Đề: có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm đỗ trung quân
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm đỗ trung quân
Đọc văn bản sau: có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm đỗ trung quân
“Thầy còn nhớ con không…?”
Tôi giật mình nhận ra
người đàn ông áo quần nhếch nhác
Người đàn ông gầy gò
ngồi sau tủ thuốc ven đường.
“Thầy còn nhớ con không…?”
Câu lặp lại rụt rè rơi vào im lặng.
Hoa phượng tháng năm rơi đầy vỉa hè
Rụng xuống trên vai người thầy học cũ.
“Không… xin lỗi… ông lầm… tôi chưa từng dạy học
Xin thối lại ông tiền thuốc… cám ơn…”
Cuộc sống cho ta nhiều quên, nhớ, vui, buồn
Thầy học cũ mười năm không lầm được
Thầy học cũ ngồi kia giấu mình sau tủ thuốc
Giấu mình trong hoa phượng rụng buồn tênh.
Còn biết nói gì hơn
Đứa học trò tâm sự
Người thầy cũ lại chối từ kỷ niệm
Chối từ những bài giảng dạy con người đứng thẳng
Biết yêu anh em – đất nước – xóm giềng
Đứa học trò vào đời với trăm nghìn giông bão
Bài học ngày xưa vẫn nhớ mãi không quên.
Và hôm nay…
Bên hè phố im lìm
Vành nón sụp che mắt nhìn mỏi mệt
Câu phủ nhận phải vì manh áo rách
Trước đứa học trò quần áo bảnh bao ?
Tôi ngẩn ngơ đi giữa phố xá ồn ào
Những đứa trẻ tan trường đuổi nhau trên phố
Mười năm nữa đứa nào trong số đó
Sẽ gặp thầy mình như tôi gặp hôm nay ?
(Có một chiều tháng Năm, Đỗ Trung Quân. Nguồn: thivien.net)
Thực hiện các yêu cầu: có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm đỗ trung quân
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
Câu 2. Văn bản trên viết về đề tài gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ? (1,0 điểm)
Câu 4. Nêu chủ đề của bài thơ? (1,0 điểm)
Câu 5. Anh/chị có đồng tình với cách ứng xử của người thầy trong bài thơ không? Lí giải vì sao? (1,0 điểm)
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm đỗ trung quân
Câu 1. (2,0 điểm) có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm đỗ trung quân
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn giá trị tư tưởng của truyện ngắn sau:
(Lược một đoạn: Hà Thị E, con gái của trưởng bản, là một cô gái vô cùng xinh đẹp. Cả bản đều muốn nàng sẽ lấy được một người chồng xứng đáng. Các bô lão sau khi bàn bạc đã quyết định mở hội thi tài, chàng trai nào có đức tính quý nhất mà khó kiếm nhất sẽ được làm chồng của E. Lần lượt, các chàng trai có đức tính dũng cảm và khôn ngoan đến thi tài, nhưng E đều không phục. Cô cho rằng đó là những đức tính không phải là khó kiếm, bởi có rất nhiều chàng trai trong bản đều rất dũng cảm và khôn ngoan).
Một lần khác nữa, có một chàng trai béo phị cưỡi ngựa đến bản. Chàng béo nói:
– Giàu có là đức tính đáng quý và khó kiếm nhất. Tôi là người giàu có.
Chàng béo đổ ra sàn không biết bao nhiêu là vàng và bạc trắng. Mọi người hoa mắt. Trưởng bản và các bô lão ngồi nín lặng. Chưa bao giờ họ thấy có người giàu có như thế.
– Giàu có là điều không phải chứng minh!… Chàng béo nói.
Các bô lão gật gù. Trưởng bản cũng gật gù. Chàng béo mỉm cười, mắt chàng có ánh lửa, có giông bão, có cả đêm tối nữa. Người chàng như có hào quang.
Trưởng bản hỏi E:
– Thế nào, con gái ta… Giàu có có phải là đức tính đáng quý và khó kiếm không con?
– Khó kiếm thì đúng – E trả lời – Nhưng giàu có không phải là đức tính. (…) Không thể giàu có mà không giả dối…
Các bô lão cười phá lên. Người ta lại xoè suốt đêm để mừng con người giàu có.
Cuối cùng có một chàng trai trong bản Hua Tát tìm đến gặp trưởng bản và các bô lão. Đấy là Hặc, chàng trai mồ côi, một thợ săn xuất sắc nhất bản. Hặc nói với mọi người:
– Trung thực là đức tính đáng quý và khó kiếm nhất!
– Cứ chứng minh xem! Mọi người bảo chàng. Hặc trả lời:
– Trung thực không phải là cái vòng bạc ở cổ đưa ra cho mọi người trông thấy, sờ tay vào nó.
Mọi người xôn xao, các bô lão bàn tán. Trưởng bản tức giận, mặt ông đỏ bừng như lửa:
– Phải chứng minh! Trưởng bản hét lên, ông đã nhìn thấy đôi mắt trìu mến của E nhìn Hặc.
– Ai tin mày? Ai bảo mày có đức tính trung thực? Trưởng bản hỏị
– Then biết! Hặc trả lờị
– Cả con cũng biết! E nói nghiêm trang.
– Điên rồ! Trưởng bản gầm lên. Ông nhìn sang các bô lão cầu cứu. Ông biết, người già bao giờ cũng tìm ra lối thoát đơn giản cho mọi rắc rối trên đời.
– Hãy cầu Then đi! Một vị bô lão bảo Hặc. Trời đang hạn hán, tất cả mó nước 7 đều đã cạn khô. Nếu con trung thực, con hãy cầu Then mưa xuống!
Trưa hôm sau, dân bản Hua Tát lập đàn cầu đảo, không khí oi nồng ngột ngạt. Hặc bước lên đàn, chàng ngước đôi mắt trang nghiêm nhìn trời. Chàng nói:
– Con sống trung thực, dầu biết trung thực bao giờ cũng chịu đau khổ thiệt thòi. Tuy nhiên, nếu lòng trung thực chuộc được tội lỗi và mang tình yêu đến được cho thế gian này, xin trời mưa xuống…
Trời cao tĩnh lặng. Bỗng nhiên từ đâu đó xa xôi có một cơn gió mơ hồ thổi về. Tất cả ngọn cây trên rừng xào xạc. Mặt đất bắt đầu xuất hiện những cơn lốc nhỏ.
Buổi chiều, bầu trời đầy mây vần vũ và khi đêm xuống thì mưa như trút.
Lần ấy, người ta đã xoè suốt một tuần trăng để mừng đám cưới của Hặc với con gái trưởng bản.
Đây là tiệc xoè vui nhất ở bản Hua Tát. Cả bản đều say khướt. Từng cái cột nhà, thậm chí đến từng cái cây trong vườn cũng được mời uống một sừng rượu đại.
(Tiệc xòe vui nhất, Nguyễn Huy Thiệp, trích Những ngọn gió Hua Tát, in trong Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Văn học, Hà Nội, 2021)
Câu 2. (4,0 điểm) có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm đỗ trung quân
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến: Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan (Thomas Jefferson).
Gợi ý trả lời:
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm đỗ trung quân | 4,0 | |
1 | Thể thơ: Tự do. | 0,5 | |
2 | Đề tài: Thầy trò. | 0,5 | |
3 | – Yếu tố tự sự: kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa người học trò với người thầy đã dạy mình thuở nhỏ, ở đó, người học trò nhận ra thầy mình, nhưng người thầy, vì cuộc sống hiện tại nghèo khổ, đã không dám nhận đứa học trỏ mình đã dạy dỗ năm xưa.
– Tác dụng: Tạo kết cấu cho bài thơ, trên cơ sở đó để tác giả bộc lộ cảm xúc và suy ngẫm của mình: Sự bất ngờ khi gặp lại người thầy; nỗi buồn khi thầy không dám thừa nhận mình, nỗi buồn vì sự đói nghèo đã làm cho con người thu mình, trở nên xa cách; nỗi lo về tình thầy trò trong tương lai. |
1,0 | |
4 | Chủ đề: Thông qua câu chuyện về cuộc gặp gỡ thầy trò, tác giả cho ta thấy được một sự thực phũ phàng ở đời: sự giàu nghèo có thể làm cho con người trở nên tự ti, xa cách; cảnh tỉnh chúng ta về việc vật chất đang dần chi phối, thậm chí giết chết những mối quan hệ vốn được xem là cao quý, thiêng liêng. | 1,0 | |
5 | Học sinh được tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo:
– Không đồng tình. – Bởi dù có khoảng cách về giàu nghèo thì người thầy cũng không được phép lấy làm tự ti về bản thân, không được phép chối bỏ vị trí người thầy của mình. Thầy là người đã dạy cho trò những đạo lí cao đẹp, lại càng phải bản lĩnh, tự tin dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. |
1,0 | |
II | VIẾT có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm đỗ trung quân | 6,0 | |
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn giá trị tư tưởng của truyện ngắn “Tiệc xòe vui nhất”. | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích ngắn gọn giá trị tư tưởng của truyện ngắn “Tiệc xòe vui nhất”. | 0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.
Sau đây là một số gợi ý: – Truyện kể về một cuộc thi tài kén rể, trong đó, người chiến thắng là chàng trai có đức tính trung thực. – Tác giả cho rằng trung thực là đức tính cao quý và khó kiếm nhất, người trung thực có thể phải chịu nhiều đau khổ thiệt thòi nhưng sẽ luôn được trời và người giúp đỡ, – Thông qua đó, tác giả ca ngợi giá trị của đức tính trung thực, ngầm thể hiện quan điểm cá nhân về việc trong xã hội ngày càng ít đi những con người trung thực. |
0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 | ||
đ. Diễn đạt: có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm đỗ trung quân
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến: Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan (Thomas Jefferson). | 4,0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:
Nghị luận xã hội. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến: Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan (Thomas Jefferson). | 0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:
Tham khảo: có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm đỗ trung quân 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề: – Trung thực là một đức tính cao quý, quan trọng, đúng như Thomas Jefferson từng nói: Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan. – Đây là một nhận định đúng đắn, có ý nghĩa. 2. Triển khai vấn đề nghị luận: 2.1. Giải thích: – “Chương đầu tiên” là bước khởi đầu, cũng ý nói là nền tảng, là cơ sở. – Ý cả câu: muốn nói rằng trung thực chính là đức tính nền tảng, đức tính quan trọng nhất tạo nên sự khôn ngoan của con người. 2.2. Bàn luận về tính đúng đắn của ý kiến: Ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn, bởi vì: – Người trung thực tạo được sự tin tưởng ở người khác, từ đó người khác sẽ sẵn sàng tạo cho những cơ hội thuận lợi, giao cho những trọng trách quan trọng. – Người trung thực sẽ có cuộc sống nội tâm thanh thản. – Ngưởi trung thực sẽ kết giao và duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp. v.v… 2.3. Phê phán những biểu hiện sai lệch: Phê phán những kẻ thiếu trung thực. 3. Rút ra bài học: – Cần hình thành cho mình lối sống trung thực. – Cần lên án, tránh xa thói giả dối. |
1,0 | ||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
1,5 | ||
đ. Diễn đạt có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm đỗ trung quân
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm ; đọc hiểu có một chiều tháng năm đỗ trung quân