Đề: mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

Đọc văn bản sau: mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

Lược dẫn: Sau khi gặp Thúy Kiều ở hội chơi xuân, Kim Trọng mang mối tương tư Kiều. Chàng bèn dọn nhà đến ở gần nhà của Thúy Kiều để tìm cơ hội gặp gỡ. Rồi hai người gặp nhau, hiểu tấm lòng nhau và cùng nhau đính ước trăm năm. Nhưng ngay lúc đó, Kim Trọng nhận được tin chú mất, đành phải từ biệt Thúy Kiều để kịp về Liêu Dương chịu tang chú trong ba năm.

Mảng tin xiết nỗi kinh hoàng,

Băng mình lẻn trước đài trang tự tình.

Gót đầu mọi nỗi đinh ninh[1],

Nỗi nhà tang tóc nỗi mình xa xôi:

“Sự đâu chưa kịp đôi hồi,

Duyên đâu chưa kịp một lời trao tơ,

Trăng thề còn đó trơ trơ,

Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng.

Ngoài nghìn dặm chốc ba đông,

Mối sầu khi gỡ cho xong còn chầy[2]!

Gìn vàng giữ ngọc cho hay,

Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời”.

Tai nghe ruột rối bời bời,

Ngập ngừng nàng mới giãi lời trước sau:

“Ông tơ ghét bỏ chi nhau,

Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi!

Cùng nhau trót đã nặng lời,

Dẫu thay mái tóc dám dời lòng tơ!

Quản bao tháng đợi năm chờ,

Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm.

Đã nguyền hai chữ đồng tâm,

Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai .

Còn non còn nước còn dài,

Còn về còn nhớ đến người hôm nay!”.

(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2021)

Chú thích: mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

[1] Ý của cả câu: Kim Trọng kể hết mọi chuyện cho Thúy Kiều nghe. 

[2] Chầy: lâu.

mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

Thực hiện các yêu cầu: mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Văn bản trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)

Câu 3. Hai câu thơ sau đây là lời của ai? Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ đó: (1,0 điểm)

Gìn vàng giữ ngọc cho hay,

Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.

Câu 4. Nhận xét ngắn gọn về tâm trạng của Kim Trọng và Thúy Kiều được miêu tả ở văn bản trên? (1,0 điểm)

Câu 5. Từ văn bản trên, anh/chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa của lòng chung thủy trong tình yêu đôi lứa? (1,0 điểm)

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

Câu 1. (2,0 điểm) mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nhận xét ngắn gọn về cái tôi trữ tình của tác giả được thể hiện ở văn bản sau:

[…]

Sông Hương rất nhạy cảm với ánh nắng, nó thay màu nhiều lần trong một ngày như hoa phù dung và nhiều khi màu nước không biết từ đâu mà có, không giống với màu trời. Đó là một nét động trong cái tĩnh của thành phố, khiến cho dòng sông gây ấn tượng mạnh với ai từng đánh bạn với nó; người ta giữ những kỷ niệm màu sắc khác nhau về nó, giống như về màu áo của người bạn gái yêu mến của mình. Sông vẫn thường xanh, nhưng chính màu xanh trở mình sau cơn lũ mới lạ lùng: nắng vàng lạnh, và dòng sông vừa xanh trở lại hôm qua, màu lục non trẻ trung đến chạnh lòng, như một tình cảm nào thiết tha khôn nguôi trong đời. Cuối hè, Huế thường có những buổi chiều tím, tím cầu, tím áo, cả ly rượu đang uống trên môi cũng chuyển thành mầu tím; và sông Hương trở thành dòng sông tím sẫm hoang đường như trong tranh siêu thực. Trần Dần từ Hà Nội về chơi Huế, ngày nào cũng ra bờ sông ngồi nhìn chiều tím; lần ấy không nén được lòng, nhà thơ đứng dậy một mình vỗ tay hoan hô dòng sông. Từ đó trong ngôn ngữ của… Trần Dần mọc thêm một từ mới, gọi Huế là “nhân loại tím”. Trong ngôn ngữ thường ngày, ý niệm “màu tím Huế” có nguồn gốc thiên nhiên rất rõ: đủ độ nồng nhưng màu vẫn ửng sáng, nó không gợi nỗi buồn theo kiểu hoa păng-xê mà là niềm vui nhẹ của những bông cỏ mùa xuân. Nó mang dấu hiệu của một nội tâm trong sáng, giàu có nhưng gìn giữ để không bộc lộ nhiều ra bên ngoài; vì thế với người phụ nữ Huế, mầu tím ấy vừa là mầu áo, vừa là đức hạnh.

[…]

Sương mù là một nét phong vận riêng của sông Hương, xuất hiện khoảng cuối năm đến đầu hạ, vào tinh mơ, cuối chiều và những đêm trăng lạnh; cũng nhiều khi ghé lại bất ngờ như một gã lãng du. Nhiều tháng dài thành phố xưa hư ảo trong sương; dòng sông mịt mùng trôi trong cơn mê dài, chỉ còn những ánh lửa thuyền chài lay động ý thức giữa cõi thực và cõi mộng. Người ta ngồi nói chuyện với nhau trong khoang thuyền chỉ lờ mờ nhìn thấy mặt nhau qua màn sương, trong khi bên ngoài những nét cong mềm của cầu Trường Tiền, những mái lầu đội nón của hoàng thành và những cây bàng, cây bồ đề trụi hết lá hai bên sông đều nhạt nhòa đi thành những nét xuất thần trên một bức tranh lụa cổ. Mùa này, những thiếu nữ Huế thường đi ra ngoài với áo trắng dài, nhìn cứ như những dáng người từ sương mù sinh ra. Dù đi xa hoặc phải thay đổi lối sống, họ vẫn giữ mãi mầu áo ấy như kỷ niệm của tình yêu trinh bạch, và những tháng năm âm ỷ mộng đầy trời. Những tháng sương mù đã đưa Huế quay lại với linh hồn một cố đô sâu thẳm trong thời gian; và dù qua bao nhiêu thành phố trên thế giới, người ta vẫn giữ về Huế một ấn tượng riêng của tâm hồn mình, như trong một câu phương ngôn Nhật Bản: “đừng quấy động những gì đã yên tĩnh”.

(Trích Sử thi buồn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, in trong Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển tập, Nxb Trẻ, Tp.HCM, 2022)

Câu 2. (4,0 điểm) mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự nhạy cảm trong cuộc sống.

mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

Gợi ý trả lời mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng 4,0
  1 Văn bản thuộc thể loại truyện thơ Nôm bác học. 0,5
2 Văn bản sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ ba (người kể chuyện ẩn danh). 0,5
3 Hai câu thơ: Gìn vàng giữ ngọc cho hay / Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời là lời của Kim Trọng, Gìn vàng giữ ngọc là cách nói ẩn dụ, chỉ việc giữ gìn phẩm tiết của người phụ nữ. Ở đây, Kim Trọng mong rằng khi xa nhau, Thúy Kiều vẫn luôn giữ được tấm lòng sắt son chung thủy đối với mình. 1,0
4 Tâm trạng của Thúy Kiều và Kim Trọng:

– Kim Trọng: đau đớn trước cái chết của người chú; buồn bã khi phải xa người mình yêu.

– Thúy Kiều: đồng cảm với nỗi đau mất mát của Kim Trọng, thương cho Kim Trọng mai này phải phiêu bạt gió sương, buồn vì phải xa cách Kim Trọng.

1,0
5 Suy nghĩ về ý nghĩa của lòng chung thủy trong tình yêu:

– Lòng chung thủy là phẩm chất quan trọng nhất của tình yêu, không có nó thì tình yêu không còn tồn tại.

– Lòng chung thủy tạo nên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau, từ đó làm cho tình yêu được lâu bền.

1,0
II   VIẾT mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng 6,0
  1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nhận xét ngắn gọn về cái tôi trữ tình của tác giả được thể hiện ở văn bản “Sử thi buồn”. 2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nhận xét ngắn gọn về cái tôi trữ tình của tác giả được thể hiện ở văn bản “Sử thi buồn”. 0,25
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.

Sau đây là một số gợi ý:

– Đó là một cái tôi tinh tế, tài hoa: tác giả đã quan sát, cảm nhận sông Hương bằng một con mắt tinh tưởng, thấu suốt, và miêu tả những cảm nhận cảu mình bằng những ngôn từ chính xác, đẹp đẽ, giàu sức gợi.

– Đó là một cái tôi uyên bác: có kiến thức rộng, có sự am hiểu sâu sắc về sông Hương nói riêng và thiên nhiên, con người xứ Huế nói chung.

– Đó là cái tôi giàu tình cảm: qua bài tùy bút, ta thấy được tình yêu sâu nặng, thiết tha mà tác giả dành cho sông Hương, dành cho xứ Huế.

0,5
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

0,5
đ. Diễn đạt: mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25
e. Sáng tạo: mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25
2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự nhạy cảm trong cuộc sống. 4,0
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài:

Nghị luận xã hội.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự nhạy cảm trong cuộc sống. 0,5
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết:

Tham khảo: mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề:

– Mỗi người sinh ra trên đời có thể mang một tính cách khác nhau, trong đó không ít người được trời ban cho một tâm hồn nhạy cảm hơn những người khác.

– Nhạy cảm đem lại nhiều lợi ích, tuy nhiên cũng có lúc nó khiến ta tổn hại không nhỏ về mặt tinh thần.

2. Triển khai vấn đề nghị luận:

2.1. Giải thích:

Nhạy cảm là một kiểu tâm lí, chỉ những người có phản ứng tâm lí quá nhạy, dễ bị thay đổi cảm xúc bởi những tác động từ bên ngoài.

2.2. Lợi ích của sự nhạy cảm:

– Người nhạy cảm thường dễ đồng cảm với những đau khổ cũng như niềm hạnh phúc của người khác, do vậy, họ thường được mọi người yêu quý.

– Người nhạy cảm thường dễ rung động trước cái đẹp của thiên nhiên và cuộc đời, do vậy, họ có đời sống tâm hồn phong phú và sâu sắc hơn những người thiều nhạy cảm.

– Người nhạy cảm thường có trực giác tốt, nên họ là những người nắm bắt rất nhanh tâm lí của người khác, từ đó mà có ứng xử với người khác một cách tế nhị.

2.3. Tác hại của sự nhạy cảm:

Nhạy cảm tự nó không xấu, nhưng nếu một người nhạy cảm quá, có thể họ sẽ phải gánh chịu nhiều thiệt thòi:

– Dễ bị tổn thương bởi lời nói hoặc hành động của người khác.

– Dễ lụy, phụ thuộc, trở nên yếu đuối trong tình cảm.

– Dễ để cho tình cảm lấn át lí trí, dẫn đến nhiều khi thiếu tỉnh táo trong cuộc sống.

3. Rút ra bài học cho bản thân:

– Nhận thức được những lợi ích của lối sống nhạy cảm cũng như những tác hại của việc quá nhạy cảm.

– Hình thành một lối sống có sự cân bằng, hợp lí giữa tình cảm và lí trí.

1,0
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

1,5
đ. Diễn đạt  mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25
e. Sáng tạo: mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

mảng tin xiết nỗi kinh hoàng ; đọc hiểu mảng tin xiết nỗi kinh hoàng

 

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 10

ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 11

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *