Đề: khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa

Đọc văn bản sau: khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa

(Lược dẫn: Lão Thằn là một người nông dân nghèo khổ. Năm ba mươi ba tuổi, vợ lão mất, lão quyết chí ở vậy, lăn lộn đủ nghề để kiếm sống và nuôi đứa con trai duy nhất. Đứa con lão lớn lên, hết nghĩa vụ quân sự, vào Nam làm công nhân rồi lấy vợ. Đã nhiều lần người con trai định đón lão vào Nam, nhưng lão không chịu, vì cuộc đời lão đã gắn bó với quê hương, nơi có mồ mả ông bà và vợ của lão, nơi ghi dấu bao kỉ niệm của một thời tươi đẹp . Nhưng rồi đứa cháu bị cảm hàn, vợ chồng anh con trai không có tiền chạy chữa nên nó qua đời. Rồi thằng con trai của lão vì buồn phiền nên cũng đổ bệnh. Vì con, lão đành dứt ruột bán đi mảnh đất hương hỏa, khăn gói vào ở với con. Ở đó, lão luôn sống trong nỗi cô đơn, nỗi nhớ da diết về quê hương, xứ sở).

Mười mấy năm theo con vào Nam, không biết mấy trăm lần lão thò đầu qua ô cửa sổ, để gió nắng mơn trớn gương mặt già nua, khắc khổ. Trong sâu thẳm lòng mình, lão chờ đợi, lão khát khao một làn khói mỏng len lên trong bóng hoàng hôn. Len lên từ những chấm xanh nhỏ li ti. Những chấm xanh mà lão tin, nơi ấy là miền quê lão hằng nhung nhớ. Trong đôi mắt ghèn gỉ, mờ đục lão nhìn thấy hàng mãn hảo thẳng tắp, xanh ngợp.

Hàng trăm lần ông lão Thằn thò đầu qua ô cửa sổ, hướng mắt tới những chấm xanh nhỏ li ti trong bóng chiều buông muộn để mong chờ một phép nhiệm màu.

Gió cuối mùa chấp chưởi trườn qua những góc nhà cao tầng. Gió quất vào mặt lão Thằn rát buốt. Gió u u thổi sượt qua mặt, gió làm tóc lão bết dính vào da đầu bạc phếch, nhăn nheo. Hơi gió mặn và nồng cho lão biết, năm lại sắp qua đi. Đã là ngày hai mươi hai tết rồi còn gì! Ngày này ở quê, nhà nhà đều rậm rịch. Ngày này ở quê, lão thường xuyên gom lá rụng, ngày gom đến mấy lần và châm lửa đốt khi chiều về. Lão ngồi nơi bậu cửa, nghe tiếng lửa reo tí tách. Trong làn khói mỏng loang tan, lão thấy bà Thằn đầu đội mủng có bánh đúc gạo đỏ, có thẻ hương trầm, có bơ cốm xanh nõn… Bà cười với cha con lão, bà ngồi nơi bậu cửa, giở từng thứ, từng thứ một.

Giây phút ấy, lão cho phép mình sống chậm, duy nhất khoảnh khắc ấy. Khoảnh khắc ngày sắp qua. Người lão đẫm hương khói, da thịt lão được ướp bởi cái vị nồng ấm thân thương ấy. Mọi muộn phiền, bươn chải của cuộc sống thường nhật bị cuốn theo làn khói ấm, nồng cay.

Lão nhớ! Nhớ phiên chợ với bánh đúc gạo đỏ nóng hổi ăn kèm viên đậu chao hành mỡ to bằng quả trứng. Lão nhớ, bà Thằn làm vỡ viên đậu trong bát nước mắm cay tạo thành một thứ nước sền sệt. Bánh đúc gạo đỏ chấm thứ nước sền sệt ấy thì ngon không tưởng nỗi. Lão nhớ! Nhưng, không bao giờ lão về được nơi đó, chẳng bao giờ lão về được nữa rồi!

Chỉ có khi lão chết đi.

Mà, khi lão chết, các con lão cũng không thể đưa lão về! Đưa lão về sao được khi mỗi tháng, dù chúng đã vắt kiệt sức mình, chi tiêu dè xẻn cũng chỉ dư được dăm trăm ngàn đồng! Về làm sao được khi hàng trăm thứ bà rằn cần đến tiền khi lão ngã sự. Mà, lão thì không thể tự mình vượt trăm núi nghìn sông để về Nơi ấy!

Về Nơi ấy! Nơi ấy bây giờ ở đâu trong khoảng không gian ngồn ngột, san sát nhà cửa? Nơi ấy bây giờ ở đâu khi vuông trời trên đầu lão là mảng màu xám tối của căn nhà ống dài hun hút ? Lão không xác định được phương hướng. Và mình lão, nếu chết đi rồi, lão sợ cũng khó tìm về được Nơi ấy.

Ông lão Thằn thò đầu qua ô cửa trên căn gác lửng. Gió lạnh hun hút giúp lão biết mình vẫn còn sống. Lão rên lên khe khẽ, mắt nhắm lại để cảm nhận mùi nắng, mùi gió, mùi ngai ngái như là mùi bùn đất mà đêm ngày lão nhung nhớ. Suốt ngày lão bị nhốt trong căn nhà ống đục lờ nhờ, ăn đúng món ăn ấy, ngồi đúng góc cửa ấy. […]

* * *

Ngôi nhà ống dài hun hút, không cửa sổ đóng kín cả ngày lẫn đêm. Nó được xây bằng tiền bán đất, bán nhà cộng với số tiền tiết kiệm của lão và vợ chồng thằng con trai. Ngôi nhà không có sân, chỉ chừa khoảng hai mét để làm nơi phơi quần áo. Ngày lão mới vào, cổng sắt còn có những ô nhỏ bằng hai bàn tay. Khi buồn quá, lão thường áp mặt vào song cửa, nhìn những tấm lưng đẫm mồ hôi, hối hả để kịp chuyến xe đò, hối hả về nhà sau một ngày mệt nhọc. Đôi mắt lão ghèn rỉ, vón cục, khô hoảnh nước mắt. Ước chi lão khóc được. Khóc một trận cho buồn tủi, muộn sầu chất chứa chảy hết ra ngoài.

Ông lão Thằn chậm chạp lần mò trong bóng tối. Có cảm giác, con người khổ đau ấy đang nếm thật chậm rãi nỗi cô đơn. Tự nhiên lão rùng mình. Một cơn lạnh chạy từ đỉnh đầu, chạy dọc xương sống tới gan bàn chân. Cơn lạnh làm mắt lão như díp lại, hai bàn tay không còn cảm giác. Trước mắt lão là những đốm lửa nhỏ li ti. Những đốm lửa nhảy múa, chờn vờn. Những đốm lửa đưa lão lên tít xa. Lão cố gắng mở to mắt, cố thu vào trong ấy những chấm xanh nhỏ phía xa tít kia! Đã hai hai tết rồi còn gì, đã là ngày người quê lão ngúm lửa từ chập chiều. Đã là ngày trẻ con, người già xúng xính áo quần xanh đỏ, đứng chật đường những phiên chợ!

Đã là ngày lối ngõ ấy mướt mát hai hàng cây mãn hảo, là ngày lão gom lá để đốt khi ngày sắp qua.

Đôi mắt choèn gỉ của lão chuồi ra hai giọt nước màu gio lạnh.

(Khói hoàng hôn, Tống Phú Sa, in trong Miền vô thực, tập truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 2015)

khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa
Khói hoàng hôn – Tống Phú Sa

Thực hiện các yêu cầu: khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa

Câu 1. Văn bản trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)

Câu 2. Văn bản trên chủ yếu được kể lại qua điểm nhìn của ai? (0,5 điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nhan đề “Khói hoàng hôn”? (1,0 điểm)

Câu 4. Phân tích ngắn gọn những đặc điểm nổi bật của nhân vật Lão Thằn? (1,0 điểm)

Câu 5. Qua văn bản trên, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì? Thông điệp đó có ý nghĩa như thế nào đối với anh/chị? (1,0 điểm)

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa

Câu 1. (2,0 điểm) khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích vẻ đẹp của những khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ sau:

Ngày còn bé ta mơ trăng tháng Tám

Giữa đêm Rằm, bày cỗ, vui chơi

Cùng bạn nhỏ rước đèn múa hát

Trống ếch lùng tùng náo nức trăng vui

 

Khi lớn khôn ước mơ càng cháy bỏng

Vai kề vai nghe rộn tiếng tim yêu

Trải tâm tư dưới trời trăng sáng

Cuộc đời ơi, đẹp biết bao nhiêu!

 

Chỉ thế thôi ư? Ta còn mơ ước

Thành nhà thơ ca ngợi cuộc đời

Những vần thơ cùng du hành vũ trụ

Sưởi ấm vừng trăng lạnh niềm vui

 

Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp

Theo những con tàu cập bến các vì sao

Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng

Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao.

(Khát vọng, Xuân Quỳnh, in trong Không bao giờ là cuối,  tuyển thơ Xuân Quỳnh, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2022)

Câu 2. (4,0 điểm) khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhận định: Khát vọng là điểm khởi đầu của mọi thành công (Zig Zilag).

khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa
Tác giả Tống Phú Sa

Gợi ý trả lời khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa 4,0
  1 Văn bản sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ ba. 0,5
2 Văn bản chủ yếu được kể lại qua điểm nhìn của nhân vật lão Thằn. 0,5
3 Nhan đề “Khói hoàng hôn”: muốn nói về nỗi nhớ quê hương của lão Thằn – một con người đã sống gần hết cuộc đời nhưng lại phải lìa bỏ quê hương xứ sở. 1,0
4 Phân tích ngắn gọn nhân vật lão Thằn:

– Một người nông dân có cuộc sống nhiều đau khổ: vợ mất sớm, ở vậy tần tảo nuôi con; khi về già lại phải lìa bỏ quê hương, sống những năm cuối đời trong nỗi nhớ quê hương da diết. 

– Khi đã già vẫn phải lo lắng, hy sinh cho con cháu.

– Giàu tình yêu thương con cháu: vì con cháu mà sẵn sàng bán đi mảnh đất hương hỏa để vào nam cùng gia đình đứa con trai.

– Có một tình yêu tha thiết, sâu đậm đối với quê hương xứ sở.

1,0
5 – Thông điệp: quê hương có vai trò vô cùng quan trọng, có sự gắn bó máu thịt đối với mỗi con người, và bi kịch lớn nhất của con người là phải lìa bỏ quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

– Ý nghĩa đối với bản thân: hãy biết trân trọng, yêu thương quê hương xứ sở của mình.

1,0
II   VIẾT khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích vẻ đẹp của những khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ “Khát vọng”. 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích vẻ đẹp của những khát vọng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ “Khát vọng”. 0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.

Sau đây là một số gợi ý:

– Đó là những khát vọng bình dị, trong trẻo, hồn nhiên của tuổi nhỏ.

– Đó là những khát vọng tươi đẹp với tình yêu đôi lứa.

– Đó là những khát vọng cao cả, muốn làm nhà thơ để ca ngợi cuộc đời, để làm cho cuộc đời trở nên tươi đẹp và ấm áp hơn.

– Và cả cuộc đời, đó là khát vọng không ngừng được vươn lên, bay cao hơn nữa, để sống cuộc đời đẹp hơn, ý nghĩa hơn.

=> Những khát vọng có thay đổi theo năm tháng, nhưng đó đều là những khát vọng cao đẹp, nhân văn, với mong mỏi bản thân trở nên tốt đẹp hơn, và làm cho cuộc đời cũng trở nên tốt đẹp hơn. 

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt: khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo:  khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhận định: Khát vọng là điểm khởi đầu của mọi thành công (Zig Zilag). 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Nghị luận xã hội.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ của anh/chị về nhận định: Khát vọng là điểm khởi đầu của mọi thành công (Zig Zilag). 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:

Tham khảo:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề:

– Cuộc sống sẽ không thể tiến lên nếu con người ngừng khát vọng, đúng như Zig Zilag đã nói: Khát vọng là điểm khởi đầu của mọi thành công.

– Đây là một nhận định đúng đắn, có nhiều ý nghĩa.

2. Triển khai vấn đề nghị luận:

2.1. Giải thích: Tác giả nhấn mạnh khát vọng chính là nền tảng, là cơ sở, là điểm xuất phát để con người có thể đạt được thành công trong cuộc sống, tức là không có khát vọng sẽ không thể có thành công.

2.2. Bàn luận về tính đúng đắn của nhận định:

Nhận định trên của Zig Zilag là đúng đắn, bởi:

– Chỉ khi có khát vọng, con người mới có động lực để nỗ lực, cố gắng hoàn thành công việc, đạt được mục tiêu đề ra.

– Khi có khát vọng, con người sẽ có đủ dũng cảm để đối đầu và vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc đời.

– Khi có khát vọng, con người mới có được sự say mê, nhiệt huyết đối với những việc mình làm, từ đó mà hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

– Một người sống có khát vọng cũng sẽ nhận được nhiều sự yêu mến, tin tưởng, giúp đỡ từ người khác, do vậy mà sẽ dễ đạt được thành công hơn.

2.3. Phê phán những biểu hiện sai lệch:

– Phê phán những người sống thiếu khát vọng.

– Phê phán những người có khát vọng nhưng lại không chịu nỗ lực để hiện thực hóa khát vọng của mình.

3. Bài học:

– Nhận thức được vai trò tối quan trọng của khát vọng.

– Hãy luôn biết khát vọng những điều cao đẹp để bản thân và cuộc đời ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

1,5
đ. Diễn đạt  khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo: khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

khói hoàng hôn tống phú sa ; đọc hiểu khói hoàng hôn ; đọc hiểu khói hoàng hôn tống phú sa

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *