Đề: khuyến học ; đọc hiểu khuyến học
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) khuyến học ; đọc hiểu khuyến học
Đọc văn bản sau: khuyến học ; đọc hiểu khuyến học
Bây giờ hãy thử mang giá trị của con người ra so sánh thử xem? Chẳng phải là tất cả đều bình đẳng đó sao? Nhưng “bình đẳng” ở đây không có nghĩa là người nào cũng phải có điều kiện sống ngang nhau, mà “bình đẳng” ở đây có nghĩa là ai ai cũng đều có quyền lợi ngang nhau, vì chúng ta đều là con người cả.
Nếu nói về điều kiện sống thì có người giàu người nghèo; kẻ mạnh, kẻ yếu, người thông minh, người đần độn. Có người sinh ra thuộc tầng lớp lãnh chúa, quý tộc, ở trong lâu đài, biệt thự, ăn ngon mặc đẹp, thì cũng có người sinh ra phải đi làm thuê làm mướn, sống trong hang cùng ngõ hẻm, hằng ngày chỉ đủ vắt mũi bỏ miệng. Bằng tài năng, có người trở thành chính khách, thành doanh nhân tầm cỡ có thể xoay chuyển thế gian, thì cũng có người chỉ có trí tuệ vừa phải, buôn bán lặt vặt, đến đâu hay đó. Có lực sĩ, có đô vật Sumo lực lưỡng thì cũng có công tử bột, thiếu nữ liễu yếu đào tơ. Mỗi người mỗi vẻ, nhưng quyền lợi cơ bản với tư cách là con người thì ai cũng như ai, hoàn toàn ngang nhau.
Vậy thì thế nào là quyền lợi của con người? Đó chính là quyền được coi trọng sinh mạng, quyền bảo vệ tài sản, quyền được tôn trọng nhân cách và danh dự.
Kể từ khi sinh ra con người trên thế giới này, Trời đã truyền cho con người năng lượng thể xác và tinh thần, đã quy định rõ ai cũng có quyền sống. Không kẻ nào được phép xâm phạm quyền lợi đó. Sinh mạng của lãnh chúa cũng quý giá như sinh mạng của người làm thuê. Ý thức bảo vệ đống gia tài khổng lồ của các nhà tư bản kếch sù cũng không khác gì ý thức bảo vệ đồng vốn ít ỏi của những người buôn bán lặt vặt. (…)
Dân cày có thể khác với địa chủ về điều kiện sống nhưng không khác về quyền lợi. Dẫm phải gai, người dân kêu đau, không lẽ cũng dẫm phải gai mà địa chủ bảo không đau. Ăn của ngon, chủ đất khen ngon, không lẽ cùng ăn của ngon mà dân làm thuê cuốc mướn chê dở.
Đã là người thì ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, có nhà cao cửa rộng và chẳng có ai lại muốn khổ cả. Âu cũng là lẽ thường.
Người nắm quyền lực vừa có tiền vừa có thế, người nông dân thì lại vừa nghèo vừa yếu thế. Phải thừa nhận rằng ở trên cõi đời có người mạnh người yếu, người giàu người nghèo, có sự khác biệt trong điều kiện sống. Nhưng việc cậy thế vì có tiền, có quyền, lợi dụng sự hơn kém trong điều kiện sinh hoạt để chèn ép người nghèo yếu, chính là hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Kẻ yếu có cách của kẻ yếu, họ sẽ tự bổ khuyết cho họ. Không có sự chèn ép nào tệ hại hơn việc sử dụng quyền thế để ức hiếp những người nghèo yếu.
(Trích Khuyến học, Fukuzawa Yukichi, Nxb Thế giới, Tp.HCM, 2021, tr.41-42)
Thực hiện các yêu cầu: khuyến học ; đọc hiểu khuyến học
Câu 1. Văn bản trên viết về vấn đề gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Văn bản trên có mấy luận điểm? Đó là những luận điểm nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Nhận xét về sự kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng ở văn bản trên? (1,0 điểm)
Câu 4. khuyến học ; đọc hiểu khuyến học
Chỉ ra mục đích, thái độ của người viết được thể hiện trong văn bản? (1,0 điểm)
Câu 5. khuyến học ; đọc hiểu khuyến học
Theo anh/chị, vấn đề bình đẳng về quyền lợi giữa người với người mà tác giả đặt ra trong văn bản có còn ý nghĩa đối với xã hội hôm nay không? Vì sao? (1,0 điểm)
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) khuyến học ; đọc hiểu khuyến học
Câu 1. (2,0 điểm) khuyến học ; đọc hiểu khuyến học
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về các giải pháp khắc phục sự bất bình đẳng về quyền lợi giữa người với người trong xã hội.
Câu 2. (4,0 điểm) khuyến học ; đọc hiểu khuyến học
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ sau:
Trời xanh thế! Hàng cây thơ biết mấy!
Vườn non sao! Đường cỏ mộng bao nhiêu.
Khi Phạm Thái gặp Quỳnh Như thuở ấy,
Khi chàng Kim vừa được thấy nàng Kiều.
Hỡi năm tháng vội đi làm quá khứ!
Trở về đây! Và đem trở về đây
Rượu nơi mắt với khi nhìn ướm thử,
Gấm trong lòng và khi đứng chờ ngây.
Và nhạc phất dưới chân mừng sánh bước;
Và tơ giăng trong lời nhỏ khơi ngòi;
Tà áo mới cũng say mùi gió nước;
Rặng mi dài xao động ánh dương vui.
Thiêng liêng quá, những chiều không dám nói,
Những tay e, những đầu ngượng cúi mau;
Chim giữa nắng sao mà kêu đến chói!
Ôi vô cùng trong một phút nhìn nhau!
Cho ta xin, cho ta xin sắc đỏ,
Xin màu xanh về tô lại khung đời…
Trời ơi, trời ơi, đâu rồi tuổi nhỏ?
Hôm xưa đâu rồi, trời ơi! trời ơi!
(Xuân đầu, Xuân Diệu[1], in trong tập Gửi hương cho gió, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1992
[1] Xuân Diệu, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, đại diện tiêu biểu của phong trào thơ Mới. Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Thơ ông là tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống đến tha thiết, luôn khát khao giao cảm với đời, cuộc đời hiểu theo nghĩa trần thế nhất.
Gợi ý làm bài khuyến học ; đọc hiểu khuyến học
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU khuyến học ; đọc hiểu khuyến học | 4,0 | |
1 | Văn bản bàn về vấn đề: sự bình đẳng về quyền lợi giữa con người với con người. | 0,5 | |
2 | Văn bản trên có hai luận điểm:
+ Luận điểm 1: Con người sinh ra có thể khác nhau về điều kiện sống. + Luận điểm 2: Con người phải luôn được bình đẳng về quyền lợi. |
0,5 | |
3 | Nhận xét về sự kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng trong văn bản:
– Lí lẽ và bằng chứng được kết hợp một cách chặt chẽ, làm tăng tính thuyết phục cho luận điểm và làm nổi bật luận đề của văn bản. – Cụ thể: + Khi nói về điều kiện sống của con người có thể khác nhau, tác giả đã đưa ra những bằng chứng rất trực quan, gần gũi: người giàu – người nghèo; người thông minh – kẻ đần độn; lãnh chúa, quý tộc – kẻ làm thuê, làm mướn;… Từ đó ta thấy rõ, con người được sinh ra trong những điều kiện khác nhau, thậm chí đối lập nhau. + Khi nói về sự bình đẳng về quyền lợi, bất chấp sự khác nhau về điều kiện sống, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng rất thuyết phục, không thể bàn cãi: giẫm phải gai thì ai giàu nghèo ai cũng đau như nhau, ăn món ngon thì bất kì ai cũng không chê là dở,… Đó là cái chung của mọi con người, không phân biệt quý tiện, sang hèn. |
1,0 | |
4 | Mục đích và thái độ của người viết:
– Mục đích: thuyết phục người đọc rằng con người dù sinh sống trong những điều kiện khác nhau, nhưng về quyền lợi họ cần phải được bình đẳng. – Thái độ: + Ủng hộ việc đảm bảo bình đẳng về quyền lợi giữa người với người. + Ngầm lên tiếng phản đối xã hội phân chia giai cấp, giàu nghèo, dẫn đến sự bất bình đẳng về quyền lợi giữa các cá nhân trong cộng đồng. |
1,0 | |
5 | Vấn đề bình đẳng về quyền lợi giữa người với người mà tác giả đặt ra trong văn bản vẫn còn ý nghĩa đối với xã hội hôm nay. Bởi vì: dù chúng ta đang nỗ lực xây dựng một xã hội công bằng, nhưng có một bộ phận vẫn còn giữ quan niệm phân biệt đối xử, dẫn đến những người nghèo, những người dân thường vẫn bị coi khinh, bị hạn chế về quyền lợi, thậm chí là mất quyền lợi. | 1,0 | |
II | VIẾT khuyến học ; đọc hiểu khuyến học | 6,0 | |
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về các giải pháp khắc phục sự bất bình đẳng về quyền lợi giữa người với người trong xã hội. | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: các giải pháp khắc phục sự bất bình đẳng về quyền lợi giữa người với người trong xã hội. | 0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.
Sau đây là một số gợi ý: – Tuyên truyền để mọi người nhận thức được rằng con người phải luôn được bình đẳng về quyền lợi. – Xây dựng hệ thống hiến pháp, luật pháp chặt chẽ, tiến bộ, nhân văn, nhằm đảm bảo sự bình đằng về quyền lợi cho mọi công dân. – Có những biện pháp xử lí nghiêm minh đối với các trường hợp lợi dụng thế lực và tiền bạc để đe dọa hoặc tước đoạt quyền lợi của những người yếu thế hơn mình. v.v… |
0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 | ||
đ. Diễn đạt: khuyến học ; đọc hiểu khuyến học
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo: khuyến học ; đọc hiểu khuyến học
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ. | 4,0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:
Nghị luận văn học. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ. | 0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:
Tham khảo: 1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận: – Tác giả, tác phẩm: Xuân Diệu, tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, đại diện tiêu biểu của phong trào thơ Mới. Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Thơ ông là tiếng nói của một tâm hồn yêu cuộc sống đến tha thiết, luôn khát khao giao cảm với đời, cuộc đời hiểu theo nghĩa trần thế nhất. “Xuân đầu” là một trong những thi phẩm in đậm dấu ấn phong cách thơ của ông. – Vấn đề nghị luận: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. 2. Triển khai vấn đề nghị luận: 2.1. Tâm trạng của nhân vật trữ tình: Bao trùm bài thơ là nỗi hoài niệm, lòng nhớ thương nuối tiếc về một thời tươi đẹp (xuân đầu của đời người) nay đã đi qua. – Thảng thốt hoài niệm về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc vào xuân, đồng thời cũng là vẻ đẹp của cuộc đời lúc vừa bước vào yêu. – Hoài niệm, nuối tiếc những giây phút đẹp đẽ nhất của cuộc đời đã trôi đi không trở lại: đó là những hồi hộp của lần chờ đợi với ánh mắt đắm say, lòng như thêu gấm; những lúc đi đến nơi hò hẹn, cả lòng người lẫn đất trời đều rạo rực, thăng hoa; những phút gặp nhau ngại ngùng, e thẹn nhưng lại vô cùng thiêng liêng, quý giá. – Trách cứ sự vô tình của thời gian. – Sự van nài tha thiết, muốn thời gian quay trở lại, nhưng đành bất lực, ngậm ngùi. => Tất cả nỗi hoài niệm, nhớ tiếc, trách móc, van nài ấy đều là những biểu hiện của một tâm hồn yêu đời đến cháy bỏng. Vì quá yêu đời nên vô cùng đau khổ khi những năm tháng tươi đẹp nhất của cuộc đời đã trôi qua. 2.2. Vài nét về nghệ thuật: – Xây dựng những hình ảnh độc đáo, giàu sức gợi tả. – Giọng điệu thơ tha thiết, đắm say. – Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: điệp, ẩn dụ,… 3. Đánh giá khái quát về tác phẩm và vấn đề ở đề bài. |
1,0 | ||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
1,5 | ||
đ. Diễn đạt khuyến học ; đọc hiểu khuyến học
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo: khuyến học ; đọc hiểu khuyến học
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
Tham khảo đoạn văn câu 1. khuyến học ; đọc hiểu khuyến học
Trong xã hội hiện nay, sự bất bình đẳng về quyền lợi giữa người với người vẫn là một vấn đề đầy thách thức và cần được giải quyết một cách quyết liệt. Để xóa bỏ những rào cản này và tạo ra một xã hội công bằng hơn, chúng ta cần áp dụng một loạt các giải pháp toàn diện và hiệu quả. Trước hết, việc tuyên truyền và giáo dục về ý thức và nhận thức về quyền lợi công bằng là rất cần thiết. Công chúng cần được nhắc nhở về sự quan trọng của việc đối xử công bằng và tôn trọng quyền lợi của mọi người, bất kể tầng lớp xã hội, tình trạng kinh tế hay nguồn gốc dân tộc. Tiếp theo, việc xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật chặt chẽ là bước quan trọng. Cần có các hiến pháp và luật pháp tiến bộ, nhân văn nhằm đảm bảo rằng mọi người đều được bảo vệ đầy đủ quyền lợi của mình. Điều này đòi hỏi sự minh bạch, công bằng và không phân biệt đối xử trong hệ thống pháp luật. Một phần quan trọng khác là việc xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Cần có các biện pháp pháp lý mạnh mẽ để xử lý những người lợi dụng thế lực và tiền bạc để đe dọa hoặc tước đoạt quyền lợi của những người yếu thế hơn. Chỉ thông qua việc áp dụng pháp luật một cách công bằng và không phân biệt đối xử, chúng ta mới có thể xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ. Tóm lại, để khắc phục sự bất bình đẳng về quyền lợi giữa người với người, chúng ta cần có một sự kết hợp hài hòa giữa tuyên truyền và giáo dục, xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Chỉ khi mọi người đều nhận thức và hành động theo đúng những nguyên tắc này, chúng ta mới có thể tiến bộ và tạo ra một xã hội bình đẳng và công bằng cho tất cả mọi người. khuyến học ; đọc hiểu khuyến học