình “mùa thu đầu tiên” hiện lên có đặc điểm như thế nào? Có những nét gì đặc sắc? => qua đó, nhân vật trữ tình đã bày tỏ tình cảm cảm xúc như thế nào?)
– Trình bày ấn tượng về những nét đặc sắc nghệ thuật (thể thơ, hình ảnh, cách sử dụng từ ngữ, giọng thơ…)
– Kết luận: Ý nghĩa của bài đối với bản thân.
Tham khảo cho em từng ngày bình yên y phương ; cho em từng ngày bình yên đọc hiểu ; đọc hiểu cho em từng ngày bình yên y phương
Cho em từng ngày bình yên của Y Phương đã gây ấn tượng mạnh với người đọc ngay ở nhan đề, để rồi khi xâm nhập vào thế giới bình yên đó, người đọc mới nhận ra sự bình yên đến từ nơi đâu.
Bài thơ được xây dựng theo một hình thức đặc biệt (không có dấu câu, không viết hoa các chữ cái đầu dòng) chính điều đó, mạch cảm xúc như một dòng chảy êm đềm của một con suối trong veo, như dòng chảy của ánh trăng trong bản sonata => cứ thế, bình yên được mở ra và hiện hữu ở nhiều nơi, nhiều điều. Y Phương thật khéo léo khi khẳng định “ở đấy” có một trái tim bình yên. Vâng, nhà thơ đi từ trái tim => ngôi nhà => khu rừng… Trái tim yêu đương luôn thổn thức, khát khao, xong trái tim ấy cũng luôn khao khát mang lại bình yên cho em, cho anh, cho ngôi nhà và rộng lớn hơn là cho cả khu rừng => Không gian rộng mở, bình yên ngập tràn, Y Phương thật khéo léo trong phép so sánh “rừng bao nhiêu lá” thì bình yên dành cho em bấy nhiêu => rõ ràng cách so sánh này để nhấn mạnh tình yêu mãnh liệt, thiết tha dành cho em. Khép lại bài thơ, lời khẳng định dồn dập: bình yên vẹn nguyên, từng ngày từng ngày bình yên. Thật xúc động biết bao trước cháy tim yêu thương say đắm ngọt ngào đến vậy. Với thể thơ tự do, điệp ngữ “ở đó” cùng song hành với điệp từ “bình yên” lặp đi lặp lại nhiều lần, nhà thơ đang muốn khẳng định bình yên sẽ có ở mọi nơi, hiện hữu ở mọi điều, nhưng bình yên chỉ đến thực sự khi được sống trong tình yên chân thành, tha thiết của những con tim yên. Bài thơ như một bản sonata “bình yên”, khi giai câu chữ cuối cùng đã tắt mà ý và lời vẫn cứ vang lên trong lòng mỗi người.
Câu 2 cho em từng ngày bình yên y phương ; cho em từng ngày bình yên đọc hiểu ; đọc hiểu cho em từng ngày bình yên y phương
– Mở bài: cho em từng ngày bình yên y phương ; cho em từng ngày bình yên đọc hiểu ; đọc hiểu cho em từng ngày bình yên y phương
+ Dẫn dắt
+ Nêu Vấn đề nghị luận: Bình yên đến từ nơi đâu?
– Thân bài:
- Giải thích: Bình yên là gì?
Bình yên có thể hiểu là bình an, thanh bình, yên lành; là sức khỏe, công việc và cuộc sống của bản thân cũng như gia đình đều ở trạng thái tốt nhất.
- Biểu hiện của bình yên:
Trong cuộc sống này, con người có vô vàn cách khác nhau và định nghĩa của bình yên cũng có vô vàn cách hiểu. Có người, bình yên là được nằm trong vòng tay mẹ, tựa đầu vào vai cha và ăn bữa cơm đoàn tụ. Có người, bình yên đơn giản là khi ngồi gấp những ngôi sao, những con hạc giấy và gửi gắm vào đó những ước mơ hay mỗi sớm mai thức dậy, vùi mình vào chăn ấm, nơi ta gọi là nhà,…
- Ý nghĩa của bình yên:
– Cuộc sống vô vàn khó khăn, rất nhiều áp lực đè nặng lên tâm trí của mỗi người. Những lúc như vậy, mỗi người cần khoảng khắc bình yên để thấy cuộc đời đáng sống, để có đủ năng lượng bước tiếp đến những ngày tươi sáng. Chình vì thế, bình yên là điều mọi người hằng ao ước, hằng khát khao kiếm tìm. Mọi người khắc khoải đi trả lời cho câu hỏi: Bình yên đến từ nơi đâu?
- Bình yên đến từ nơi đâu:
Mỗi mong muốn, mỗi khát khao kiếm tìm bình yên thì sẽ có vô vàn cách đi tìm nguồn gốc của bình yên thực sự. Nhưng bình yên thực sự chỉ đến trong quan niệm sống, trong tư tưởng và trong cách nghĩ, cách nhìn về cuộc đời. Có thể tham khảo một vài quan niệm sau, có thể bạn sẽ tìm thấy bình yên thực sự:
– Biết ơn mọi thứ bình thường ta sẽ thấy yêu thương bao trùm lấy bản thân mình.
– Chỉ đến khi chấp nhận mình khiếm khuyết rồi tìm cách bù đắp lại lỗ hỏng, con người mới mong có ngày bình yên.
– Bình yên nằm trong tâm trí, vậy mà người người không biết cứ sốt sắng tìm kiếm từ bên ngoài.
– Bình yên là khi mở mắt ra thấy được người mình yêu đầu tiên, là hài lòng với tài năng của con cái, là sẻ chia cùng bạn bè.
– Bình yên là khi bản thân thôi không tự đánh giá mình là quan trọng đối với ai đó, nụ cười lúc ấy xuất hiện nhiều hơn.
– Bình yên đối với một số người chỉ là được nhốt mình trong phòng, làm bạn với thú cưng thay vì phải đối mặt với hiện thực.
– Cứ mở lòng đón nhận cái mới, mọi thứ sẽ trở nên kì diệu giống như một tâm hồn sóng gió vờ được nơi trú ẩn bình yên.
– Bình yên là sau một ngày bận rộn tấp nập ở ngoài, về nhà ngả lưng xuống giường có thể ngủ một giấc thật trọn vẹn.
– Bình yên là lúc mệt mỏi gọi về cho gia đình nghe được giọng ba mẹ là thấy hạnh phúc nhất.
– Bình yên là khi cảm thấy mọi thứ xung quanh đều trầm lặng, yên ắng. Là khi được vui vẻ cười cười nói nói mà không phải suy nghĩ, là khi mọi người đến với nhau bằng sự chân thật và là khi còn nhiều điều nho nhỏ làm ta hạnh phúc.
- Bàn luận: Bình yên hay không là nằm trong tâm, trong cách nghĩ của mỗi người. Tuy nhiên, sẽ không có gì là tuyệt đối, bình yên cũng vậy. Nếu ai đó mà cố gắng đi tìm sự hoàn hảo, đi tìm những điều tuyệt đối, bình yên sẽ không bao giờ đến với bạn.
– Cần phân biệt bình yên với sự buông xuôi, không đặt mục tiêu, không đấu tranh để phát triển.
– Bình yên là phải tiêu diệt được những cái ác, cái xấu xa trong xã hội, trong cuộc đời này. Vì thế, chiến tranh, sân si, đố kị là kẻ thù của bình yên.
Kết bài: cho em từng ngày bình yên y phương ; cho em từng ngày bình yên đọc hiểu ; đọc hiểu cho em từng ngày bình yên y phương
– Khẳng định lại khát khao kiếm tìm bình yên.
– Rút ra bài học cho bản thân và kêu gọi hành động.
Tham khảo 1. cho em từng ngày bình yên y phương ; cho em từng ngày bình yên đọc hiểu ; đọc hiểu cho em từng ngày bình yên y phương
Bình yên – một khát khao thấm sâu trong tâm hồn của mỗi con người. Nhưng giống như biển vẫn có những ngày giông bão, thì trong cuộc sống, cũng tồn tại những khó khăn, xáo trộn và xung đột, làm cho bình yên trở nên xa vời. Vậy, bình yên đến từ đâu? Đây không chỉ là một câu hỏi về trạng thái tinh thần cá nhân mà còn là một vấn đề mở ra sự suy ngẫm sâu sắc về xã hội đương đại.
Trong một thế giới đầy rẫy những thách thức và sự bất ổn, bình yên thường được coi là một mục tiêu đáng trân trọng. Nhưng để đạt được bình yên, chúng ta cần phải hiểu rõ nguồn gốc của nó. Bình yên không đơn thuần là sự thiếu vắng của xung đột và căng thẳng, mà còn là sự hài lòng với bản thân, mối quan hệ và môi trường xã hội xung quanh.
Một phần của bình yên đến từ sự cân bằng và ổn định trong cuộc sống cá nhân. Điều này có thể đạt được thông qua việc phát triển kỹ năng tự chăm sóc bản thân, quản lý stress và xây dựng mối quan hệ tích cực. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng lại ở mức cá nhân, mà còn mở ra các vấn đề liên quan đến xã hội.
Xã hội bình yên là một xã hội công bằng, tự do và đa dạng. Nó không chỉ dựa vào sự hòa hợp và đồng thuận, mà còn đòi hỏi sự tôn trọng và công bằng đối với tất cả các thành viên của cộng đồng. Bình yên đến từ việc chia sẻ, hỗ trợ và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhóm và cá nhân trong xã hội.
Tuy nhiên, đối mặt với thế giới đang biến động và thách thức, bình yên thường không đến một cách tự nhiên. Để đạt được bình yên, chúng ta cần phải làm việc cùng nhau, xây dựng một xã hội công bằng và hoà bình, và từ chối sự bất công, phân biệt và bạo lực.
Trong kết luận, bình yên không chỉ đến từ một nguồn gốc duy nhất, mà là kết quả của một loạt các yếu tố cá nhân và xã hội. Chúng ta cần phải hiểu rõ nguồn gốc và tính chất của bình yên để có thể xây dựng và duy trì nó không chỉ cho bản thân mình mà còn cho cả xã hội. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể thực sự hưởng thụ được cái ý nghĩa sâu xa của bình yên trong cuộc sống.
Tham khảo 2. cho em từng ngày bình yên y phương ; cho em từng ngày bình yên đọc hiểu ; đọc hiểu cho em từng ngày bình yên y phương
Bình yên – một khát khao thường xuyên hiện hữu trong tâm hồn của mỗi con người, dường như là điều mà ai cũng đều mong muốn và tìm kiếm. Nhưng trái ngược với sự yên bình, cuộc sống hiện đại lại thường xuyên phải đối mặt với những thách thức, xung đột và căng thẳng. Và giống như biển, mặc dù có những ngày êm đềm, nhưng cũng không thiếu những ngày giông bão.
Đầu tiên, để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của bình yên, chúng ta cần phải nhìn vào tầm nhìn cá nhân. Bình yên không chỉ đơn giản là sự vắng mặt của xung đột, mà còn là sự cân bằng và hài hòa trong tâm hồn của mỗi người. Nó là sự thoải mái với bản thân, sự hài lòng với cuộc sống và mối quan hệ, và sự hòa thuận với môi trường xã hội.
Tuy nhiên, thách thức thực sự đến khi chúng ta nhìn vào góc độ xã hội. Xã hội đương đại đầy rẫy với sự phân biệt, bất bình đẳng và xung đột. Các vấn đề như khủng bố, chiến tranh, và sự kinh tế không ổn định đều làm mất đi sự yên bình trong xã hội. Những mâu thuẫn về tôn giáo, chính trị và văn hóa cũng góp phần làm phát triển những cảm xúc căng thẳng và lo lắng trong cộng đồng.
Tuy nhiên, bình yên không chỉ là một ước mơ xa xôi. Nó có thể trở thành hiện thực nếu chúng ta có sự quyết tâm và nỗ lực cùng nhau. Đầu tiên, chúng ta cần phải tạo ra sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Đối diện với sự đa dạng trong xã hội, chúng ta cần phải học cách chấp nhận và trân trọng những khác biệt. Lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người khác là bước đầu tiên để xây dựng một môi trường xã hội hòa bình và hài hòa.
Hơn nữa, việc giáo dục và tạo ra những cơ hội cho mọi người cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng bình yên. Giáo dục là chìa khóa để mở ra cánh cửa cho sự hiểu biết và thấu hiểu. Bằng cách tạo ra cơ hội học tập và phát triển cho mọi người, chúng ta có thể tạo ra một xã hội công bằng và phát triển.
Cuối cùng, nhớ rằng bình yên không chỉ đến từ bên ngoài, mà còn từ bên trong. Hãy tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn của chúng ta, bằng cách thực hiện các hoạt động giảm stress và tạo ra một phong cách sống cân bằng và tích cực. Chỉ khi chúng ta tìm thấy bình yên bên trong, chúng ta mới có thể lan tỏa nó ra bên ngoài và xây dựng một xã hội hòa bình và thịnh vượng.
Như vậy, bình yên không chỉ là một ước mơ mơ hồ mà là một mục tiêu xã hội đáng quý trọng. Chúng ta cần phải làm việc cùng nhau, từng bước một, để xây dựng một thế giới nơi mọi người có thể cùng chia sẻ, sống và phát triển trong hòa bình và hạnh phúc.
cho em từng ngày bình yên y phương ; cho em từng ngày bình yên đọc hiểu ; đọc hiểu cho em từng ngày bình yên y phương