Đề: con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao

Đọc văn bản sau:  con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao

Một con vẹt từ đâu lại

Hãy còn biết bay

Một con vẹt từ nhà ai lại

Hãy còn biết bay

Chân đeo hai cái vòng bạc

Bay vào phòng nhỏ của tôi

Đậu trên đầu ghế

Chắc hắn vừa bay một đoạn dài

 

Tôi tìm một sợi xích to hơn

Lần này hắn sẽ không bay đi nổi

Ngày ngày hắn đứng im nhìn tôi

Kêu lên một vài tiếng lanh lảnh

Trông mặt còn có vẻ hung dữ

Nhưng sợi xích thì khá to và nặng

 

Vài tháng sau tôi thả hắn

Vì nghĩ lẩn thẩn về cái nghĩa tự do

Nhưng hắn không bay nữa

Vẫn sống tha thẩn bên thóng gạo.

(Con vẹt, Văn Cao, in trong Lá, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1988)

con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao
Nhạc sĩ Văn Cao

Thực hiện các yêu cầu: con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao khi được thả ra, con vẹt lại không bay nữa? (1,0 điểm)

Câu 4. Chỉ ra các yếu tố tượng trưng được sử dụng trong văn bản và tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện chủ đề của văn bản? (1,0 điểm)

Câu 5. Từ văn bản trên, anh/chị có suy nghĩ gì về giá trị của sự tự do đối với cuộc sống của mỗi con người? (1,0 điểm)

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao

Câu 1. (2,0 điểm) con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn chủ đề của văn bản sau:

Lược dẫn: Vở kịch lấy bối cảnh một gia đình ở thành thị thời Pháp thuộc. Phú làm thầy kí, có vợ là Quý, một phụ nữ học hành hiểu biết không đến nơi đến chốn nhưng lại đua đòi tân thời, đua đòi lối sống văn minh, Âu hóa. Một hôm, buổi trưa, Phú đi làm về, không thấy vợ ở nhà. Hỏi thằng ở thì mới biết vợ đi đánh bài với mấy người bạn. Nhìn mâm cơm chỉ có một bát canh tương, bởi Quý không đưa tiền cho thằng ở đi chợ. Phú ngồi chờ vợ về để cùng ăn cơm. Mãi quá trưa Quý mới về tới nhà.

PHÚ (ngọt ngào): – Sao mợ không đưa tiền cho nó đi chợ? Ăn uống có một bát canh tương thế này, coi sao được!

QUÝ (hơi xẵng): – Cậu tưởng còn nhiều tiền lắm sao? Hôm nay mới hăm mốt mà cả thảy chỉ còn có năm đồng bạc thôi.

PHÚ (ngạc nhiên): – Tiêu gì mà chóng thế?

QUÝ (bĩu môi): – Lương cậu với lương tôi cả thảy được ba chục. Ăn tiêu từ đầu tháng đến giờ còn gì nữa mà hỏi. Người ăn núi lở, vả cậu lại không nhớ tục ngữ Tây có câu rằng: “bơ-ti-a bơ-ti, loa-dô phe-sông-ni” hay sao?

PHÚ (không bằng lòng): – Biết bao lần tôi đã bảo mợ đừng giở tiếng Tây ra, đàn bà ta nói tiếng Tây, nhất là nói sai, nó dơ dáng dại hình quá lắm! Câu phương ngôn Tây ấy cùng một nghĩa với câu ngạn ngữ ta: “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, chủ ý khuyên người ta cần kiệm, mỗi ngày dành dụm một ít, lâu ngày thành món tiền to. Như mợ tiêu pha vô độ, còn những mười ngày nữa mà đã gần hết cả lương, dùng câu ấy sao được! À mà hôm nay mợ đi đâu với cô phán thế, đến bây giờ mợ mới về, tôi đợi đói quá!

QUÝ (đứng dậy): – Háu đói thì cứ ăn trước đi có được không? Đi đánh bài đấy! Làm gì thì làm! Cậu có tự do của cậu, tôi có tự do của tôi, cậu không thể lấn quyền tự do áp chế tôi được! Cậu nghĩ đi, tôi chả ăn nhờ gì cậu đâu! Lương tháng tôi mười đồng, cái miệng tôi ăn cũng chưa đến nỗi thiếu! Tôi có phải đứa ngu si vô học như ai đâu mà cậu lấn áp!

PHÚ (cố nén giận, vẫn khoan thai): – Mợ bảo mợ có học, có tự do, nhưng vì mợ học chưa đến nơi, nên chữ tự do mợ hiểu chưa hết ý nghĩa. Tự do đi đôi với bổn phận, có làm hết bổn phận mới có tự do, nghĩa là mới khỏi có lúc phải đi luồn cúi vay mượn khi thiếu thốn. Mợ xa hoa thế, nhà đang có tang (bố Quý mới mất – CT) mà mợ áo sa, ô đầm!… Thiên hạ tất bảo mợ quá tự do, mà chữ tự do ấy có nghĩa mỉa mai chứ không phải khen ngợi. Mợ đã là người có học thức đáng lẽ phải cư xử cho hợp cương thường, đạo lí, chứ ngay đối với chồng mà phũ phàng to tiếng thế, thô bỉ lắm!

QUÝ (bĩu môi) – Nói thế bảo ai ngu ai dốt! Đã tự do lại còn phải bó buộc trong vòng bổn phận! Bó buộc mà lại gọi là tự do! Thôi thôi! Tôi xin cậu đừng dở lí luận với tôi nữa, cậu làm thầy kí, thì tôi cũng làm giáo viên, cậu đừng dở lí sự cùn với tôi, không được! Cậu không thấy dư luận các báo đều là muốn chấn hưng nữ quyền, để bênh vực cho chữ bình đẳng đó ư! Nam nữ đồng quyền, con trai cũng là người, con gái cũng là người. Đàn ông các anh chỉ dùng cường quyền mà áp công lý thôi!

PHÚ: – “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, tôi lấy lẽ phải mà cắt nghĩa cho mợ hay, thì mợ cứ dở những câu vô lí mà cãi lại, mợ nói đến tự do, bình đẳng, nữ quyền mà thực không hiểu chi hết cả! Thằng cu li [1] có bình đẳng được với ông quan không? Nghĩa là “có đồng đẳng mới bình đẳng” được…

QUÝ: – Thôi, cậu hủ lắm, cậu ạ! Đời bây giờ văn minh, cậu toàn nói giọng gàn dở! (Thở dài). Rõ nghĩ đến vợ chồng mà chán! Trông thấy vợ chồng người ta mà thèm. Cậu không thấy vợ chồng cô Phán hay sao? Lắm bạc nhiều tiền, ăn sung mặc sướng, tối thứ bảy nào không cùng nhau đi rút bất [2] thì cũng mỗi người một chân tổ tôm [3] đó ư? Thầy Phán đi làm, cô Phán ở nhà muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm, thầy Phán có bao giờ nói nặng lời tới hay không? Thế mà tôi đeo cái áo sa cũ rích này, cầm cái ô mạt hạng này, cậu còn bẻ xuôi, bẻ ngược. Cực nhục quá! (ôm mặt khóc hu hu).

(Trích Tòa án lương tâm, Vũ Đình Long, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 24, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, Tr.82-84)

Câu 2. (4,0 điểm)  con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về các giải pháp hình thành lối sống tự do trong xã hội hiện đại.

[1] Cu li: người kéo xe chở khách.

[2] Rút bất: một trò chơi bài.

[3] Tổ tôm: một trò chơi bài.

con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao
Nhạc sĩ Văn Cao

Gợi ý trả lời  con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU  con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao 4,0
  1 Thể thơ: Tự do. 0,5
2 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 0,5
3 Khi được thả ra, con vẹt không bay nữa vì nó nghĩ nó vẫn đang bị sợi xích buộc chặt, tức việc bị xích lại đã trở thành một thói quen trong tâm trí của nó. 1,0
4 Các yếu tố tượng trưng được sử dụng trong văn bản và tác dụng:

– Hình ảnh sợi xích: ẩn dụ cho sự trói buộc, giam hãm trong cuộc sống.

– Hình ảnh con vẹt: ẩn dụ cho con người.

– Hình ảnh con vẹt kể cả khi được tháo bỏ khỏi sợi xích vẫn không bay nữa là ẩn dụ cho những con người quen sống với tâm lí nô lệ, nên dù khi được tự do, nó vẫn tiếp tục sống với tâm lí nô lệ ấy.

1,0
5 Suy nghĩ về giá trị của tự do:

– Tự do giúp con người được sống đúng là chính mình.

– Tự do tạo điều kiện cho con người được thoả sức khám phá và cống hiến.

– Tự do làm cho cuộc sống con người trở nên phong phú và ý nghĩa hơn.

1,0
II   VIẾT  con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn chủ đề của văn bản. 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích ngắn gọn chủ đề của văn bản. 0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.

Sau đây là một số gợi ý:

– Chủ đề: phê phán một bộ phận thị dân trước Cách mạng vì chạy theo lối sống văn minh, Âu hóa rởm mà đánh mất đi những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

– Phân tích:

+ Nhân vật Quý có sự hiểu biết rất ấu trĩ về hai chữ “tự do”. Cô ta đánh đồng tự do với lối sống buông thả, tùy tiện, vô trách nhiệm.

+ Nhân vật Phú, một người có hiểu biết sâu sắc và đúng đắn, muốn giảng giải cho vợ hiểu ra cái đạo lí ở đời, nhưng đành bất lực.

=> Tác giả đề cập đến một thực trạng trong xã hội thành thị Việt Nam trước cách mạng, ở đó, các giá trị đạo đức truyền thống đang bị xuống cấp bởi những kẻ tự cho mình là trí thức, là văn minh, Âu hóa. Qua đó, tác giả cũng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh: cần phải bảo vệ lấy các giá trị đạo đức truyền thống và biết cách tiếp thu những tiến bộ, văn minh phương Tây một cách tỉnh táo, sáng suốt.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt:  con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo: con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về các giải pháp hình thành lối sống tự do trong xã hội hiện đại. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Nghị luận xã hội.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về các giải pháp hình thành lối sống tự do trong xã hội hiện đại. 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:

Tham khảo:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề:

– Tự do luôn là đích đến của mọi xã hội tiến bộ.

– Việc tìm ra các giải pháp để hình thành lối sống tự do là một vấn đề cấp bách, nhất là trong xã hội hiện nay.

2. Triển khai vấn đề nghị luận:

2.1. Giải thích:

Lối sống tự do cần được hiểu chính xác là mọi cá nhân trong xã hội cần được bình đẳng về quyền lợi, tự do về ngôn luận, quan điểm, tự do lựa chọn ngành nghề, tự do sống theo lựa chọn của bản thân, miễn là tất cả những sự tự do đó không xâm hại đến quyền lợi của người khác cũng như của tập thể.

2.2. Các giải pháp hình thành lối sống tự do trong xã hội hiện đại:

– Cần trang bị cho mọi người những hiểu biết đúng đắn về lối sống tự do.

– Cần có những pháp chế phù hợp để bảo vệ quyền tự do cá nhân: tự do ngôn luận, tự do nêu quan điểm, tự do lập hội, tự do lựa chọn ngành nghề, tự do lựa chọn lí tưởng sống,…

– Cần biết lắng nghe người khác nhưng phải lọc những ý kiến đó qua một tấm lưới chân lí, và luôn có ý thức bảo vệ lập trường, quan điểm cá nhân, miễn là quan điểm đó tiến bộ, tích cực.

– Dũng cảm lên tiếng phê phán, đấu tranh để bảo vệ sự tự do của chính mình cũng như của người khác.

– Không áp đặt quan điểm, lối sống của mình lên người khác, bởi vì mỗi con người đều là một nhân vị độc đáo, duy nhất.

v.v…

3. Rút ra bài học bản thân:

– Nhận thức đúng đắn về lối sống tự do.

– Có những hành động thiết thực để bảo vệ tự do cá nhân cũng như tự do của tha nhân.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

1,5
đ. Diễn đạt  con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo:  con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

con vẹt văn cao ; đọc hiểu con vẹt ; đọc hiểu con vẹt văn cao

 

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *