Đề: hiệu ứng nhà kính ; đọc hiểu hiệu ứng nhà kính
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) hiệu ứng nhà kính ; đọc hiểu hiệu ứng nhà kính
Đọc văn bản sau: hiệu ứng nhà kính ; đọc hiểu hiệu ứng nhà kính
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật.
Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
Khí CO2 là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. CO2 trong khí quyển giống như một tấm kính dày bao phủ Trái đất biến hành tinh của chúng ta giống như một nhà kính lớn.
Nếu không có lớp khí quyển, lớp bề mặt Trái đất sẽ có nhiệt độ trung bình là -23 độ C nhưng thực tế nhiệt độ trung bình là 15 độ C. Điều này có nghĩa là hiệu ứng này đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.
Ngày nay các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người cùng với các hoạt động chặt phá rừng bừa bãi khiến khí CO2 ngày càng tăng, hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng tăng cao. Nhiệt độ không khí trên Trái Đất cũng theo đó mà tăng lên. Theo ước tính của các nhà khoa học, nhiệt độ của Trái đất sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C vào thế kỷ sau.
Ngoài CO2 ra, các khí CH4, CFC, SO2, metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, sự phát triển chóng mặt của dân số và công nghiệp cũng ảnh hưởng tới nhiệt độ Trái đất.
Hậu quả hiệu ứng nhà kính tác động đến môi trường
Gây ra biến đổi khí hậu, thởi tiết khiến lượng mưa và nhiệt độ thay đổi tạo điều kiện thuận lợi để bệnh truyền nhiễm phát triển và sinh sôi.
Khi nhiệt độ trái đất tăng lên, hiện tượng băng tan ở hai cực sẽ xảy ra, không chỉ là hiểm họa với các loai sinh vật sống trong môi trường khí hậu lạnh mà còn là hiểm họa tiềm tàng cho con người và các loài sinh vật khác do lượng nước lớn từ băng tan tạo ra sẽ nhấn chìm các vùng đất thấp.
(Theo kinhtemoitruong.vn)
Thực hiện các yêu cầu: hiệu ứng nhà kính ; đọc hiểu hiệu ứng nhà kính
Câu 1. Văn bản trên viết về vấn đề gì? (0,5 điểm)
Câu 2. Nêu các thông tin chính của văn bản? (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra mục đích, thái độ của người viết được thể hiện qua văn bản? (1,0 điểm)
Câu 4. Phân tích tác dụng của các yếu tố hình thức được thể hiện trong văn bản? (1,0 điểm)
Câu 5. Từ văn bản trên, anh/chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với môi trường? (1,0 điểm)
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) hiệu ứng nhà kính ; đọc hiểu hiệu ứng nhà kính
Câu 1. (2,0 điểm) hiệu ứng nhà kính ; đọc hiểu hiệu ứng nhà kính
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải chung sống hòa bình với thiên nhiên.
Câu 2. (4,0 điểm) hiệu ứng nhà kính ; đọc hiểu hiệu ứng nhà kính
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn sau:
Khi nhận được lệnh trở ra miền bắc để cùng các họa sĩ ngoài Hà Nội chuẩn bị một cái triển lãm ở nước ngoài, thì tất cả tranh và ký họa của tôi vẽ trong mấy năm đã chất lên đầy một cái sạp lán giữa rừng căn cứ. Tôi lọc lấy chỉ độ một phần ba, vậy mà trên đường tôi đi ra, các đồng chí phụ trách các trạm giao liên trên từng chặng từng chặng một, phải thay phiên nhau cử một chiến sĩ của trạm đi theo “thồ” tranh cho tôi. (…)
Buổi trưa, tôi đang ngồi vẩn vơ ghi mấy cái dáng hòn đá, thân cây trước lán nghỉ của mình, thì trông thấy một người chiến sĩ nước da xam xám và cặp môi thâm sì đang leo mấy bậc dốc từ lán dưới đi lên. Người chiến sĩ đi thẳng đến trước mặt tôi ngồi xuống xem tôi vẽ. Rồi sau mấy câu chuyện làm quen, người chiến sĩ tha thiết thỉnh cầu tôi vẽ cho anh một bức chân dung.
Tôi bỗng thấy tự ái. Tôi là một họa sĩ, chứ đâu phải một anh thợ vẽ truyền thần[1]. Tôi từ chối khéo bằng cái mặt lạnh lùng. Người chiến sĩ tỏ vẻ phật ý, anh nhìn vào cái mặt lạnh lùng của tôi một thoáng rồi lẳng lặng quay lưng lại tôi, chậm rãi đi xuống dưới những cái bậc dốc.
Sáng hôm sau, chúng tôi lại lên đường. Thật một điều không ngờ, chẳng biết ai xui khiến thế nào mà chính người chiến sĩ trưa hôm qua lại “thồ” tranh cho tôi, chính lại là anh chứ không phải một người nào khác.
Thật là phiền cho tôi quá! (…)
Ác thay cái bãi đá tai mèo nằm giữa khúc suối dưới chân núi. Có lẽ nó rộng đến năm trăm thước. Con suối chảy đến đấy thì phình rộng ra chảy lênh láng và réo lên ầm ầm trên một cái nền đá lởm chởm. Tuy đã được nghỉ một ngày nhưng sau khi leo qua được quả núi thì tôi đã thấm mệt. Tôi dò dẫm đi giữa khúc suối một cách vất vả quá, cứ dần dần bị tụt lại sau. Rồi chân tôi tự nhiên bị sỉa xuống một hẻm đá ngầm dưới nước. Tôi giơ hai tay lên trời chới với..
Người chiến sĩ “thồ” tranh cho tôi đang đi phía trước, cách một quãng khá xa, vội vã quay lộn lại. Nếu anh không đến kịp có lẽ là tôi bị dòng suối cuốn đi. Anh cởi chiếc ba lô sau lưng cho tôi, khoác vào trước ngực mình. Anh đỡ lấy tôi, giúp tôi rút cái chân lên. Rồi dìu tôi đi. Tôi thở dốc. Mồ hôi vã ra như tắm. Hai mắt đổ đom đóm. “Đồng chí cố gắng lên” – Người chiến sĩ vừa đi vừa động viên tôi – “Tôi dìu đồng chí đi nhanh qua bên kia suối sẽ nghỉ. Nếu thằng L.19 đến, chúng mình cứ ngồi xuống. Nó chẳng thấy gì cả đâu!”.
Tôi không đủ sức theo kịp đoàn được nữa. Qua bên kia suối, người chiến sĩ lấy dầu con hổ bóp chân cho tôi, lúc ngồi nghỉ. Rồi bắt đầu từ đó, chỉ có hai người, anh và tôi, đi trong rừng. Tôi chỉ có thể đi người không. Người chiến sĩ vừa phải “thồ” đống tranh của tôi sau lưng (to và nặng gấp đôi một cái ba lô bình thường của khách đi đường) lại vừa phải mang thêm chiếc ba lô riêng của tôi trước ngực. Có lẽ tất cả đến sáu bảy chục cân. Mà người chiến sĩ có khỏe mạnh gì cho cam!
Tôi không nói thì chắc các bạn cũng biết, ngay từ lúc người chiến sĩ đến gặp tôi để nhận mang cái bó tranh, tôi đã khó xử đến thế nào? Thế mà bây giờ, trên dọc đường, không những riêng cái đống tài sản của tôi mà cả chính tôi cũng đã trở thành một gánh nặng cho anh. Xưa nay tôi vẫn cho mình là một kẻ cũng biết tự trọng, và cũng biết suy nghĩ. Giá người chiến sĩ tỏ thái độ lạnh nhạt hoặc mặc xác tôi nằm lại một mình, tập tễnh đi một mình giữa rừng, thì tôi cũng thấy là cái lẽ phải. Xưa nay tôi vẫn quan niệm rằng: Sống ở đời, cho thế nào thì nhận thế ấy. Cái cách cư xử của người chiến sĩ đối với tôi chỉ có thể giải thích bằng lòng độ lượng. Độ lượng? Thế nhưng tôi nhiều tuổi hơn? Tôi lại là một họa sĩ có tên tuổi? Xưa nay tôi chỉ mới thấy lòng độ lượng của kẻ trên đối với người dưới. Bây giờ đây thì chính tôi, một kẻ bề trên, đang được một người dưới tỏ ra độ lượng với mình.
Tối ngày hôm đó, hai chúng tôi phải ngủ lại nửa đêm giữa rừng. Người chiến sĩ mắc võng cho tôi nằm rồi ôm súng ngồi gác bên cạnh. Nhưng làm sao mà ngủ được? Tôi đến ngồi bên anh, trên một phiến đá. Rừng đêm tối mò và đầy hăm dọa. “Tôi xin lỗi đồng chí về cái việc hôm qua…” – tôi nói khẽ bên tai anh – “Đến mai, thế nào tôi cũng phải vẽ đồng chí. Một bức, thật đẹp!”.
(Trích Bức tranh, Nguyễn Minh Châu[2], in trong Nguyễn Minh Châu – Tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009)
Chú thích: hiệu ứng nhà kính ; đọc hiểu hiệu ứng nhà kính
[1] Vẽ truyền thần: một cách vẽ chân dung, ghi lại thần thái của nhân vật.
[2] Nguyễn Minh Châu (1930-1989) được coi là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn của ông đi sâu khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người, những trăn trở của con người trên hành trình hoàn thiện nhân cách với văn phong giản dị nhưng đậm chất triết lí.
Gợi ý trả lời hiệu ứng nhà kính ; đọc hiểu hiệu ứng nhà kính
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU hiệu ứng nhà kính ; đọc hiểu hiệu ứng nhà kính | 4,0 | |
1 | Văn bản trên viết về vấn đề: hiệu ứng nhà kính. | 0,5 | |
2 | Các thông tin chính của văn bản:
– Giải thích hiệu ứng nhà kính là gì. – Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. – Hậu quả hiệu ứng nhà kính tác động đến môi trường. |
0,5 | |
3 | Mục đích, thái độ của người viết:
– Mục đích: cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết về hiện tượng hiệu ứng nhà kính. – Thái độ: + Tỏ ra lo ngại trước những hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra. + Ngầm kêu gọi mọi người hãy có những hành động bảo vệ trái đất. |
1,0 | |
4 | Tác dụng của các yếu tố hình thức được sử dụng trong văn bản: – Các yếu tố hình thức: nhan đề, các dòng chữ in đậm. – Tác dụng: + Nhan đề có tác dụng bao quát thông tin của văn bản. + Các dòng im đậm thể hiện những thông tin chính, giúp người đọc dễ theo dõi và nắm bắt. |
1,0 | |
5 | Suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân đối với môi trường:
– Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, vì vậy mỗi con người đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường. – Bản thân sẽ có những hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường: tuyên truyền, nâng cao ý thức của mọi người về bảo vệ môi trường; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; lên án, ngăn chặn các hành vi phá hoại môi trường. |
1,0 | |
II | VIẾT hiệu ứng nhà kính ; đọc hiểu hiệu ứng nhà kính | 6,0 | |
1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải chung sống hòa bình với thiên nhiên. | 2,0 | |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải chung sống hòa bình với thiên nhiên. | 0,25 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.
Sau đây là một số gợi ý: – Thiên nhiên đóng vai trò tối quan trọng đối với cuộc sống con người: là môi trường sống, là nơi cung cấp nguồn nước, không khí, tài nguyên,.. để duy trì sự sống cho con người, nên con người cần phải biết chung sống hòa bình với thiên nhiên, không được có những hành vi xâm hại đến thiên nhiên. – Khi con người không biết chung sống hòa bình với thiên nhiên, hậu quả sẽ là vô cùng trầm trọng: khí hậu biến đổi, ô nhiễm nguồn nước và không khí, thiên tai, dịch bệnh,… sẽ xảy ra, đe dọa tính mạng của con người. |
0,5 | ||
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
0,5 | ||
đ. Diễn đạt: hiệu ứng nhà kính ; đọc hiểu hiệu ứng nhà kính
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo: hiệu ứng nhà kính ; đọc hiểu hiệu ứng nhà kính
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 | ||
2 | Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu. | 4,0 | |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:
Nghị luận văn học. |
0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu. | 0,5 | ||
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:
Tham khảo: 1. Khái quát tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận: – Tác giả, tác phẩm: Nguyễn Minh Châu (1930-1989) được coi là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn của ông đi sâu khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người, những trăn trở của con người trên hành trình hoàn thiện nhân cách với văn phong giản dị nhưng đậm chất triết lí. “Bức tranh” là một trong những truyện ngắn xuất sắc của ông. – Nêu vấn đề nghị luận: phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu. 2. Triển khai vấn đề nghị luận: 2.1. Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống: a. Tình huống truyện: nhân vật “tôi”, một họa sĩ, vì sự tự phụ và hẹp hòi, đã từ chối vẽ bức tranh truyền thần cho một người chiến sĩ. Oái oăm thay, chính người chiến sĩ ấy lại là người thồ tranh cho nhân vật “tôi” và cũng là người không ngại hiểm nguy, cứu giúp và bảo vệ nhân vật “tôi” trên chặng đường ra miền bắc. Chứng kiến tấm lòng bao dung của người chiến sĩ, nhân vật “tôi” đã vô cùng hối hận, sau đó quyết định sẽ vẽ cho người chiến sĩ một bức tranh thật đẹp. b. Phân tích: – Tình huống truyện độc đáo, chứa đựng yếu tố bất ngờ, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn cho câu chuyện. – Tình huống truyện chứa đựng những tư tưởng sâu sắc: + Ca ngợi tấm lòng quả cảm, bao dung độ lượng của người chiến sĩ. + Phê phán thái độ sống ích kỉ, hẹp hòi, tự phụ của người họa sĩ. + Nhắn nhủ con người trong cuộc sống cần tránh xa lối sống ích kỉ, hẹp hòi, lấy suy nghĩ của mình làm thước đo cho người khác; đồng thời khuyên con người nên có thái độ rộng lượng, bao dung, kể cả đối với những người đã từng có cách hành xử không đẹp đối với mình. + Nhân vật “tôi” là một họa sĩ, một nghệ sĩ, cho nên tình huống này cũng muốn gửi đến một thông điệp: người nghệ sĩ cần có cái nhìn sâu sắc về cuộc đời, về con người, luôn biết nhìn nhận con người một cách bao dung, rộng lượng, có như vậy mới có thể sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị. 3. Đánh giá khái quát lại vấn đề ở đề bài. |
1,0 | ||
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
1,5 | ||
đ. Diễn đạt hiệu ứng nhà kính ; đọc hiểu hiệu ứng nhà kính
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 | ||
e. Sáng tạo: hiệu ứng nhà kính ; đọc hiểu hiệu ứng nhà kính
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
hiệu ứng nhà kính ; đọc hiểu hiệu ứng nhà kính
|