Đề: ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

NGƯỢC CHIỀU

Lê Cảnh Nhạc

Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi bên dưới:

(…)

Những nấc thang vươn tòa tháp cao tầng
Trên đỉnh tháp hay trên vòm núi lửa
Xé hỏa diệm sơn điên cuồng phong tỏa
Nhằm hướng tiếng gào cầu cứu xông lên

 

Dòng người ngược chiều khựng lại lo âu
Hồi hộp dõi theo bóng người chìm tro bụi
Giữa cột khói điên cuồng man dại
Vật lộn hiểm nguy trong bão lửa ngút trời

 

Ngược chiều nỗi sợ
Ngược chiều những bước chân
Ngược chiều không gian
Nhưng trái tim đang nhằm cùng một hướng
Trận đánh cam go dẫu không tiếng súng
Đích đến của anh, hạnh phúc bao người.

(Ngược chiều, Lê Cảnh Nhạc,Nguồn http://vnca.cand.com.vn, 11/08/2022)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ, phương thức biểu đạt chính.

Câu 2. Xác định nội dung chính của văn bản.

Câu 3. Phân tích tác dụng các biện pháp tu từ trong các dòng thơ:

Ngược chiều nỗi sợ
Ngược chiều những bước chân
Ngược chiều không gian
Nhưng trái tim đang nhằm cùng một hướng

Câu 4. Dòng thơ Đích đến của anh, hạnh phúc bao người trong đoạn thơ gợi anh (chị) suy nghĩ gì?

Câu 5. Đoạn thơ trên có ý nghĩa như thế nào đối với em?

PHẦN II. VIẾT (6,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). Viết một đoạn văn phân tích cấu tứ của bài thơ “Ngược chiều” của Lê Cảnh Nhạc.

Câu 2 (4,0 điểm). Hãy viết một bài văn bàn về ý nghĩa của sự hi sinh thầm lặng.

ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

Gợi ý trả lời: ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

Câu 1. ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

– Thể thơ: Tự do.

– Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2. ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

– Nội dung chính:

+ Bài thơ miêu tả những người lính cứu hỏa dũng cảm, giàu đức hi sinh không màng hiểm nguy lao vào biển lửa, biển khói cứu người.

+ Qua đó, tác giả bày tỏ niềm cảm phục, sự trân trọng, niềm tự hào, sự biết ơn dành cho những người hùng thầm lặng trong cuộc chiến không tiếng súng.

Câu 3.

– Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp từ “ngược chiều” lặp lại 3 lần cùng với phép đối lập “ngược chiều” – “cùng một hướng“; hình ảnh hoán dụ “trái tim” chỉ những người lính cứu hỏa và những người dân bị hỏa hoạn (lấy bộ phận chỉ toàn bộ).

– Tác dụng: Với việc kết hợp các biện pháp tu từ không chỉ giúp cho lời thơ thêm gợi hình, gợi cảm mà còn tạo nên âm hưởng dồn dập, gấp gáp rất phù hợp để miêu tả những bước chân vội vã của những người lính cứu hỏa đang lao vào biển lửa với tốc độ cao nhất để cứu người bị nạn. Đặc biệt, tác giả đã tạo ra phép điệp ngữ  khi từ “ngược chiều” nhắc đi nhắc lại tới ba lần, nhấn mạnh không khí căng thẳng, sự mạnh mẽ, dũng mãnh chạy đua với thời gian để mang lại bình yên và sự sống cho mọi người. Tác giả đã tạo ra cho người đọc chiều liên tưởng rất thú vị những bước chân người dân chạy ngược chiều với người lính cứu hỏa. Nếu như người dân chạy từ đám cháy, cột khói, nơi hiểm nguy chết chóc ra ngoài để đến nơi an toàn thì những người lính cứu hỏa lại chạy từ nơi an toàn vào nơi nguy hiểm để dập lửa, cứu người. Mặc dù là ngược chiều vật lí và ngược chiều của sự an toàn và hiểm nguy, nhưng cả người chạy nạn và người lính cứu hỏa cùng chung một hướng hướng tới bình an, sự sống. Nếu như người dân hướng đến bình an cho mình, thì người lính cứu hỏa lại hướng đến bình an cho người khác. Sự ngược chiều ấy đáng quý, đáng trân trọng biết bao bởi lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao và tình yêu thương nhân dân vô bờ bến.

Câu 4. ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

– Trước hết cần hiểu đích đến của những người lính cứu hỏa theo các cách sau:

+ Đích đến theo nghĩa thực: Đến các tòa nhà bị cháy, đến nơi nguy hiểm để dập lửa, cứu người.

+ Đích đến được hiểu theo nghĩa ẩn dụ: Mục đích anh đến là để mang lại sự bình yên, sự mang lại sự sống cho mọi người.

=> Cho nên ta hiểu câu thơ “Đích đến của anh, hạnh phúc bao người”: mục đích cao quý và ý nghĩa nhất của anh là mang lại bình yên, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cái đích ấy thật nhân văn và cao quý biết bao nhiêu. Từ đây, ta hiểu rằng, để có được hạnh phúc, có được sự bình yên là bao người đang lặng thầm hi sinh, âm thầm cống hiến thanh xuân, đối diện với hiểm nguy. Chính vì thế, caí đích đến đó thật cao cả đáng trân trọng. Vì thế, mỗi một hạnh phúc, bình yên ai đó đang mang lại cho ta đều đáng quý, đáng được nâng niu, trân trọng bằng cả tấm lòng. Vậy tại sao chúng ta không sống thật đẹp, thật ý nghĩa cho xứng đáng với sự hi sinh của bao người.

Câu 5. ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

Về nhận thức: Nhận thức được đầy đủ hơn tinh thần trách nhiệm, sự hi sinh cao cả, công việc hiểm nguy bất trắc của những người lính cứu hỏa.

Về tình cảm: Thêm yêu quý, kính trọng, cảm phúc, biết ơn đối với những người lính cứu hỏa dũng cảm, trách nhiệm.

Về hành động: sống thật đẹp, thật ý nghĩa, sẵn sàng dâng hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất, ý nghĩa nhất để làm nên những mùa xuân tươi đẹp cho đất nước, cho dân tộc.

ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

PHẦN II. VIẾT (6,0 ĐIỂM) ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

Câu 1 ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

+ Ý tưởng đó được nhà thơ hiện thực hóa bằng cách khai thác từ hình ảnh thực tế khi nhận thấy bước chân ngược chiều giữa người dân – người lính cứu hỏa; nhưng đồng thời cũng nhận thấy sự đồng hướng khi cùng đích đến bình an.

– Cấu tứ đã khai thác mối quan hệ giữa người lính cứu hỏa và người dân trong sự đối lập, ngược chiều mà lại là một sự cùng chiều đến thú vị.

Người lính cứu hỏa Người dân
– Từ ngoài, nơi bình yên để lao vào biển lửa, hỏa diệm sơn cứu người.

– Bước chân người lính lao vào khói lửa những vững vàng, chăc chắn, không hề nao núng, run sợ.

– Người lính cứu hỏa hết lòng vì người khác => giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh.

– Người lính cứu hỏa đích đến là những hỏa diệm sơn, những nơi cháy dữ dội, lao vào nguy hiểm để tìm sự sống, để mang lại sự sống, sự an toàn.

– Cố gắng lao ra khỏi biển lửa để thoát thân, để tìm cho mình sự bình yên.

– Người dân trong bước chân loạn nhịp chạy ra khỏi đám cháy với tinh thần hoảng loạn, tim đập chân run.

– Người dân chạy ra khỏi đám cháy vì sự bình yên của bản thân mình

– Người dân đích đến là không gian bên ngoài bình yên để tìm đến sự sống, sự an toàn

 

=> Hai người chạy ngược chiều, nhưng lại có cùng một hướng đến sự sống, bình an; dẫu vậy ta vẫn thấy một cái hướng khác, hướng của người lính cứu hỏa đã lựa chọn, hướng vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hi sinh. Hướng của tinh thần trách nhiệm, hướng của lí tưởng sống cao đẹp. Hướng ấy là hướng đến sự sống bất tử vĩnh hằng => đáng trân trọng biết bao!

 

+ Từ đó, tác giả đã sử dụng phép điệp triệt để, phép so sánh, phóng đại, ẩn dụ  kết hợp với thể thơ tự do, phương thức biểu đạt biểu cảm và miêu tả để làm sao cho ý tưởng đó nổi bật, để hình tượng người lính cứu hỏa hiện lên thật đẹp, thật tráng lệ trong hiểm nguy rình rập.

Chính cấu tứ ấy đã quyết đinh mạch cảm xúc của bài thơ: từ âu lo khi nhìn thấy cột khói, nhìn thấy chung cư, nhà cao tầng như hỏa diệm sơn => hồi hộp chứng kiến những bước chân ngược chiều => cảm phục, trân trọng trước đích đến cao đẹp của những người lính cứu hỏa.

ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

Câu 2  ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

Mở bài: ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

– Dẫn dắt

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.

Thân bài ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

  1. Giải thích

– Sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống: những hành động, những con người dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Sự hi sinh dù là nhỏ nhất cũng đáng trân trọng, đáng để tôn vinh, học tập và noi theo.

  1. Phân tích

– Biểu hiện của sự hi sinh thầm lặng:

+ Sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không màng đến bản thân, âm thầm hi sinh, cho đi mà không mong nhận lại.

+ Việc hi sinh thầm lặng là việc con người biết suy nghĩ cho người khác, sống với tình cảm chan hòa, thấu cảm, biết vì người khác, vì lợi ích chung của cộng đồng.

– Ý nghĩa của sự hi sinh thầm lặng:

+ Hi sinh đồng nghĩa với việc có thể bản thân mình sẽ chịu thiệt thòi, nhưng sự hi sinh làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.

+ Mỗi con người một hành động nhỏ, một ý thức sẽ giúp cho người khác tốt hơn và xã hội này phát triển tích cực hơn.

+ Khi mỗi con người sống có ích và trở thành “người hi sinh thầm lặng” sẽ lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra xã hội, được mọi người yêu quý, nể phục hơn.

  1. Chứng minh

Học sinh lấy dẫn chứng về những người hi sinh thầm lặng giữa đời thường: Các bác sĩ trong chống dịch cô -vid 19, những người lính cứu hỏa, những người lính nơi biên giới hải đảo xa xôi…

  1. Bàn luận

– Phản đề: Trong cuộc sống có những người ích kỉ, sống thờ ơ, vô cảm, bàng quang với mọi thứ xung quanh, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình. Lại có những người dù thấy người khác gặp khó khăn nhưng dửng dưng, làm ngơ,…

– Liên hệ: Là HS cần phải làm gì?

Kết bài ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

– Khẳng định lại ý nghĩa của sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống;

– Rút ra bài học và kêu gọi hành động.

—-

Tham khảo 1 ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

Trên con đường của cuộc sống, không phải lúc nào cũng có những hành động lớn lao, những chiến công vang dội. Đôi khi, những hành động bình dị, những hi sinh thầm lặng mới là những điều tạo nên ý nghĩa và giá trị thực sự. Trong bài văn này, chúng ta sẽ cùng nhìn lại và bàn về ý nghĩa to lớn của sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống hàng ngày.

Sự hi sinh thầm lặng không nhất thiết phải là những hành động lớn lao, vang dội trước mắt mọi người. Nó thường tồn tại trong những tình huống nhỏ nhặt, những lúc mà người khác có thể không nhận ra hoặc không biết ơn. Đó có thể là việc hy sinh thời gian, công sức và tâm trí để giúp đỡ người khác mà không cần nhận lại bất cứ điều gì.

Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của sự hi sinh thầm lặng là tạo ra một xã hội đầy lòng nhân ái và sẻ chia. Khi mỗi người trong cộng đồng đều sẵn lòng hy sinh và giúp đỡ nhau, không chỉ tạo ra một môi trường tích cực mà còn thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Điều này giúp tạo ra một môi trường sống tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Thứ hai, sự hi sinh thầm lặng là biểu hiện cao quý của phẩm hạnh và đạo đức con người. Không phải lúc nào cũng có cơ hội để tỏ ra lớn lao và hùng hồn, nhưng mỗi khi có cơ hội, việc lựa chọn hy sinh vì lợi ích của người khác là biểu hiện của sự cao thượng và trưởng thành. Đó là dấu ấn của sự văn minh và sự nhân từ trong lòng con người.

Cuối cùng, sự hi sinh thầm lặng mang lại cho bản thân người hi sinh một niềm hạnh phúc và ý nghĩa đích thực. Không có gì đáng giá bằng cảm giác được làm điều tốt cho người khác, không cần nhận lại sự đền đáp. Sự hài lòng và bình yên trong lòng từ việc làm điều thiện sẽ là nguồn động viên lớn để tiếp tục hành động vì cộng đồng và xã hội.

Tóm lại, sự hi sinh thầm lặng không chỉ là biểu hiện của lòng nhân ái và đạo đức mà còn là một nguồn lực quý báu để xây dựng một xã hội văn minh và hòa bình. Bất kể lớn lao hay nhỏ nhặt, mỗi hành động hi sinh đều đóng góp vào việc tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn, nơi mà tình người và sự chia sẻ là giá trị hàng đầu.

 —-

Tham khảo 2. ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

Trong cuộc sống đầy những biến động và thách thức, sự hi sinh thầm lặng là nguồn năng lượng vô cùng quý báu, là nền tảng của một xã hội nhân văn và phát triển bền vững. Không cần phải nổi bật hay vang dội, sự hi sinh thầm lặng thường tồn tại trong những hành động nhỏ nhặt, từ trái tim của những người với lòng nhân ái và lòng trung thành với cộng đồng.

Một trong những ý nghĩa sâu sắc nhất của sự hi sinh thầm lặng là tạo ra một môi trường sống tích cực và hòa bình trong xã hội. Khi mỗi người trong cộng đồng đều sẵn lòng hy sinh một phần nhỏ của bản thân mình để giúp đỡ người khác, không chỉ tạo ra một môi trường sống an lành và yên bình mà còn thúc đẩy sự đoàn kết và lòng tin vào nhau. Điều này tạo ra một chuỗi phản ứng tích cực, từ việc giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày cho đến việc tạo ra những dự án và chương trình phục vụ cộng đồng rộng lớn.

Thứ hai, sự hi sinh thầm lặng là biểu hiện cao quý của phẩm hạnh và đạo đức con người. Không phải lúc nào cũng có cơ hội để tỏ ra lớn lao và hùng hồn, nhưng mỗi khi có cơ hội, việc lựa chọn hy sinh vì lợi ích của người khác là biểu hiện của sự cao thượng và trưởng thành. Đó là dấu ấn của sự văn minh và sự nhân từ trong lòng con người.

Sự hi sinh thầm lặng cũng là nguồn lực quan trọng để tạo ra sự phát triển bền vững cho cả xã hội và cá nhân. Trong một thế giới mà những vấn đề như khủng hoảng môi trường, nghèo đói, và bất công xã hội đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, sự hi sinh thầm lặng đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc tạo ra các giải pháp và hành động cụ thể để giải quyết những thách thức này. Những người hy sinh thầm lặng không chỉ là những người đem lại sự giúp đỡ vật chất mà còn là những người lan tỏa những giá trị nhân văn và tinh thần mạnh mẽ, khơi nguồn động viên và sự lạc quan trong xã hội.

Cuối cùng, sự hi sinh thầm lặng mang lại cho bản thân người hi sinh một niềm hạnh phúc và ý nghĩa đích thực. Không có gì đáng giá bằng cảm giác được làm điều tốt cho người khác, không cần nhận lại sự đền đáp. Sự hài lòng và bình yên trong lòng từ việc làm điều thiện sẽ là nguồn động viên lớn để tiếp tục hành động vì cộng đồng và xã hội.

Tóm lại, sự hi sinh thầm lặng là một nguồn lực vô cùng quý báu và cần thiết cho mỗi xã hội và con người. Nó không chỉ là biểu hiện của lòng nhân ái và đạo đức mà còn là nền tảng của một xã hội văn minh và phát triển bền vững. Chúng ta cần trân trọng và khuyến khích những hành động hi sinh thầm lặng, và hãy nhớ rằng, dù nhỏ nhặt đến đâu, mỗi hành động đều có ý nghĩa và giá trị đích thực trong sự phát triển của xã hội và con người.

ngược chiều lê cảnh nhạc ; đọc hiểu ngược chiều ; đọc hiểu bài thơ ngược chiều ; đọc hiểu ngược chiều lê cảnh nhạc

 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *