Đề: ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)  ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt

Đọc văn bản sau: ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt

CA TRÙ – DI SẢN VĂN HÓA TINH THẦN LÂU ĐỜI VÀ ĐỘC ĐÁO

CỦA NGƯỜI VIỆT

Lịch sử hình thành

Cho đến nay chưa ai biết chính xác Ca trù có từ bao giờ, chỉ biết nó bắt đầu thịnh hành từ thế kỉ 15. Trước đây, nghệ thuật Ca trù gắn liền với hoạt động của các giáo phường, một tổ chức hành nghề mang tính chuyên biệt của những người hành nghề ca hát, và thường diễn ra trong các không gian ở đình làng, đền thờ thần, nhà thờ tổ nghề, dinh thự và ca quán…

Đặc điểm của ca trù

Ca trù có lối hát phong phú và đa dạng. Bài hát chủ yếu là các tác phẩm thuộc những thể thơ văn tiêu biểu của người Việt nhưng phổ biến nhất vẫn là “hát nói”, một thể văn vần có tính cách tự do phóng khoáng, và có tính văn học cao.

Lời lẽ, ca từ của Ca trù mang tính ít lời nhiều nghĩa, giàu chất thơ, mang nhiều cảm xúc, sâu lắng. Nội dung có đủ các thể loại từ trữ tình lãng mạn đến sử thi hùng ca, triết lí, giáo huấn… Bởi vậy, trong nghệ thuật Ca trù, từ soạn giả (người soạn lời bài hát), ca nương, kép đàn (nghệ sĩ biểu diễn) cho đến người thưởng thức (quan viên) thường là bậc văn sĩ, trí thức, những người tài hoa về thơ văn, âm nhạc. (…)

Linh hồn của Ca trù chính là ca nương, nữ hát chính có thanh sắc vẹn toàn, được đào tạo bài bản, công phu, vừa hát vừa gõ nhịp phách, kĩ thuật hát rất tinh tế, điêu luyện, nắn nót, trau chuốt từng câu, từng lời. Kế tiếp là nhạc công, thường gọi là kép đàn. Người này chơi đàn đáy luyến láy, nhặt khoan, lúc thánh thót, lúc ngân nga rất hòa nhịp với giọng hát của ca nương. Một phần không thể thiếu khác đó là người nghe, gọi là quan viên. Trong số các quan viên ấy người nào sành âm luật, thanh nhạc, vũ đạo… thì được mời ngồi cầm trống chầu. Quan viên cầm trống chầu vừa giữ vai trò là người thẩm âm, giữ nhịp, vừa để biểu hiện sự khen-chê, thưởng-phạt bằng cách thể hiện qua cách gõ trống của mình mỗi khi nghe ca nương, kép đàn trình diễn. Vì thế mỗi khi nghe đào kép thể hiện lúc nhặt lúc khoan, lúc tha thiết lúc dặt dìu, lúc cứng cỏi lúc đài các… quan viên sẽ tùy theo cảm nhận, cảm xúc của mình để có cách gõ trống chầu khác nhau. Do đó tiếng trống chầu thể hiện rất rõ trình độ của người thưởng thức cũng như tài nghệ của người biểu diễn.

(Theo Thảo Vy, nguồn: https://vietnam.vnanet.vn)

ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt
Ca trù

Thực hiện các yêu cầu: ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt

Câu 1. Xác định đề tài của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)

Câu 3. Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả? (1,0 điểm)

Câu 4. Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra mối quan hệ giữa các phần trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản? (1,0 điểm)

Câu 5. Theo anh/chị, tuổi trẻ hôm nay cần có những hành động gì để bảo vệ các di sản văn hóa tinh thần của cha ông? (1,0 điểm)

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của các giá trị văn hóa truyền thống đối với xã hội hôm nay.

Câu 2. (4,0 điểm) ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích hình tượng nhân vật “bà cô” trong truyện ngắn sau:

(Lược dẫn: Mỗi lần ra Hà Nội, nhân vật “tôi” thường đến chơi nhà bà cô của mình, vì bà là một người mà nhân vật “tôi” rất kính nể và yêu mến. Bà có một ngôi nhà ở ngay trung tâm Hà Nội, đã nhiều người hỏi mua hoặc hỏi thuê với giá rất cao, nhưng bà không đồng ý. Đối với bà, duy trì được nếp nhà quan trọng hơn việc làm giàu).

Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn. Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào. Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ. Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm, cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp. (…) Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập. Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi”. Tôi cười: “Lại khó đến thế sao?”. Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, tao. Anh có học được không?”. À, thế thì khó thật. Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.

***

… Tại sao bà cụ không chịu bán nhà, chia tiền cho các con để họ lập cơ nghiệp riêng? Lớn rồi thì phải ở riêng, nó thuận lợi với sự phát triển. Con cái đã trưởng thành, vẫn bắt ở chung, ăn chung như trại lính, đâu có phải chuyện tính toán khôn ngoan. Bà cụ nghe tôi nói cười tít cả mắt, ra cái vẻ mọi sự bà đã tính cả rồi, đâu có đợi một thằng nhà văn ngây ngô mách nước. Bà nói, hiện nay các con bà vẫn thích đi làm cho nhà nước bằng cái nghề chuyên môn đã được đào tạo của mình. Ngoài giờ đi làm thì bọn nó đọc sách, dạy con học, bù khú với bạn bè. Họ thích sống như thế và có điều kiện để sống nhàn nhã như thế. Họ không có óc kinh doanh, không có nhu cầu phải kinh doanh. Không cần đến tiền thì không nên một lúc cầm quá nhiều tiền. Đồng tiền do may mắn mà có, do thời thế đổi thay mà có rất dễ là mầm mống của nhiều tai họa. Vì người có tiền chưa kịp học cách tôn trọng đồng tiền, sai khiến đồng tiền. Ở cái nhà này, theo tôi biết, chưa bao giờ họ mua vé số. Cũng không thờ cúng ông thần bà thánh nào, ngoại trừ ngày giỗ để anh em con cháu có dịp gặp gỡ nhau. Họ không cầu gặp may mắn, không săn đón may mắn. Họ chỉ nhận những cái đáng nhận. Bà cụ vẫn đi lễ các chùa miếu đền phủ với bạn bè nhưng bà không khấn. Bà cũng chưa từng xem tướng, xem bói, xin xăm. Ngày chú tôi mất mọi việc hậu sự chỉ một mình cô tôi lo liệu, không hỏi han bất cứ ai, không xem giờ xem ngày gì cả. Việc cưới xin của các con cũng thế. Đưa con gái đi, đón con dâu về tuyệt đối không có xem tháng xem ngày. Trong một lần trò chuyện, bà hỏi tôi: “Anh có phân biệt được người giàu lương thiện và kẻ giàu bất lương không?” “Trong bao lâu?” “Trong một lần tiếp xúc” “Thế thì khó!” Bà bảo, bà vẫn phân biệt được. Những đứa giàu lên do cướp đoạt, lừa đảo nói chuyện một lúc là biết. Bọn họ khinh người rẻ của lắm. Họ không tin một ai cả, càng không tin còn có lòng tốt ở đời. Họ chỉ tin có tiền. Tiền là quân của họ. Một đội quân giặc cướp, sẵn sàng tàn phá tất cả, tiêu diệt tất cả để đạt được những cái đích phù phiếm của chủ nó. Bà nói, bà là người biết quý trọng đồng tiền từ trẻ tới già, nhưng mấy năm gần đây bà lại sợ tiền. Nghe chuyện của thiên hạ mà sợ. Càng ít sờ mó tới tiền càng tốt. Nó có độc đấy! Bàn tay thương vợ, bàn tay yêu con, bàn tay nắm bàn tay của bạn bè đếm mãi tiền nhiễm độc lúc nào không hay, sẽ không còn là bàn tay của người nữa. Vì lẽ đó mà bà chưa muốn bán nhà. (…).

(Nếp nhà, Nguyễn Khải[1], in trong Nguyễn Khải – Tuyển tập truyện ngắn,  Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2015)

[1] Nguyễn Khải (1930-2008) là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Là nhà văn xông xáo, luôn bám sát thời sự, ông nổi bật ở khả năng phát hiện vấn đề, phân tích tâm lí sắc sảo. Trước năm 1978, Nguyễn Khải đem lại ấn tượng về một ngòi bút văn xuôi có khuynh hướng chính luận với sức mạnh của lí trí tỉnh táo. Từ năm 1978 trở đi, sáng tác của ông ngả dần sang cảm hứng triết luận và có sự quan tâm đến số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường với giọng văn đôn hậu, trầm lắng, nhiều chiêm nghiệm.

ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt

Gợi ý trả lời  ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt 4,0
  1 Đề tài của văn bản: ca trù. 0,5
2 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: Thuyết minh. 0,5
3 Cách đặt nhan đề vừa bao quát được thông tin chính của văn bản, vừa thể hiện được quan điểm, thái độ của tác giả đối với ca trù – di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam. 1,0
4 – Văn bản trên được chia làm hai phần (phần 1: lịch sử hình thành ca trù; phần 2: đặc điểm của ca trù).

– Hai phần trong văn bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: bổ sung thông tin cho nhau để cùng hướng tới làm rõ cho thông tin chính của văn bản.

1,0
5 Tuổi trẻ hôm nay cần có những hành động như:

– Tìm hiểu để thấy được giá trị to lớn của các di sản văn hóa tinh thần do cha ông để lại.

– Tuyên truyền để mọi người cùng có ý thức bảo vệ và gìn giữ các di sản văn hóa tinh thần.

– Giới thiệu, quảng bá các di sản văn hóa tinh thần của dân tộc ra với bạn bè quốc tế.

– Lên án, ngăn chặn những hành vi mang tính hủy hoại, làm biến dạng giá trị các di sản văn hóa tinh thần.

1,0
II   VIẾT  ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của các giá trị văn hóa truyền thống đối với xã hội hôm nay. 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Suy nghĩ về ý nghĩa của các giá trị văn hóa truyền thống đối với xã hội hôm nay. 0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.

Sau đây là một số gợi ý:

– Làm giàu có, phong phú đời sống tinh thần của xã hội.

– Góp phần tạo nền tảng để duy trì các giá trị đạo đức.

– Góp phần định hướng cho hướng đi của xã hội trong tương lai.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích hình tượng nhân vật “bà cô” trong truyện ngắn “Nếp nhà”. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Nghị luận văn học.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:

Tham khảo: ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt

1. Khái quát tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận:

– Tác giả, tác phẩm: Nguyễn Khải (1930-2008) là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Trước năm 1978, Nguyễn Khải đem lại ấn tượng về một ngòi bút văn xuôi có khuynh hướng chính luận với sức mạnh của lí trí tỉnh táo. Từ năm 1978 trở đi, sáng tác của ông ngả dần sang cảm hứng triết luận và có sự quan tâm đến số phận cá nhân trong cuộc sống đời thường với giọng văn đôn hậu, trầm lắng, nhiều chiêm nghiệm. “Nếp nhà” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải.

– Nêu vấn đề: phân tích hình tượng nhân vật “bà cô” trong truyện ngắn “Nếp nhà”.

2. Triển khai vấn đề nghị luận:

2.1. Phân tích nhân vật bà cô:

– Là một người phụ nữ có ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của nề nếp gia đình và luôn nỗ lực gìn giữ gia phong: bà cho các con ở chung trong một đại gia đình, ăn ở vừa phân minh vừa tình cảm với các con, nhất là dành sự tôn trọng chân thành đối với con dâu.

– Bà cũng ý thức được việc xây dựng nề nếp gia đình là không hề dễ dàng, đơn giản, mà đó là một quá trình rất lâu dài, có khi phải mất đến mấy đời. Do vậy, khi được khu phố mời báo cáo về nếp sống gia đình cho mọi người học tập, bà đã từ chối, bởi “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi”.

– Bà luôn có cái nhìn tỉnh táo về đồng tiền: bà không khinh rẻ nó, nhưng cũng không để nó cám dỗ. Bà sẵn sàng từ chối mọi mối lợi béo bở, để giữ lại ngôi nhà, giữ lại nếp nhà. Bởi bà biết rằng: đồng tiền do may mắn, do thay đổi thời thế đem lại rất dễ gây ra tai họa.

=> Có thể nói, nhân vật bà cô là một người phụ nữ tiêu biểu cho những tinh hoa của Hà Nội xưa, cho những phẩm chất đáng quý của con người chốn kinh kì. Qua nhân vật bà cô, tác giả cho ta thấy rằng: con người cần biết coi trọng đạo đức, coi trọng nề nếp gia phong, biết tỉnh táo trước đồng tiền, chỉ khi đó chúng ta mới có được cuộc sống hạnh phúc.

2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

– Lối kể chuyện tự nhiên, có sự hồ hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật.

– Khắc họa tính cách nhân vật một cách sắc nét.

3. Đánh giá khái quát lại vấn đề ở đề bài.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

1,5
đ. Diễn đạt  ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo: ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt

Tham khảo câu 1 làm văn.  ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt

Trong xã hội hiện đại, các giá trị văn hóa truyền thống đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển và ổn định của mỗi quốc gia. Những giá trị này không chỉ là di sản quý báu từ quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng và động lực cho cuộc sống hiện tại và tương lai của mỗi con người và xã hội. Về ý nghĩa của các giá trị văn hóa truyền thống: Đầu tiên, các giá trị văn hóa truyền thống góp phần quan trọng trong việc gắn kết cộng đồng. Chúng là những điểm liên kết kết nối mọi người với nhau, tạo ra sự đoàn kết và lòng tự hào chung về quá khứ và bản sắc dân tộc. Nhờ vào những giá trị này, cộng đồng có thể đoàn kết và hỗ trợ nhau trong các hoàn cảnh khó khăn. Thứ hai, các giá trị văn hóa truyền thống giúp duy trì bản sắc và danh dự của mỗi dân tộc. Chúng là biểu hiện của lịch sử, văn hóa, và truyền thống của mỗi quốc gia, tạo nên sự độc đáo và đặc biệt của từng nền văn hóa. Qua việc bảo tồn và phát huy những giá trị này, mỗi dân tộc có thể tự hào về bản sắc và văn hóa của mình. Thứ ba, các giá trị văn hóa truyền thống góp phần vào việc duy trì sự ổn định và hòa bình trong xã hội. Chúng thường đề cao sự tôn trọng, hòa bình, và lòng trung thành, từ đó giúp giảm bớt xung đột và căng thẳng trong quan hệ xã hội. Các giá trị này cũng khuyến khích sự hiểu biết và sự đồng thuận trong quan điểm và hành động. Cuối cùng, các giá trị văn hóa truyền thống tạo nền tảng cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Chúng là nguồn cảm hứng và động lực cho sự sáng tạo và đổi mới, giúp mỗi quốc gia tiến xa hơn trên con đường phát triển. Qua việc kế thừa và phát triển những giá trị này, con người có thể tạo ra một tương lai tươi sáng hơn cho chính mình và thế hệ sau. Tóm lại, các giá trị văn hóa truyền thống có ý nghĩa to lớn đối với xã hội hôm nay, từ việc gắn kết cộng đồng, duy trì bản sắc và danh dự, đến việc duy trì sự ổn định và hòa bình, và tạo nền tảng cho sự phát triển và tiến bộ. Đối với mỗi cá nhân và xã hội, việc gìn giữ và tôn trọng những giá trị này là vô cùng quan trọng để xây dựng một tương lai đầy hứa hẹn và phồn thịnh. 

ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; đọc hiểu ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời ; ca trù di sản văn hóa tinh thần lâu đời và độc đáo của người việt

 

 

 

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *