Đề: sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

Đọc văn bản sau: sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

Nhân tính là những đặc trưng văn hóa để phân biệt con người với “con khác”, phân biệt giống người với những giống loài khác; khiến con người trở nên khác với muông thú, cỏ cây và máy móc. Đó phải là nhân quyền, nhân bản, nhân văn; là những giá trị có tính phổ quát và trường tồn, được nhân loại tiến bộ cùng chia sẻ như là “tự do, bình đẳng, bác ái” hay “chân, thiện, mỹ”, chứ không bị giới hạn hay chi phối bởi những góc nhìn của quốc gia, chủng tộc, tôn giáo hay thời đại.

Để hình thành nhân tính thì phải có cái “đầu sáng”, trái “tim nóng” và cái “bụng rộng”. “Đầu sáng” là cái đầu có khả năng minh định được ai là ai, cái gì là cái gì, và mình là ai; minh định được đúng-sai, phải-trái, chân-giả, thiện-ác, chính-tà…. “Tim nóng” là trái tim có hồn, biết rung cảm trước cái đẹp, nhất là cái đẹp vô hình, cái đẹp không nhìn thấy, không sờ thấy, mà chỉ có thể cảm thấy mà thôi; biết thổn thức trước nỗi đau của đồng loại; biết phẫn nộ trước cái ác; đầy tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn… “Bụng rộng” là sự bao dung, vị tha; chỉ có “bụng rộng” thì ta mới bớt hẹp hòi, bon chen, đố kỵ; chỉ có bụng rộng thì ta mới có thể chứa được cả sự hẹp hòi của người khác….

Nói cách khác, con người là một sinh vật có nhân tính, và nếu không có nhân tính thì không phải là con người, mà chỉ là con vật mang hình hài của con người.

(Theo Giản Tư Trung, Sư phạm khai phóng, Nxb Tri thức, Tp.HCM, 2023)

sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

Thực hiện các yêu cầu:  sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)

Câu 2. Văn bản trên viết về vấn đề gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Văn bản trên có mấy luận điểm? Các luận điểm có mối quan hệ với nhau như thế nào? (1,0 điểm)

Câu 4. Chỉ ra mục đích, thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản? (1,0 điểm)

Câu 5. Thông điệp nào từ văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Lí giải? (1,0 điểm)

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)  sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

Câu 1. (2,0 điểm)  sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của lối sống không có bản sắc riêng.

Câu 2. (4,0 điểm)  sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Điền trong truyện ngắn sau: 

(Lược đoạn đầu: Điền là một nhà văn có gia cảnh nghèo túng, con cái lại ốm đau luôn. Sáng hôm ấy, sau một đêm mệt mỏi thức chăm con, Điền vẫn phải dậy sớm, nhịn ăn sáng, đi bộ lên tỉnh để lĩnh tiền nhuận bút. Trước khi đi, vợ anh dặn nhớ phải lấy thuốc cho đứa con gái lớn đang bị bệnh. Ở chỗ lĩnh tiền, Điền cãi cọ với người phát tiền, vì trong số tiền ông ta đưa cho anh, có tờ một đồng bị rách. Ông ta không chịu đổi, ném tờ tiền trở lại, tờ tiền bị quạt thổi bay vào chỗ đông người, khiến Điền mất toi một đồng bạc. Anh đành nhịn ăn trưa để bù vào chỗ số tiền bị mất ấy và cuốc bộ trở về nhà. Vì buồn bực, Điền quên mất cả việc mua thuốc cho con).

Về đến nhà thì trời đã sâm sẩm tối. Ðiền nhọc ươn người. Hắn đi tập tễnh như một người què, bước vào sân. Vợ hắn gọi hắn ngay:

– Thuốc của cái Hường đâu?

Hắn chợt nhớ ra, thừ mặt, rồi chẳng đáp nửa lời, hắn lại ấm nước, rót ra chén, ừng ực uống. Hắn uống hết chén này đến chén khác, không còn biết bao nhiêu chén. Mồ hôi vã ra như tắm. Uống xong, hắn mới vừa thở vừa bảo vợ:

– Tôi quên rồi!

Người đàn bà buông mặt xuống ngay. Thị giận dỗi với chồng:

– Quên! Chỉ quên suốt đời… Có mà tiếc tiền ấy!… Quên… quên thế nào! Người đâu mà có người tệ thế!…

Ðiền gần muốn nhảy lại vợ mà bóp cổ. Con vợ thật là khốn nạn! Sau một ngày hắn đã phải chịu không còn biết bao nhiêu nỗi khổ, đấy là những lời thở ra để mà đón hắn! Hắn quắc mắt lên, và nghiến răng..

– Im ngay! Câm cái mồm!

– Câm… câm cái gì? Mình trông con kia kìa! Mặt nó sưng lên bằng cái lệnh, chẳng còn trông thấy mắt, và mụn thì đầy lên kia!

Thị nói như người gào. Ðiền đưa mắt nhìn con gái. Mặt nó sưng to thật. Hắn nghẹn ngào trong cổ, không nói được. Vợ hắn càng gào mãi lên:

– Tiếc tiền! Tiếc tiền!… Nó chết rồi để tiền mà tiêu.

Ðiền tức sùi bọt mép. Mắt hắn lée ra lửa. Hắn giơ một bàn tay run lên, đánh nhịp cho lời nói bực dọc đến thành tàn nhẫn:

– Cho nó chết! Cho nó chết!… Sống làm gì nữa? Nay ốm, mai đau thì chết đi cũng phải!… Sống lắm cũng chỉ khổ và làm người ta khổ thôi, được gì? Chết đi! Mày chết đi!…

(Lược một đoạn: Điền đi vào giường nằm, cảm thấy thương thân mình và oán giận vợ đã không hiểu cho những nỗi khổ cực mà mình đã phải trải qua. Kể cả khi vợ vào hỏi han, có ý làm lành, Điền vẫn buông lời gắt gỏng).

Nhưng bỗng con bé Hường chạy vội ra đầu chái, về phía giường Ðiền. Ðiền nghe tiếng đôi guốc của nó lẹc khẹc rất nhanh một thoáng, rồi im lặng. Rồi Hường xịt mũi. Nó xụt xịt rất lâu ngoài ấy. Nó nghẹt mũi hay nó khóc? Ðiền cố lắng tai nghe. Hắn nghe thấy những tiếng Hường nức nở. Hắn đột nhiên run người. Lòng hắn quang ra. Những ý giận hờn bừa bộn vụt tan. Còn lại cái hình ảnh bé nhỏ của Hường, với cái mặt đầy mụn và sưng lên của nó, đôi mắt giàn giụa nước và miệng mếu. Con bé còn nhỏ tuổi nhưng đã rất hay khóc vụng; mỗi lần muốn khóc, nó lại tránh ra một chỗ, cố nén tiếng, không cho ai biết. Ðiền thấy thương nó quá. Tội nghiệp cho con bé! Nó ốm đau luôn và thường bị mẹ mắng chửi suốt ngày như tát nước. Mẹ nó mắng chửi nó, nhiều khi bất công và vô lý. Nhưng lạ thay! Lúc này Ðiền không vin vào đấy mà trách vợ. Hắn thấy vợ hắn không tệ. Thị vốn thương con lắm. Những lúc thị gắt gỏng với con như thế chỉ là những lúc thị sốt ruột quá, lo lắng quá. Cũng như hắn vậy, sao hắn nỡ đem lòng giận thị? Ai chả thế? Người không phải là thánh. Sự khổ sở dễ khiến lòng chua chát. Khi người ta lam lũ quá, lại còn lo trăm thứ, bị làm rầy vì trăm thứ, thì ai mà bình tĩnh được? Ai mà chả hay gắt gỏng? Gắt gỏng thì chính mình khổ trước. Không giữ được thì phải bật ra ngoài như vậy. Thật ra có ai muốn cau có làm chi? Vậy thì vợ hắn gắt lên với hắn lúc này cũng chỉ là việc thường thôi…

[…]

Bây giờ trong lòng hắn chỉ còn lại sự xót thương. Hắn thương vợ, thương con, thương tất cả những người phải khổ đau. Lòng hắn thiết tha rướn lên, muốn vươn ra để ấp ôm lấy mọi người. Mắt hắn đầm đìa. Hắn gọi con rất dịu dàng:

– Hường ơi!… Vào đây với thầy con!…

Con bé lau nước mắt xong rồi mới chạy vào. Nó rón rén đứng bên giường:

– Thầy bảo con gì cơ?

– Con lên đây nằm thầy quạt cho.

Vợ hắn biết là chồng đã hết giận, bảo chồng:

– Mình lại đây này… Cả cái Hường cũng lại đây, nằm ghé bên em. Em nó ngủ rồi. Mình quạt cho cả thằng Chuyên với cái Hường. Tôi đi lấy gạo thổi cơm. Lúc nãy còn một ít cơm nguội, chúng nó ăn, tôi cũng chưa ăn gì…

(Nước mắt, Nam Cao[1], in trong Tuyển tập Nam Cao, Nxb Văn học, Hà Nội, 2016)

[1] Nam Cao (1915-1951), tên thật là Trần Hữu Tri, là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hoá truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo: luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người; có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí; viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc và có giọng văn đặc sắc.

sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

Gợi ý trả lời  sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng 4,0
  1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0,5
2 Văn bản trên viết về vấn đề: Nhân tính của con người. 0,5
3 – Văn bản trên có 2 luận điểm:

+ Luận điểm 1: giải thích thế nào là nhân tính.

+ Luận điểm 2: đưa ra các giải pháp để hình thành nhân tính.

– Mối quan hệ giữa các luận điểm: các luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ: nếu luận điểm thứ nhất cho ta biết nhân tính là gì, thì luận điểm thứ hai cho ta biết làm thế nào để ta có thế xây dựng được nhân tính cho bản thân mình. Hai luận điểm bổ sung cho nhau, làm sáng tỏ hai khía cạnh khác nhau của luận đề.

1,0
4 Mục đích, thái độ của tác giả:

– Mục đích: giúp người đọc hiểu rõ về nhân tính và thuyết phục mọi người cần xây dựng nhân tính cho mình.

– Thái độ:

+ Coi nhân tính là điều cần thiết ở mỗi con người.

+ Ngầm khuyến khích những người có nhân tính hoặc đang nỗ lực xây dựng nhân tính; phê phán những kẻ thiếu hoặc mất nhân tính.

1,0
5 Học sinh được tự do rút ra thông điệp, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo:

– Cần phải xây dựng nhân tính cho bản thân.

– Lí giải:

+ Nhân tính là yếu tố cần có để chúng ta trở thành một con người đúng nghĩa.

+ Khi xây dựng được nhân tính, chúng ta sẽ có được một cuộc sống nhân văn, hạnh phúc hơn.

1,0
II   VIẾT  sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của lối sống không có bản sắc riêng. 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tác hại của lối sống không có bản sắc riêng. 0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.

Sau đây là một số gợi ý:

– Khiến chúng ta trở nên mờ nhạt giữa mọi người, không được mọi người chú ý, nể trọng, tin tưởng.

– Không đưa ra được chính kiến của bản thân, trở thành kẻ a dua, gió chiều nào theo chiều ấy.

– Không tìm ra được hướng đi phù hợp với sở trường bản thân, dẫn đến sống một cuộc sống không hạnh phúc.

v.v…

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt: sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo: sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Điền trong truyện ngắn “Nước mắt” (Nam Cao). 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Nghị luận văn học.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích tâm trạng nhân vật Điền trong truyện ngắn “Nước mắt”. 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:

Tham khảo: sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận:

– Tác giả, tác phẩm: Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hoá truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo: luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người; có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí; viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc và có giọng văn đặc sắc. “Nước mắt” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của ông.

– Vấn đề nghị luận: phân tích tâm trạng nhân vật Điền.

2. Triển khai vấn đề nghị luận:

2.1. Tâm trạng nhân vật Điền:

Nhân vật Điền trải qua rất nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau:

– Khi vừa về tới nhà, hắn chán nản, mệt mỏi, phần vì vừa phải đi bộ cả ngày với cái bụng đói, phần vì gặp phải chuyện bực mình ở chỗ lãnh tiền.

– Với tâm thế ấy, nên khi về nhà mà quên mua thuốc cho con, bị vợ mỉa mai, hắn đã ngay lập tức trở nên tức giận. Sự tức giận bùng phát dữ dội tưởng chừng đã khiến hắn có thể lao đến mà đánh vợ.

– Cơn giận cũng khiến hắn trở nên cay độc, hắn nguyền rủa cả đứa con gái mà hắn yêu thương.

– Thế rồi khi nghe được tiếng khóc vụng của đứa con, lòng hắn bỗng chùng xuống, rồi quang ra. Cái hành động tội nghiệp của đứa con gái bé bỏng đã khiến cơn giận trong lòng hắn tan biến. Hắn lại thấy thương con, thương, vợ, thương tất cả những người cùng phải chịu ít nhiều nỗi đau khổ trên cuộc đời này.

=> Những diễn biến tâm trạng ấy cho thấy Điền không phải là con người xấu. Những nỗi giận dữ, cay nghiệt của anh đều là do hoàn cảnh cực khổ gây nên. Trong anh vẫn có tấm lòng nhân ái bao la của một nhà văn, biết cảm thông với nỗi khổ của những người xung quanh mình.

2.2. Nghệ thuật: sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí sâu sắc.

– Xây dựng cốt truyện logic.

– Ngôn ngữ đối thoại phù hợp với tính cách nhân vật.

3. Đánh giá khái quát về vấn đề ở đề bài.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

1,5
đ. Diễn đạt  sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo: sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

 

sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

Tham khảo câu 1 làm văn.

Lối sống không có bản sắc riêng là một vấn đề đáng quan ngại đối với mỗi cá nhân và xã hội trong thời đại hiện nay. Trong một xã hội đa dạng và phong phú nhưng đồng thời cũng đầy áp lực và tác động từ truyền thông, công nghệ, và các yếu tố văn hóa khác, việc mất đi bản sắc cá nhân có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. Đầu tiên, lối sống không có bản sắc riêng thường dẫn đến mất định hướng trong cuộc sống. Con người mất đi khả năng nhận biết và thực hiện mục tiêu cá nhân của mình, thay vào đó, họ dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy của các trào lưu, xu hướng mà không phản ánh được bản thân. Hậu quả tiếp theo của việc mất bản sắc là sự thiếu hạnh phúc và ý nghĩa trong cuộc sống. Khi không có khả năng thỏa mãn nhu cầu và giá trị riêng của bản thân, con người dễ rơi vào tình trạng trống rỗng và cảm thấy không hài lòng với cuộc sống của mình. Lối sống không có bản sắc cũng dẫn đến sự nhàm chán và đồng nhất trong xã hội. Khi mọi người đều theo đuổi cùng một mô hình và không có điểm nổi bật riêng, xã hội mất đi sự đa dạng và trở nên đồng nhất, không có sự phong phú và sáng tạo. Một tác hại nữa của việc mất bản sắc là ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cá nhân. Con người mất đi khả năng tự do và sự tự do trong việc thể hiện bản thân, từ đó làm giảm sự sáng tạo và khả năng phát triển cá nhân. Trong bối cảnh này, việc khuyến khích mỗi người phát triển và thể hiện bản sắc riêng của mình là rất quan trọng. Chúng ta cần tạo ra môi trường thuận lợi và khích lệ sự đa dạng và phong phú trong xã hội, từ đó giúp mỗi cá nhân có thể tự do và tự tin thể hiện bản thân mình, đồng thời tạo ra một xã hội đa dạng và thú vị hơn. Chính những sự khác biệt và bản sắc riêng biệt này mới là điểm sáng làm nên sức hút và giá trị của cuộc sống.  sư phạm khai phóng ; đọc hiểu sư phạm khai phóng

 

 

 

 

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *