Đề: hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé
Đọc văn bản sau: hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé
Tôi không muốn mời anh đi xa lạ
Tìm đau thương trong xã hội điêu tàn.
Kể làm sao cho hết cảnh lầm than
Lúc trái ngược đã tràn đầy tất cả!
Này đây anh, một bức tranh gần gũi:
Nó thô sơ? Có lẽ. Nhưng trung thành.
Nó tầm thường? Nhưng chính bởi hồn anh
Chê chán kẻ bị đời vui hắt hủi.
Hai đứa bé cùng chung nhà, một tuổi
Cùng ngây thơ, khờ dại, như chim con
Bụi đời dơ chưa vẩn đục hồn non
Cùng trinh tiết như hai tờ giấy mới.
Ồ lạ chửa! Đứa xinh tròn mũm mĩm
Cười trong chăn và nũng nịu nhìn me.
Đứa ngoài sân, trong cát bẩn bò lê
Ghèn nhầy nhụa, ruồi bu trên môi tím!
Đứa chồm chập vồ ôm ly sữa trắng
Rồi cau mày: “Nhạt lắm! Em không ăn!”
Đứa ôm đầu, trước cổng đứng treo chân
Chờ mẹ nó mua về cho củ sắn!
Đứa ngây ngất trong phòng xanh mát rượi
Đây ngựa ngà, đây lính thổi kèn Tây.
Đứa kia thèm, giương mắt đứng nhìn ngây
Không dám tới, e đòn roi, tiếng chưởi!
Vẫn chưa hết những cảnh đời đau khổ
Nhưng kể làm chi nữa, bạn lòng ơi!
Hai đứa kia như sống dưới hai trời
Chỉ khác bởi không cùng chung một tổ:
Đứa vui sướng là đứa con nhà chủ
Và đứa buồn, con mụ ở làm thuê.
Huế, tháng 10-1937
(Hai đứa bé, Tố Hữu, in trong Thơ Tố Hữu, Nxb Văn học, Hà Nội, 2016)
Thực hiện các yêu cầu: hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình trong văn bản? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc miêu tả hai bức tranh cuộc sống đối lập trong văn bản? (1,0 điểm)
Câu 4. Nêu cảm hứng chủ đạo của văn bản? (1,0 điểm)
Câu 5. Từ vấn đề đặt ra trong văn bản, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân mình? (1,0 điểm)
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé
Câu 1. (2,0 điểm) hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng điểm nhìn trần thuật trong văn bản sau:
(Lược một đoạn: Mười bốn tuổi, vì lấy cắp tiền của mẹ đi chơi điện tử, nhân vật “tôi” bị ba đánh đòn. Giận gia đình, cậu quyết định bỏ nhà đi bụi, nhưng không dám đi xa, sợ ba mẹ… kiếm mình mà không gặp. Rồi cậu gặp Lụm “còi”, một cậu bé bị mẹ bỏ rơi từ lúc lọt lòng, sống bằng nghề bán bánh mì. Hai đứa bé nhanh chóng làm quen với nhau…).
– Sao mày đi bụi? – Thằng Lụm chợt hỏi.
– Ba tao – tôi chép miệng ra vẻ oan ức – Ba tao đánh tao.
– Ý, bị đòn hả?- Tự nhiên nó hào hứng. Bị đánh bằng gì?
– Bằng roi, cây roi dài thiệt dài (nhưng cây roi ba đánh tôi là cây thước thợ may của mẹ, cụt ngủn hà). Bự tổ cha vậy nè .
Tôi đưa bắp tay ốm ròm ra.
– Đánh nghe đau mà chắc đã lắm hen?
Giọng thằng Lụm vừa hồ hởi vừa có vẻ ganh tị.- Mày sướng thiệt ( trời, bị đánh mà sướng nỗi gì). Vậy mà còn bỏ nhà đi. Đồ ngu!
Tự nhiên vậy rồi nó chửi tôi à. Tôi cãi:
– Mầy đâu có má có ba đâu có biết. Người lớn khó dữ lắm.
– Chẳng thà có má, có ba, bị rầy gì tao cũng chịu – Thằng Lụm trở nên trầm ngâm, coi nó già quá trời! – Nhưng mầy đừng có lo, tao ngồi đây thể nào cũng gặp má tao thôi. Thế nào má đi qua má cũng nhìn ra tao. Mai mốt bị rầy, bị đòn cho đã.
Tự nhiên tôi thấy thương thằng Lụm quá. Nó kể với tôi, nó đã chờ má nó từ hổi bảy tuổi tới giờ. Ban ngày nó đi bán bánh mì, ban đêm nó mới ra đây. Nó nói chừng nào nó giàu nó thôi bán bánh mì vì biết đâu má nó vẫn thường qua đây ban ngày mà không thấy nó. Nó chợt hỏi:
– Mầy sướng thấy mồ, mới bị đánh tí đã bỏ đi. Bây giờ mầy có dám đổi với tao không? Ở một mình buồn lắm, mầy ngu thì thôi đi.
Thằng Lụm nói với giọng kẻ cả. Tôi giật mình, bây giờ có ông tiên nào hiện ra để đổi vị trí hai đứa, chắc tôi buồn lắm. Ừ, có lẽ, ở nhà bị rầy bị đánh vẫn hơn đi bán bánh mì, ngủ bờ ngủ bụi như vầy. Ở nhà, giờ này, mẹ khuấy cho tôi một ly sữa uống trước khi đi ngủ ( mèn ơi, cung gần 14 tuổi rồi mà… như con nít…), mẹ hỏi tôi đánh rằng chưa, tôi nói rồi, mẹ không tin biểu tôi nhe răng ra, thừa lúc hai mà tôi phồng phồng, mẹ sẽ hôn tôi. Giờ nầy, nếu tôi đang mải đọc truyện tranh, ba sẽ biểu tôi cất sách, đi ngủ, ba sẽ ém mùng, tắt đèn giùm tôi khi bước ra khỏi căn phòng dán đầy hình ảnh Doreamon và Siêu Nhân.
Thằng Lụm “còi” làm tôi hối hận và nhớ ba mẹ quá chừng. Tôi muốn trở về. Tôi ngồi im lặng suy nghĩ trong khi thằng Lụm đứng dậy để nhìn mỗi khi có một lượt xe dừng lại trước đèn đỏ. Tôi chợt sợ quá, có khi nào ba mẹ giận bỏ tôi luôn như thằng Lụm không. Ba mẹ sẽ sanh nhiều thiệt nhiều em khác còn tôi thì biết kiếm đâu ra ba mẹ khác bây giờ. Tôi ngồi lo lắng đến mức, khi ba mẹ tôi ghé xe lại dưới đường tôi còn không hay. Thấy bóng mẹ dứng sịch trước mặt mình, tôi bật khóc:
– Con tưởng đâu ba mẹ bỏ con luôn rồi.
Mẹ không vồ vập ôm lấy tôi mà điềm đạm cầm bàn tay tôi bóp mạnh, còn ba thì vỗ vỗ vào đầu tôi.
– Con hư quá. Con đừng làm vậy ba mẹ buồn.
Thằng Lụm đứng trân trân nhìn tôi với đôi mắt buồn tủi. Tôi quẹt nước mắt bươc lại gần nó, bất giác tôi gọi thằng Lụm bằng anh:
– Em về nghen, anh Lụm.
Thằng Lụm gật đầu, nó ngẩng lên nhìn ba mẹ tôi rồi quay lại:
– Ba ma mầy hiền lằm phải không?
– Ừ, sao anh biết?
Nó ra vẻ ta đây:
– Nhìn tướng là biết – rồi nó mơ màng – ba má tao cũng hiền, tao tin vậy.
Mẹ lại gần nắm tay tôi, mẹ nói “Về đi con, khuya rồi, mai còn đi học”, quay qua thằng Lụm, mẹ hỏi “còn cháu? Cháu không về nhà à?”. Thằng Lụm cảm động, lắc đầu, nó nói trổng không:
– Mai mốt ra đây chơi, nghen mậy!
Tôi vừa ngoái vừa gật đầu. Ba tôi hỏi ai, tôi trả lời “bạn con. Anh Lụm. Anh Lụm tội nghiệp lắm ba à…”. Không biết thằng Lụm “còi” có biết tôi đang kể về nó không mà nó nhìn theo xe tôi đến khuất thì thôi. Khi tôi ngoái lại, dưới đèn sang rực, tôi thấy trong mắt nó lấp loáng những giọt nước. Tôi ngồi giữa ba và mẹ, nghe ấm hẳn lên. Tôi lên tiếng:
– Bữa nào ba mẹ cho con lại thăm anh Lụm “còi” ba mẹ ha!
(Lụm còi, Nguyễn Ngọc Tư, in trong Giao thừa – tập truyện ngắn, Nxb Trẻ, Tp.HCM, 2019)
Câu 2. (4,0 điểm) hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé
Từ nội dung truyện ngắn “Lụm còi” của Nguyễn Ngọc Tư, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải trân trọng những gì mình đang có.
Gợi ý trả lời hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé | 4,0 | |
1 | Thể thơ: Tám chữ. | 0,5 | |
2 | Dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình: xuất hiện trực tiếp (xưng tôi). | 0,5 | |
3 | Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc miêu tả hai bức tranh cuộc sống đối lập trong văn bản:
– Hai bức tranh đối lập: + Đứa bé con người chủ được nuông chiều, sống sung sướng, thừa mứa. + Đứa bé con người ở sống cuộc sống thiếu thốn, khổ sở. – Tác dụng: + Phản ánh những cảnh đời trái ngược trong xã hội cũ. + Lên án sự bất công trong xã hội cũ. |
1,0 | |
4 | Cảm hứng chủ đạo của văn bản:
– Bày tỏ niềm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ. – Ngầm lên án sự bất công trong xã hội cũ đã tạo nên những cảnh đời đối lập một cách đầy éo le, ngang trái. |
1,0 | |
5 | – Vấn đề đặt ra trong văn bản: sự bất công trong xã hội.
– Rút ra bài học: cần lên án và đấu tranh để chống lại sự bất công, nhằm đem đến cho mọi người, nhất là trẻ em một cuộc sống bình đẳng, ấm no, hạnh phúc. |
1,0 | |
II | VIẾT hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé | 6,0 | |
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng điểm nhìn trần thuật trong văn bản. | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng điểm nhìn trần thuật trong văn bản. | 0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.
Sau đây là một số gợi ý: – Truyện được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật “tôi” – người kể lại câu chuyện, đồng thời cũng là một nhân vật trong truyện. – Việc sử dụng điểm nhìn này vừa làm cho câu chuyện được kể lại một cách khách quan, vừa giúp người đọc theo dõi được những diễn biến nội tâm sâu kín của nhân vật: + Ta thấy được cuộc sống bơ vơ, nghèo khổ và khát vọng hạnh phúc thật cảm động của nhân vật Lụm “còi”. + Nhân vật “tôi” đã soi vào đó để ngẫm về mình, thấy được giá trị của những thứ mình đang có, từ đó mà thay đổi hẳn thái độ đối với ba mẹ, từ bỏ ý định bỏ nhà đi bụi để… trả thù. + Sử dụng điểm nhìn của nhân vật “tôi” – một đứa trẻ, tác giả cũng khiến cho câu chuyện được kể lại mang nét trong trẻo, hồn nhiên, do đó càng khiến người đọc thấm thía, cảm động. |
0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 | ||
đ. Diễn đạt: hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo: hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | Từ nội dung truyện ngắn “Lụm còi” của Nguyễn Ngọc Tư, hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải trân trọng những gì mình đang có. | 4,0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:
Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: | 0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:
Tham khảo: hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé 1. Giới thiệu tác phẩm và vấn đề nghị luận đặt ra trong tác phẩm: – “Lụm còi” của Nguyễn Ngọc Tư là một truyện ngắn nhẹ nhàng mà sâu sắc. – Nó đặt ra một vấn đề có ý nghĩa, giúp chúng ta biết trân trọng những gì mà mình đang có được. 2. Triển khai vấn đề nghị luận: 2.1. Bàn luận về vấn đề trong tác phẩm: – Nhân vật “tôi” vì bị bố đánh đòn, vì dỗi hờn của tuổi thơ nên đã quyết bỏ nhà ra đi để trả thù bố mẹ. Nhân vật Lụm còi – một đứa trẻ mồ côi – thì coi việc bị bố mẹ la mắng, cho ăn vài cây roi là điều may mắn và đáng ao ước, vì như thế có nghĩa là mình đang có một gia đình, đang có người quan tâm dạy dỗ, yêu thương. – Qua lời tâm sự của Lụm còi, nhân vật “tôi” đã nhận ra cái sai lầm trong suy nghĩ của mình, từ đó thấy yêu quý bố mẹ, biết trân trọng những gì mình có. 2.2. Bàn luận về vấn đề trong đời sống xã hội: Trân trọng những gì mình đang có là điều cần thiết, bởi: – Nó giúp ta nhận ra giá trị của những thứ gần gũi và quen thuộc, để sau này chúng ta không phải hối tiếc vì đã vô tâm, hay hối tiếc vì đã đánh mất nó. – Trân trọng những gì mình đang có giúp chúng ta bằng lòng hơn với hiện tại, sống một cuộc sống thanh thản, thư nhàn, không bị dày vò bởi sự đố kị, bởi những tham vọng vô cùng vô tận. – Trân trọng những gì mình đang có giúp chúng ta biết học cách chấp nhận, có bản lĩnh để trở nên tự tin hơn, dù là đang sống trong bất cứ hoàn cảnh nào. v.v… |
1,0 | ||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
1,5 | ||
đ. Diễn đạt hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo: hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
Tham khảo: hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé
Từ truyện ngắn “Lụm còi” của Nguyễn Ngọc Tư, ta thấy được một thông điệp sâu sắc về việc trân trọng những gì mình đang có trong cuộc sống. Câu chuyện về một cậu bé 14 tuổi tên là “tôi” đã đánh mất niềm tin vào gia đình và quyết định rời nhà sau một sự cố nhỏ. Tuy nhiên, gặp gỡ với Lụm “còi”, một cậu bé bị bỏ rơi từ nhỏ, đã giúp “tôi” nhận ra giá trị của gia đình và sự quan trọng của việc trân trọng những gì mình có.
Trong cuộc sống, chúng ta thường dễ mắc phải những lúc cảm thấy bất mãn và không hài lòng với những điều hiện tại mà chúng ta đang có. Nhưng câu chuyện của “tôi” đã làm cho chúng ta nhận ra rằng, dù có khó khăn và không hoàn hảo, nhưng gia đình và những người thân yêu luôn là một phần quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. “Tôi” đã nhận ra điều này thông qua việc gặp gỡ với Lụm “còi”, người đã sống trong cảnh khốn khổ từ nhỏ và không có gia đình để bảo vệ và chăm sóc. Bằng cách so sánh cuộc sống của mình với cuộc sống của Lụm “còi”, “tôi” nhận ra giá trị của sự quan tâm và yêu thương từ gia đình. Điều này khẳng định rằng, dù có những lúc gặp khó khăn và xảy ra xung đột, nhưng mối quan hệ gia đình vẫn luôn đáng trân trọng và cần được giữ gìn.
Việc trân trọng những gì mình đang có giúp chúng ta nhìn nhận và đánh giá lại cuộc sống một cách tích cực hơn. Thay vì luôn tìm kiếm cái mới và mong muốn điều gì đó hoàn hảo hơn, việc biết ơn và trân trọng những gì mình đã có giúp chúng ta tạo ra một tinh thần biết ơn và hài lòng với cuộc sống hiện tại. Điều này giúp chúng ta cảm thấy tự hào và hạnh phúc với những thành tựu và niềm vui nhỏ bé hàng ngày, thay vì luôn tìm kiếm hạnh phúc ở những điều xa xỉ và không thực tế.
Ngoài ra, việc trân trọng những gì mình đang có cũng giúp chúng ta tạo ra một tinh thần biết ơn và lòng nhân ái. Khi nhìn nhận giá trị của những điều nhỏ bé và đơn giản trong cuộc sống, chúng ta trở nên biết ơn hơn và sẵn lòng chia sẻ yêu thương và hỗ trợ với những người xung quanh. Điều này không chỉ làm cho chính chúng ta trở nên hạnh phúc hơn mà còn tạo ra một xã hội tích cực và đầy đủ lòng nhân ái.
Cuối cùng, việc trân trọng những gì mình đang có giúp chúng ta tạo ra một tinh thần kiên nhẫn và bền bỉ trong cuộc sống. Thay vì luôn mong muốn và nản chí trước những khó khăn và thất bại, việc biết ơn và trân trọng những gì mình đã có giúp chúng ta tìm thấy sức mạnh và lòng can đảm để vượt qua mọi thử thách và khó khăn.
Tóm lại, việc trân trọng những gì mình đang có không chỉ là một hành động đạo đức mà còn là một cách tiếp cận tích cực và khôn ngoan với cuộc sống. Bằng cách này, chúng ta có thể tạo ra một cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa và đầy đủ, không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh.
hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé tố hữu ; đọc hiểu hai đứa bé